Uống nước mía nhiều có tốt không?

Nước mía không chỉ là thức uống giải khát lý tưởng trong mùa hè mà còn cung cấp năng lượng cho cơ thể và hỗ trợ phòng ngừa nhiều bệnh tật. Hầu hết chúng ta đều đã từng uống nước mía ít nhất một lần, nhưng lợi ích của nó đối với sức khỏe lại thường bị bỏ qua. Vậy nên hôm nay chúng ta sẽ cùng bàn bạc về một chủ đề bên lề: Uống nước mía nhiều có tốt không?

I. Đặc điểm của nước mía

Tại Việt Nam, nước mía được chế biến để làm đường trắng, đường nâu, mật mía hoặc đường thốt nốt. Tuy nhiên ở Brazil, nước mía được lên men và chưng cất để tạo ra một loại rượu được sản xuất độc quyền có tên là Cachaça.

Cachaça

Trên thực tế, mía là thực vật nguồn để tạo ra phần lớn các loại đường ăn trên thế giới, nhưng nước mía không phải chỉ có mỗi đường. Trong thành phần dinh dưỡng của nó có chứa khoảng 70 - 75% nước, chiếm 10-15% chất xơ, và từ 13 - 15% đường ở dạng sucrose. Nước mía cũng có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng, bao gồm: kali, canxi, magie, sắt, magie, kẽm, thiamin, riboflavin và một số axit amin.

II. Lợi ích của nước mía đối với sức khỏe

Ngoài tác dụng giải nhiệt rất tốt, nước mía còn được xem như một vị thuốc dân gian có lợi cho sức khỏe. Nhận định nước mía có lợi cho sức khỏe là không sai bởi nó vừa ưa miệng vì có vị ngọt, tính mát và còn chứa những nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người. Theo chuyên gia dinh dưỡng ước tính, trong 1 ly nước mía 100ml có khoảng 269 calo và cung cấp đủ lượng nhu cầu chất xơ mà cơ thể cần mỗi ngày.

loi ich cua nuoc mia

Nước mía còn có công dụng khá đa dạng như thúc đẩy quá trình thải độc gan, lợi tiểu, chống lão hóa và cải thiện các vấn đề răng miệng. Loại nước này có giá thành hợp túi tiền với tất cả mọi người, lại rất dễ tìm mua. Vậy nên bạn hãy tận dụng nước mía đúng cách cho sức khỏe của mình nhé.

III. Uống nước mía mỗi ngày tốt không?

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên cho mọi người rằng chỉ nên uống nước mía ở mức độ, số lượng vừa phải, không nên uống quá 1 ly (200ml) mỗi ngày và không dùng trong thời gian kéo dài. 

nuoc mia

Chỉ riêng với người có thể trạng bình thường nhưng nếu xem nhẹ sức khỏe và uống nước mía triền miên sẽ rất dễ tăng cân mất kiểm soát và gây ra một số loại bệnh. Vậy nên có thể kết luận rằng uống nước mía tốt nhưng uống nước mía nhiều sẽ phản tác dụng, thậm chí gây hại. 

uong nuoc mia

Các lưu ý khi sử dụng nước mía

  • Là thức uống có độ ngọt tự nhiên nhưng nước mía vẫn không tốt cho sức khỏe của những nhóm đối tượng như: người cao tuổi, trẻ em dưới 4 tuổi, người mắc bệnh béo phì, đặc biệt là người bị bệnh tiểu đường. 
  • Nếu bạn nằm trong trường hợp là bệnh nhân đang phải sử dụng các loại thuốc như chống đông máu, thuốc bổ sung,.. thì việc cung cấp lượng nước mía vào cơ thể không những không có lợi, mà còn gây cản trở policosanol - một chất có trong nước mía giúp làm giảm cholesterol xấu của cơ thể, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch.
  • Những người bị rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém hoặc thường xuyên bị đầy bụng nên hạn chế uống nước mía vì loại nước uống này có tính hàn.
  • Đường tự nhiên cũng chiếm một phần tương đối trong lượng dinh dưỡng của nước mía tươi nên rất dễ gây ra tình trạng thừa năng lượng dẫn đến béo phì. Vậy nên khi bạn muốn giảm cân, hãy cân nhắc việc sử dụng nước mía.
  • Nghén là một tình trạng mà đa phần các bà bầu gặp phải. Họ có thể nghén đủ thứ trên đời và tất nhiên không loại trừ được nước mía. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng trong nước mía, thành phần cơ bản là đường, nếu lạm dụng nó để thỏa mãn sự nghén của các mẹ bầu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé. Vậy nên, phụ nữ mang thai cần nạp vào cơ thể nguồn dinh dưỡng đa dạng nhưng vừa đủ từ các loại thực phẩm khác nhau.
  • Bạn có từng thắc mắc uống nước mía gây tăng hay giảm cân? Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào lượng nước mía bạn nạp vào cơ thể hàng ngày. Nếu bổ sung phù hợp, nước mía đích thực là loại đồ uống giảm cân tốt. Ngược lại, nếu uống nước mía theo cách không định mức, đồng thời dung nạp quá nhiều thực phẩm có thể gây béo nhanh chóng.
  • Một lưu ý nữa là không nên để nước mía qua đêm mà nên uống ngay sau khi ép để tránh tình trạng một số chất dinh dưỡng bị biến chất.

Không ai có thể phủ nhận lợi ích của nước mía, đặc biệt là trong những tháng ngày hè nóng nực. Nhưng trong quá trình sử dụng, bạn cũng nên suy tính một chút để đảm bảo lượng nước mía nạp vào cơ thể chỉ dừng lại ở mức tiêu chí vừa và đủ. Nếu không, lợi chưa thấy nhưng hại có thể sẽ kéo đến trước. Chúc bạn đọc có sức khỏe thật tốt và tiếp thu được thêm nhiều kiến thức mới nha! 

Bài viết nên đọc