Cách vẽ sơ đồ tư duy trên giấy A4 đơn giản nhất

Con người chúng ta không có trí nhớ, thì không có kinh nghiệm, không có kinh nghiệm thì không thể thích nghi với môi trường xung quanh. Để sở hữu một trí nhớ tốt, ta bắt buộc phải rèn luyện. Một trong những phương pháp mà nhiều vĩ nhân trên thế giới thực hiện để cải thiện trí nhớ là xây dựng và sử dụng triệt để sơ đồ tư duy.

Thiết lập kiến thức bằng sơ đồ tư duy giúp ta mở ra sức mạnh vạn năng của bộ não. Cách thức này đã được hơn 250 triệu người trên thế giới sử dụng. Nhưng không phải ai cũng biết cách tạo nên một sơ đồ tuy duy chuẩn khoa học, đạt hiệu quả cao nhất? Nếu chưa biết, đừng rời mắt khỏi bài viết này nhé!

I. Tổng quan về sơ đồ tư duy

1. Định nghĩa của sơ đồ tư duy

Khái niệm sở đồ tư duy được tạo ra bởi Nhà tâm lý học thế kỉ 20 Tony Buzan dựa trên nền tảng tâm lý học hiện đại. Ông nghiên cứu chi tiết về bộ não, trí nhớ và tìm được quy luật nhờ vào việc xây dựng bản đồ gồm nhiều nhánh. Ông nhận ra rằng với cách thức này, bổ não có thể ghi chép các sự kiện dễ dàng và hệ thống hơn.

vẽ sơ đồ tư duy

“Bộ não sinh ra có thể ghi nhớ. Do đó, ta cần tập luyện nó, giống như tay chân nếu không thường xuyên vận động, lâu ngày sẽ bị teo lại” - Buzan đánh giá.

Sơ đồ tư duy là phương pháp kết nối có tính đồ họa. Nó giúp lưu trữ, sắp xếp, xác lập ưu tiên đối với mỗi loại thông tin qua việc sử dụng từ hoặc hình ảnh then chốt, gợi nhớ. Từ đó, sơ đồ làm bật lên được những ký ức cụ thể hay giúp tạo ra các ý tưởng mới. Mỗi yếu tố trong bảng sơ đồ là chìa khóa để mở ra các sự kiện, ý tưởng, thông tin, đồng thời khơi nguồn khả năng kỳ diệu của bộ não.

2. Mô tả sơ đồ tư duy

Trên thực tế, sơ đồ, bảng sơ đồ hệ thống tư duy được vẽ trên mặt phẳng. Nó biểu thị được thời gian, không gian, màu sắc. Thay vì sử dụng quá nhiều chữ viết để miêu tả cấu trúc chi tiết của một đối tượng, nó diễn tả dạng thức của đối tượng, mối quan hệ tương hỗ giữa các khái niệm có liên quan và mối liên hệ giữa chúng với nhau trong một vấn đề.

sơ đồ tư duy đẹp

Đây được xem là một kỹ thuật nâng cao cách ghi chép. Ta sử dụng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được diễn giải dưới dạng hình vẽ, các yếu tố được liên kết với nhau bằng đường nối. Nhờ đó, ta cái nhìn trực quan hơn về các thông tin, nhìn nhận dễ dàng, nhanh chóng.

3. Đặc điểm của sơ đồ hệ thống tư duy

Một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh bao gồm 4 đặc điểm quan trọng sau:

  • Đặc điểm 1: Đối tượng được chú ý, xác định rõ ràng, nằm ở trung tâm.
  • Đặc điểm 2: Từ vị trí trung tâm, những chủ đề chính của đối tượng được tỏa ra thành nhiều nhánh ra các phía. Quan hệ tương hỗ giữa mỗi chủ đề được diễn tả chi tiết. Thông tin nào càng quan trọng càng nằm gần ý chính.
  • Đặc điểm 3: Cách nhánh đều bắt đầu từ một hình ảnh chủ đạo hay từ khóa trên một dòng liên kết. Các vấn đề phụ cũng được diễn tả bằng các nhánh gắn kết với những nhánh có thứ bậc cao hơn.
  • Đặc điểm 4: Các nhánh tập trung tạo thành một cấu trúc có liên kết với nhau.

Để làm nổi bật sơ đồ thêm hấp dẫn, người ta có thể sử dụng màu sắc, hình ảnh, kích thước, mã số.

4. Lưu ý khi thiết lập sơ đồ

Trong quá trình xây dựng sơ đồ hệ thống theo mục tiêu, bạn cần phải tuân thủ các quy tắc để làm nó tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng giúp bạn tăng hiệu quả làm việc:

  • Sử dụng chữ in hoa: Nó sẽ giúp các từ khóa được rõ ràng, dễ đọc hơn.
  • Sử dụng ký hiệu và hình ảnh: Thay vì dùng nhiều từ ngữ nhàm chán, hãy cố gắng sử dụng các ký hiệu hoặc hình ảnh để tăng khả năng ghi nhớ.
  • Sử dụng từ khóa đơn giản: Hãy thay các câu dài bằng các từ khóa quan trọng, rõ ràng, tóm tắt ý chính của câu.
  • Sử dụng tư duy hiệu quả: Khi bạn nắm rõ được những ghi chú trong sơ đồ tư duy. Do đó, bạn hoàn toàn có thể vẽ đường thẳng để thể hiện mối liên quan giữa các yếu tố.
  • Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý: Màu sắc phân tích các ý ra, giúp bạn có góc nhìn trực quan hơn.

sơ đồ tư duy dễ thương

II. Hướng dẫn xây dựng và ứng dụng sơ đồ tư duy hiệu quả và sáng tạo nhất

1. Các bước xây dựng sơ đồ tư duy

Một sơ đồ nên được vẽ trên một tờ giấy với các loại bút màu khác nhau. Nguyên tắc hoạt động của nó được xây dựng trên việc “ý này gợi ý kia” của bộ não.

Ngoài ra, chúng ta có thể vẽ sơ đồ ở dạng tối giản theo phương pháp phát triển ý như sau: “Từ một chủ đề chia ra nhiều nhánh lớn, từ mỗi nhánh lớn lại chia ra nhiều nhánh nhỏ và nhỏ hơn”.

Để thiết lập một sơ đồ tư duy chuẩn, ta cần tuân thủ các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu

Sơ đồ thể hiện hành trình suy nghĩ của cá nhân trên trang giấy. Do đó, nó cần được lên kế hoạch để thành công. Bước quan trọng trước khi thiết lập sơ đồ hệ thống là xem xét mục tiêu của bạn là gì. 

Hãy đặt ra các câu hỏi như:

  • Mục tiêu hay tầm nhìn của bạn là gì?
  • Các mục tiêu phụ để góp phần thực hiện được mục tiêu là gì?
  • Đây có phải là sơ đồ lập kế hoạch cho dự án hay không? 

Bước 2: Sơ đồ hóa mục tiêu bằng các yếu tố

Đây là bước để bạn bắt đầu sơ đồ hóa các thông tin. Hãy đặt tờ giấy nằm ngang trước mặt để bắt đầu vẽ các yếu tố. Hình vẽ trung tâm sẽ biểu thị mục tiêu của bạn. Sau đó, hãy vẽ các liên kết đậm tỏa ra từ tâm của hình ảnh.

Cuối cùng, hãy điền các từ khóa vào hình ảnh trung tâm và các nhánh chính. Nên nhớ rằng, các từ khóa phải ngắn gọn, xúc tích, quan trọng. Bạn cũng có thể trang trí chúng bằng màu vẽ hoặc hình dán tùy ý.

2. Ứng dụng của sơ đồ tư duy trong đời sống

Bằng các phương pháp nghiên cứu, Tony Buzan đã chỉ ra việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp luyện tập rất tốt 2 bán cầu não.

Não phải thiên về tư duy trừu tượng, cảm nhận hình ảnh và màu sắc. Trong khi đó, não trái lại thiên về tư duy logic, ghi nhớ các con số, phân tích… 

cách vẽ sơ đồ tư duy

Sơ đồ hệ thống kiến thức giúp chúng ta áp dụng cả 2 bán cầu não để làm việc. Nhờ đó, bạn ghi nhớ lâu hơn, nắm bắt vấn đề nhanh hơn, sáng kiến bật lên tốt hơn.

Sơ đồ có thể được áp dụng trong bất cứ mục đích nào trong cuộc sống như: 

  • Trường học: Đọc sách, ôn tập, ghi chú, quản lý các dự án giảng dạy, thuyết trình, làm việc nhóm.
  • Công việc: Quản lý thời gian, phát triển dự án, lập nhóm, thuyết trình, đàm phán, lên kế hoạch, mục tiêu.
  • Lĩnh vực chuyên môn: Quản lý đội ngũ bán hàng, xây dựng kế hoạch marketing, nghiên cứu thị trường, phát triển sản phẩm, điều hành công ty, xây dựng kế hoạch sự kiện.
  • Xã hội: Thiết lập mối quan hệ, thời khóa biểu, ghi nhớ tên và địa điểm, lên kế hoạch kỳ nghỉ và các sự kiện khác.

Tiềm năng của sơ đồ tư duy vẫn còn được khai phá theo thời gian. Nắm vững được cách thiết lập sơ đồ tư duy hiệu quả là bạn đã bước được một chân vào cánh cửa thành công. 

Bài viết nên đọc