Sự vật là gì? Từ ngữ chỉ sự vật lớp 3

Tiếng Việt vẫn luôn nổi tiếng với sự đặc sắc về cả nghệ thuật và ngữ pháp. Chúng ta phải hiểu được nghĩa của những khái niệm đơn giản. Trong bài viết sau, bạn sẽ được tìm hiểu về khái niệm sự vật là gì và những từ ngữ chỉ sự vật lớp 3 gồm những gì.

I. Khái niệm sự vật là gì?

Khi học tiếng Việt, nhiều người thường bỏ qua định nghĩa của một từ loại mà chỉ học hình thức của nó. Tuy nhiên, như vậy sẽ bị coi là “học vẹt” và không hiểu được những gì sâu xa của những trường hợp được áp dụng. Từ những khái niệm đơn giản như: Sự vật là gì? bạn cũng cần phải tìm hiểu ý nghĩa của nó. 

Theo những định nghĩa được đưa ra trong sách và các văn bản tiếng Việt khác, sự vật thuộc từ loại danh từ. Nó có khái niệm bao quát chung, có thể chỉ người, có thể chỉ vật, có thể chỉ đơn vị, hiện tượng,... Nhờ đó, chúng ta phản ánh được những tính cách, hình ảnh trực quan nhất. 

sự vật là gì

Sự vật cũng giúp mô phỏng lại chính xác những hình ảnh hoặc chủ thể chúng ta đã từng nhìn thấy, từng được nghe kể. Chúng được hiện lên rõ nét và được sử dụng vào trong ngôn từ, áp dụng trong những tác phẩm, thơ ca,... và cả những câu chuyện hàng ngày. Sự vật cũng là những thứ được coi là đang tồn tại, con người phải nhận biết và phân biệt được chúng. 

sự vật

Ví dụ như xe đạp là một sự vật. Đầu tiên, nó được nhận biết là một vật dùng để di chuyển, đi lại. Xe đạp khác với các loại xe như xe máy, xe ô tô. Chúng cũng có nhiều mẫu mã và màu sắc khác nhau, vậy nên chúng cũng được phân biệt với nhau. Người dùng chủ yếu sử dụng chức năng đi lại của nó, một số ít khác sử dụng xe đạp để trang trí, mua bán,...

II. Từ chỉ sự vật là gì? Đặc điểm của từ chỉ sự vật

Từ chỉ sự vật là từ chỉ những tên gọi riêng của con người, con vật, đồ vật, hiện tượng,... Một sự vật ta có thể sử dụng nhiều từ chỉ sự vật khác nhau để diễn đạt. Ví dụ như xe đạp, ta có thể gọi nó là cái xe đạp, chiếc xe đạp,...

Những từ chỉ sự vật thường biểu đạt một cách rất thực tế qua những hình ảnh hiện thực. Chúng phản ánh những tính chất của bản thể sự vật để cho người nghe, người đọc thấy được ý của người nói muốn truyền tải. Có rất nhiều loại từ chỉ sự vật khác nhau, mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung bên dưới. 

Từ chỉ sự vật

III. Các loại danh từ chỉ sự vật

1. Danh từ chỉ người

Đây là những danh từ dùng để chỉ con người, thường là tên riêng, nghề nghiệp hoặc danh xưng của một người nhất định. 

Ví dụ:

  • Danh từ chỉ tên riêng: Hoa, Hà, Nam, Linh, Quân,...
  • Danh từ chỉ nghề nghiệp: bác sĩ, cảnh sát, công an, y tá, giáo viên,...
  • Danh xưng: anh, chị, bố, mẹ,...

2. Danh từ chỉ con vật

Đây là những danh từ để chỉ các loài động vật tồn tại trên trái đất. Chúng có thể là những loài sống cùng con người, có thể là những loài ở nơi hoang dã. 

  • Ví dụ: con trâu, chim, ngựa, chuột, chuồn chuồn,...

danh tu chi con vat

3. Danh từ chỉ đồ vật

Đây là loại danh từ chỉ những đồ vật có thật, con người có thể chạm và cầm được. Chúng có tác dụng nhất định của mình phục vụ cho cuộc sống của con người. 

  • Ví dụ: xe đạp, thước kẻ, cái ghế, cặp sách,...

4. Danh từ chỉ hiện tượng

Đây là những danh từ chỉ những thứ chúng ta có thể nhìn thấy và cảm nhận được. Tuy nhiên, chúng chỉ xảy ra trong một đoạn thời gian nhất định trong ngày. 

  • Ví dụ: mưa, bão, sấm chớp, lũ lụt, giông tố,...

danh tu chi su vat

5. Danh từ chỉ khái niệm

Đây là những danh từ dùng để chỉ những sự vật mà ta không thể nhìn thấy, không thể cảm nhận được nhưng con người lại có thể nhận thức được. Chúng là những khái niệm để giải thích cho những từ ngữ tối nghĩa mà con người không thể hiểu.

  • Ví dụ: văn bằng, chính sách, thương mại, nội địa,...

6. Một số loại danh từ chỉ sự vật khác

Ngoài ra, chúng ta còn có rất nhiều loại từ khác thường được gặp, ví dụ như:

  • Chỉ đơn vị: lít, cân, yến, mét,...
  • Chỉ số lượng: cái, chiếc, tá, miếng,...
  • Chỉ thời gian: giây, phút, giờ, thập kỷ, thế kỷ, thiên niên kỷ,...
  • Chỉ đơn vị ước lượng: dãy, hàng, nhóm, đàn,...

Ví dụ về từ chỉ sự vật qua các bài thơ:

Ông mặt trời óng ánh
Tỏa nắng hai mẹ con
Bóng mẹ và bóng con
Dắt nhau đi trên đường
Ông nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông

Ông ở trên trời nhé!
Cháu ở dưới này thôi
Hai ông cháu cùng cười
Mẹ cười đi bên cạnh
Ông mặt trời óng ánh

(Bài thơ Ông mặt trời, tác giả Ngô Thị Bích Hiền)

Như trong bài thơ trên, những từ chỉ sự vật là:

  • Danh từ chỉ người: Mẹ, con, cháu, ông.
  • Danh từ chỉ hiện tượng: tỏa nắng
  • Các danh từ khác: hai, đường.

Vậy là trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về khái niệm sự vật là gì và những đặc điểm của nó. Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về sự vật và có thể phân biệt và sử dụng nó một cách thuần thục.

Bài viết nên đọc