Các trò chơi dân gian trong trường học tại Việt Nam

Thế hệ xưa, thời chưa có Internet thì trò chơi dân gian được lưu truyền và phát triển mạnh mẽ. Trò chơi ấy gắn kết mọi người với nhau và mang đậm nét đẹp văn hoá. Cứ rảnh rỗi là lũ trẻ tụm năm, tụm bảy để bày ra nhiều trò chơi cùng nhau.

Điểm xem những trò chơi dân gian vui nhộn, đầy thú vị, gợi nhớ tuổi thơ bao thế hệ.

I. Ý nghĩa trò chơi dân gian

Trò chơi dân gian không chỉ là trò chơi mà nó còn chứa đựng nét đẹp văn hoá dân tộc. Những trò chơi ấy được phát triển qua bao thế hệ và trở thành phương pháp giáo dục thông minh.

tro choi dan gian

Trò chơi dân gian chắp cánh cho trẻ khả năng tư duy, sáng tạo, rèn luyện sự khéo léo. Thông qua những trò chơi đơn giản với giai điệu vui tươi, trẻ được học thêm nhiều bài học quý giá. Tình bạn, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương cũng được hình thành và phát triển thông qua những trò chơi này.

Trò chơi ấy thổi hồn vào sự phát triển toàn diện cho trẻ em. “Đạo đức - Trí tuệ - Nghị lực” được hình thành và phát triển tốt thông qua mỗi trò chơi. Đời sống tinh thần của trẻ trở nên phong phú hơn, giúp trẻ giao tiếp tốt với mọi người.

II. Các trò chơi dân gian trong trường học gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ

1. Ô ăn quan

Ô ăn quan, cực kỳ đơn giản với chỉ vài hòn sỏi, bắt đầu trò chơi chiến thuật này thôi nào. Ô ăn quan có thể chơi bất kỳ đâu, trên mặt bàn, mặt giấy, đôi chỉ là nền đất để vẽ ra.

Mỗi người phải tính toán thật nhanh để ăn được nhiều dân nhất. Đi ngược hay đi xuôi, đi ở ô nào, suy nghĩ thật kỹ để chiến thắng thôi nào.

Chi chi chành chành
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết cương
Ba vương ngũ đế
Chấp chế đi tìm
Ù à ù ập”

Có ít nhất 3 người cùng chơi với nhau. Một người xoè bàn tay của mình để người khác giơ ngón trỏ ra để đặt vào lòng bàn tay. Mọi người cùng đọc đồng dao trên. Đến chữ “ập”, người xòe tay sẽ nắm lại và tất nhiên người khác phải rút tay thật nhanh. Nếu rút tay về không kịp tất nhiên là thua rồi và thế chỗ làm người xòe tay.

o an quan

2. Trốn tìm

Người đi tìm phải úp mặt vào gốc cây, vào tường và không được hé mắt. Cố gắn đếm 5, 10, 15…, 100 thật nhanh để những khác đi trốn. Đã đi trốn thì phải tìm những nơi thật kỹ, thật bí mật để không ai tìm thấy.

Hô thật nhanh đến 100, người đi tìm sẽ đi tìm những người bạn của mình. Trốn tìm là trò chơi mang đến thật nhiều cung bậc cảm xúc. Người đi trốn và người đi tìm cố gắn làm sao để cả 2 không tìm thấy nhau. Người đi trốn làm sao để chạy thật nhanh lại chỗ người đi tìm ban đầu để chạm tay vào chiến thắng. 

tron tim

3. Nhảy dây

Chỉ với sợi dây bất kỳ đơn giản và đám bạn là đã có thể chơi nhảy dây cùng nhau. Biết bao biến tấu nhảy dây khác nhau được nghĩ ra và cùng nhau chơi thôi nào. Nhảy dây cần sự khéo léo nên thường thu hút đám bạn nữ nhiều hơn.

Nhiều khi, những hôm trời mưa, chẳng thể nào túm tụm chơi nhảy dây cùng bạn buồn nhỉ? Không đâu, cột 2 đầu dây vào cột nhà và mình tự chơi nhảy dây cho đỡ thèm.

nhay day

4. Banh đũa

Sự khéo léo giữa đôi tay và đôi mắt được thể hiện rõ nét qua trò banh đũa. Chỉ với 1 trái banh và 10 cây đũa, đôi khi chỉ là những cành cây tròn đã chơi được rồi.

Trò chơi này tưởng là đơn giản nhưng không hề giản đơn tí nào. Để chiến thắng, Bạn phải khéo léo và duy trì tập luyện thường xuyên để nhuần nhuyễn.

banh dua

5. Kéo co

Trò chơi tập thể mà cả người lớn lẫn trẻ em đều mê là kéo co. Mỗi vùng miền có cách chơi và lối chơi khác nhau. Hai đội chơi cùng nhau nắm lấy dây thừng, đôi khi là dây thun và cố hết sức để kéo đối phương ngã về phía mình.

Những người xung quanh hay chính những người chơi, cùng nhau hì hục, hô vang “hò dô ta” để cổ vũ nhau chiến thắng. Tiếng cười giòn tan khi chiến thắng nở rộ trên môi mọi người.

keo co

6. Nhảy lò cò

Mỗi khi thả hòn sỏi vào ô bất kỳ, chỉ mong nó rơi vào trong ô để mình chiến thắng. Lạ quá, nó cứ mãi văng ra ngoài, đừng nói là lên cao nhất. Thế mà trong đám bạn, kiểu gì cũng có một bạn chơi cực hay, chơi là thắng. Và mình chỉ “Ước gì”.

nhay lo co

7. Rồng rắn lên mây

Nghe cái tên đã mê rồi, đã chơi càng mê hơn. Một người được chọn đứng đầu hàng thật khỏe, thật nhanh để bảo vệ “đuôi” - người đứng cuối hàng. Mọi người cùng lượn lờ tựa con rắn và hát đồng dao.

Mỗi vùng miền có đồng dao khác nhau nhưng tựu chung lại, làm sao để thầy thuốc không bắt được cái đuôi. Khi “đuôi” bị bắt thì người cuối cùng thay thế lên làm thầy thuốc.

rong ran len may

8. Bắn bi

Bắn bi là trò chơi mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng thích, đặc biệt là những bạn nam. Mỗi vùng miền trẻ con có hàng tá biến tấu khác nhau của trò chơi bắn bi. Những viên bi nho nhỏ, lấp lánh hình ảnh bên trong làm sao mà không mê cho được.

ban bi

9. Dung dăng dung dẻ

Nhóm đông người chơi, từ 5 - 10 bạn lựa chọn sân thật lớn. Một người vẽ sẵn các vòng tròn sao cho số vòng tròn ít hơn số người. Cùng nhau nắm áo đi xung quanh vòng tròn và cùng đọc nào:

Dung dăng dung dẻ
Dắt trẻ đi chơi
Đi đến cổng trời
Gặp cậu gặp mợ
Cho cháu về quê
Cho dê đi học
Cho cóc ở nhà
Cho gà bới bếp
Ngồi xẹp xuống đây.

Ngay khi hết đồng dao, bạn hãy nhanh chóng tìm vòng tròn và ngồi xuống ngay nào. Tất nhiên bạn nào không tìm được vòng tròn thì thua rồi và bị loại khỏi cuộc chơi. Sau mỗi vòng chơi, số vòng tròn bị xoá đi. Chơi mãi cho đến còn lại 1 vòng tròn và 2 người. Ai là người chiến thắng tất nhiên là được thưởng rồi.

dung dang dung de

Và rồi trò nào nữa nhỉ, hàng tá trò chơi mà kể hoài, kể mãi không biết chán. Thảy đá, tạt lon, lộn cầu vồng, đúc cây dừa, mèo đuổi chuột, oẳn tù tì, cá sấu lên bờ… Mỗi trò chơi có cái hay riêng, mỗi khi chơi lũ trẻ lại hứng lên chơi ngay một trò. Thật tuyệt, tiếng cười giòn tan, ngây ngô của trẻ con.

Trò chơi dân gian, là những buổi trưa trốn ngủ đi chơi, là những buổi chiều chơi quên giờ cơm tối. Là tiếng gọi í ới để cùng nhau được chơi, cùng nhau được quậy phá.

Vâng, trò chơi dân gian là trang ký ức đẹp nhất về quê hương, về tuổi thơ trong tâm hồn đứa trẻ. Thế nhưng chắc có lẽ trẻ con ngày nay khó mà cảm nhận. Chỉ mình chúng cùng hình ảnh hoạt hình, trò chơi điện tử trên smartphone, Ipad, laptop, Tivi…

Bài viết nên đọc