Wibu là gì? Bạn có thật sự hiểu hết về Wibu?

Tại Việt Nam số người đam mê những bộ truyện tranh, hay những cuốn phim hoạt hình Nhật Bản là vô cùng nhiều. Đôi khi bạn nghe họ tự gọi mình là Wibu. Vậy Wibu là gì? Nguồn gốc của từ Wibu? Còn những bí ẩn thú vị nào xoay quanh Wibu.

I. Wibu là gì?

Wibu thực chất là một tiếng lóng được sử dụng bởi người Việt Nam cho từ Weeaboo. Đây là cụm từ để mô tả cho một nhóm người không phải người Nhật nhưng lại có đam mê với văn hóa Nhật Bản. Cụ thể thì văn hóa đó là manga, anime và light novel. 

Những người thuộc cộng đồng Wibu do quá yêu mến văn hóa Nhật Bản nên đôi lúc họ khát khao được trở thành người Nhật. Mong muốn này chỉ là để được thỏa mãn sở thích bản thân. Tuy nhiên một số người lại thể hiện điều này một cách thái quá, gây nên sự khó chịu cho những người khác.

Hiện nay ở Việt Nam từ Wibu rất phổ biến. Nhiều bạn trẻ cũng tự nhận mình là một Wibu. Tuy nhiên Wibu ban đầu chính là một từ mang yếu tố tiêu cực. Đây là từ được dùng để miệt thị những người đam mê văn hóa Nhật một cách quá đà.

II. Nguồn gốc của từ Wibu

Wibu là tiếng lóng của Weeab.Còn Meebo được lấy từ cụm từ Wapanese – một cách ghép của Wannabe hoặc White và Japanese. Wapanese có thể được dịch là “Người Nhật da trắng”. Tuy nhiên sau này từ Weeaboo quá phổ biến nên người ta lãng quên luôn từ gốc của nó là Wapanese. 

Wapanese được ra đời vào năm 2002 và trở nên phổ biến từ năm 2005. Xuất phát từ một công đồng mang tên “4chan”, Wapanese được cộng đồng những người phương Tây sử dụng để lăng mạ một nhóm người phương Tây khác quá đam mê văn hóa Nhật Bản. 

Sau đó từ này trở nên phổ biến và khi tới Việt Nam thì nó mang tên gọi mới là Wibu. Tuy là một từ thông dụng nhưng có khá ít người biết về lịch sử của nó, càng không biết ban đầu nó là một từ dùng để miệt thị. 

III. Cách để nhận biết “Wibu” chính hiệu

Khi mà văn hóa Manga, anime và light novel trở nên phổ biến thì cũng xuất hiện khá nhiều “Fan phong trào” tự nhận mình là Wibu. Vậy làm thế nào để có thể nhận biết một Wibu đích thực? 

1. Tôn sùng văn hóa Nhật

Một Wibu chính hiệu thì không chỉ đơn giản là thích văn hóa Nhật, mà tôn sùng nó. Thậm chí, Wibu còn đặt văn hóa Nhật Bản lên trên hết, đôi lúc là trên cả nền văn hóa gốc. 

Wibu có thể thiếu hiểu biết về văn hóa địa phương, quốc gia mình sinh sống. nhưng Wibu cực kỳ am hiểu về văn hóa của Nhật Bản như một người Nhật chính hiệu.

2. Có kiến thức về Anime, Manga và Light novel

Đây là yếu tố để bạn có thể dễ dàng nhận biết được đâu là Wibu chính hiệu và Wibu… fake. Những Wibu fake thì thường biết rất ít về những bộ truyện tranh hay phim hoạt hình Nhật. Họ chỉ biết sơ qua nhưng không biết nhưng vẫn tự nhận mình là Wibu để… ngầu, sành điệu hơn.

Wibu đích thực hiểu rõ về cốt truyện, nhân vật,… thậm chí là nhớ rõ ngày sinh, sở thích của những nhân vật ảo này. Bởi đối với họ đó không còn là tưởng tượng, mà là thật. Wibu chân chính cũng rất khó chịu nếu ai đó hiểu sai và có kiến thức yếu kém về Anime, manga hay light novel ưa thích của họ.

3. Sở hữu những món đồ liên quan tới văn hóa Nhật 

Một Wibu đích thực thì không ngân ngại chi tiền cho những sản phẩm liên quan tới văn hóa mà mình theo đuổi. Những món đồ này đôi khi là cốc in hình nhân vật, lót chuột hoặc tranh vẽ cảnh trong phim…

Cũng có những món đồ vô cùng xa xỉ tới mức một người bình thường không tưởng tượng nổi. Đó có thể là một chiếc gối ôm in đúng kích cỡ của nhân vật họ yêu thích, những mẫu đồ chơi làm bằng kim loại đắt tiền… 

Để hiểu hơn về độ chịu chi của những Wibu, thì hãy xem qua một sản phẩm của tựa game Pokemon. Tấm thẻ in hình Charizard được phát hành vào năm 1990 đã được đấu giá thành công với giá 7 tỷ Việt Nam Đồng!

IV. Những người được gọi là Wibu có thực sự tệ như tên gọi của nó?

Việc tôn sùng văn hóa Nhật Bản không hề tệ như bạn nghĩ. Trong anime, manga và light novel Nhật Bản đẹp như một bức tranh. Việc yêu thích tới mức cuồng vì nó đơn giản chỉ là yêu cái đẹp. Đôi lúc họ mong muốn được sống trong thế giới đó để tận hưởng sự hoàn mỹ. 

Có nhiều trường hợp trở thành Wibu bởi cuộc sống thường ngày của họ có quá nhiều áp lực, quá nhiều đau thương. Trong thế giới những nhân vật anime, manga… thì cuộc sống tươi đẹp hơn nhiều. Có thể với một số người, đó chỉ là tưởng tượng! Nhưng sự tưởng tượng đó cũng giúp những Wibu quên đi khó khăn trong cuộc sống, cho họ động lực để phấn đấu, mạnh mẽ hơn trong cuộc sống.

Vậy nên, khi thấy một người đam mê văn hóa Nhật thái quá, bạn cần phải tìm hiểu về cuộc sống của họ trước khi nhận xét một cách đầy chủ quan. 

V. Bạn đã sử dụng từ Wibu đúng cách?

Qua những chia sẻ trên thì bạn chắc chắn đã hiểu Wibu là gì rồi. Đây chính là một từ mang ý miệt thị. Khi bạn gọi một ai đó là Wibu nghĩa là bạn đang mỉa mai họ. Gọi một người là Wibu chẳng khác nào gọi họ là một kẻ cuồng Nhật, coi trọng văn hóa Nhật hơn văn hóa chính nơi mình sinh ra.

Việc miệt thị một người có đam mê với nền văn hóa khác là một hành động thiết văn minh và cần được lên án. Khi chúng ta chưa biết được câu chuyện của họ thì chúng ta càng không nên dùng một từ như Wibu để gọi họ.

Thi thoảng chúng ta có thể vui đùa với bạn bè và gọi họ là Wibu. Nhưng biết đâu được, sâu trong đó những người này cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương. 

Trong cuộc sống hiện đại, lời nói có thể gây sát thương còn hơn cả một lưỡi dao. Bạn càng trưởng thành thì lời nói của bạn càng có sức ảnh hưởng tới những người xung quanh. Vậy nên trước khi sử dụng từ Wibu, hãy suy nghĩ kỹ và dùng nó đúng lúc, đúng người. 

Qua bài viết hôm nay chúng tôi hy vọng đã đem đến cho bạn những kiến thức hữu ích về Wibu cũng như những hiểu lầm mà chúng ta thường nhầm lẫn. Hy vọng trong tương lai bạn có thể sử dụng từ này một cách chính xác hơn, để văn hóa Wibu không còn là một điều xấu.

Bài viết nên đọc