Tuyệt chiêu cần nắm vững để đạt điểm tối đa trong bài văn nghị luận xã hội

Nghị luận xã hội là một trong những thể loại văn quan trọng trong cấu trúc đề thi. Nghị luận xã hội chiếm 3 điểm trong đề thi vượt cấp hoặc đề thi đại học. Đây là thể loại vừa dễ lại vừa khó. Chỉ cần nắm vững tuyệt chiêu dưới đây bạn dễ dàng chinh phục và đạt điểm tối đa.

I. Nghị luận xã hội là gì?

Nghị luận xã hội thực chất là phương pháp luận nói về các chủ đề thuộc nhiều lĩnh vực trong đời sống. Chủ đề để nghị luận rất đa dạng và phong phú, từ xã hội, đạo đức, chân lý, chính trị…

Những vấn đề để nghị luận vừa có đúng vừa có sai, vừa có tốt vừa có xấu trong xã hội. Người viết cần nêu ra tư tưởng, chính kiến của bạn về vấn đề, hiện tượng đó. Bạn cần giải thích rõ quan điểm và minh chứng rõ quan điểm đó để người đọc hiểu và tán thành với quan điểm của bạn.

nghị luận xã hội

1. Đặc điểm của văn nghị luận xã hội

Bài văn nghị luận xã hội chiếm được điểm cao cần nắm vững 2 mấu chốt quan trọng. Đó là nêu rõ luận điểm về vấn đề được đưa ra và chứng minh luận điểm đó thông qua các luận cứ. 

Luận điểm

Là ý kiến của người viết về quan điểm, tư tưởng để chứng minh quan điểm, tư tưởng là đúng và phê phán hành vi sai trái. Luận điểm rõ ràng gồm 3 mục chính:

  • Luận điểm chính
  • Luận điểm triển khai
  • Luận điểm triển khai

Luận cứ

Là minh chứng, cơ sở để phân tích và củng cố luận điểm ở trên. Để luận cứ phải giải quyết triệt để các nội dung như:

  • Có thể tin cậy luận điểm đó hay không
  • Nguyên nhân của vấn đề
  • Vì sao vấn đề đó đúng hay sai
  • Ý nghĩa của vấn đề

2. Các phép lập luận thường gặp trong văn nghị luận xã hội

Phân tích

Tức là chia nhỏ quan điểm thành các luận điểm nhỏ để tìm lại bản chất thực sự và mối quan hệ giữa luận điểm đó. Để làm rõ luận điểm đó, ta có thể nêu lên giả thuyết, so sánh và đối chiếu vấn đề.

Tổng hợp

Từ những điều phân tích, tổng hợp lại để rút ra điểm chung và kết luận. 

Kết hợp giữa phép phân tích và tổng hợp

Phân tích và tổng hợp luôn gắn liền với nhau dù chúng đối lập nhau. Nếu không có phép phân tích thì không có phép tổng hợp nhưng ngược lại thì không đúng.

Áp dụng cả 2 phép lập luận thì sự sâu sắc của bài văn được thể hiện rõ và dễ dàng đạt điểm cao hơn.

3. Các thao tác lập luận cần thiết

  • Thao tác lập luận giải thích: Định nghĩa về sự vật, hiện tượng để người đọc hiểu rõ và hiểu đúng vấn đề. Cắt nghĩa nội dung câu từ một cách dễ hiểu để giảng giải về vấn đề.
  • Thao tác lập luận phân tích: Đi sâu vào từng yếu tố bộ phận để xem xét kỹ lưỡng và toàn diện về vấn đề được nêu.
  • Thao tác lập luận chứng minh: Sử dụng những nguồn dẫn chứng phong phú, phù hợp và sát nghĩa với vấn đề cần được chứng minh.
  • Thao tác lập luận so sánh: Đặt vấn đề vào cùng một phương diện và đánh giá trên cùng một tiêu chí. Từ đó nêu rõ ý kiến về vấn đề đó như thế nào.
  • Thao tác lập luận bình luận: Thể hiện chánh kiến về vấn đề được bình luận và đưa ra nhận định, đánh giá để bác bỏ quan điểm sai.
  • Thao tác lập luận bác bỏ: Nêu lên quan điểm sai trái và bác bỏ quan điểm đó 

4. Các dạng văn nghị luận xã hội thường gặp

Như đã đề cập, đề bài văn nghị luận xã hội rất đa dạng, từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Thông thường có 3 dạng văn thường gặp nhất.

Nghị luận về tư tưởng, đạo lý

  • Giới thiệu và giải thích vấn đề được nêu.
  • Phân tích đúng và bác bỏ ý kiến sai của vấn đề được nêu
  • Rút ra ý nghĩa, rút ra bài học về hành động, nhận thích.

Nghị luận về hiện tượng đời sống

  • Nêu rõ và phân tích hiện tượng được nêu.
  • Phân tích đúng - sai, lợi - hại và chỉ ra nguyên nhân, kết quả của hiện tượng.
  • Thể hiện quan điểm, nhận xét cá nhân về vấn đề được nêu.

Nghị luận Văn học

Nghị luận về tác phẩm văn học cần sinh động và phân tích được nhiều khía cạnh liên quan đến văn học.

  • Nếu là thơ cần phân tích nhịp điệu, cấu trúc, hình ảnh, câu từ, biện pháp tu từ sử dụng
  • Nếu là văn xuôi cần phân tích cốt truyện, nhân vật, tình huống truyện, giá trị hiện thực và nhân đạo…

II. Hướng dẫn chi tiết cách làm văn nghị luận xã hội

1. Cấu trúc bài nghị luận xã hội

Cấu trúc bài viết không khác so với các thể loại văn khác, nó được chia làm 3 phần cơ bản:

  • Mở bài: Giới thiệu vấn đề và đưa ra luận điểm cơ bản nhất. Mở bài là chìa khoá để bạn ghi điểm với người đọc.
  • Thân bài: Triển khai các luận điểm để thuyết phục người đọc. Bạn áp dụng các phép lập luận ở trên.
  • Kết bài: Đưa ra kết luận về luận điểm đã trình bày.

cau truc bai nghi luan xa hoi

2. Cách làm bài nghị luận xã hội

Để làm tốt bài nghị luận xã hội không hề khó nhưng không dễ. Bạn nên áp dụng tốt 4 bước sau để hoàn thành tốt bài thi.

Bước 1: Phân tích đề

Đây là bước cực kỳ quan trọng để tránh bị lạc đề, sai luận điểm và không rõ nghĩa bài viết.

  • Xác định vấn đề cần nghị luận là gì?
  • Có bao nhiêu luận cứ cần triển khai?
  • Mối quan hệ giữa luận cứ là gì?
  • Nên sử dụng phương pháp lập luận nào?

Bước 2: Lập dàn ý

Dựa trên việc phân tích đề, Bạn tiến hành sắp xếp các luận cứ một cách chặt chẽ để bảo vệ luận điểm. Chứng minh và giải thích những vấn đề một cách chặt chẽ và rút ra được bài học.

Bước 3: Tiến hành viết bài

Bước 4: Hoàn chỉnh bài viết

3. Lưu ý khi làm văn nghị luận xã hội để đạt điểm tối đa

Dựa trên gợi ý đáp án của Bộ Giáo dục & Đào tạo, bạn cần đáp ứng tốt một số tiêu chí sau:

  • Hình thức đoạn văn: Trình bày đoạn văn theo phương pháp luận nhưng cần chặt chẽ, hoàn chỉnh
  • Xác định chính xác vấn đề cần nghị luận: Chỉ cần lạc đề, sai định sai vấn đề thì có thể không được điểm ở bài thi này.
  • Triển khai các vấn đề và làm rõ vấn đề theo phương pháp luận thích hợp. Mở rộng luận điểm bằng dẫn chứng cụ thể và sâu sắc. Hạn chế việc lấy dẫn chứng hư cấu. Tuyệt đối không triển khai vòng vo, viết dài nhưng lan man không rõ ý.
  • Rút ra bài học nhận thức ngắn gọn, dễ hiểu
  • Đảm bảo chính tả và ngữ pháp tiếng Việt
  • Viết sâu sắc, sáng tạo luận điểm hoặc sử dụng cách diễn đạt mới được cộng thêm 0,25 điểm.

Nghị luận xã hội yêu cầu học sinh xác định và nêu rõ ý kiến của mình về vấn đề được đề cập. Chỉ cần áp dụng tốt tuyệt chiêu ở trên, bạn dễ dàng nhận được điểm cao ở câu này. Lưu ý khi làm bài, hãy sắp xếp hợp lý để tránh mất quá nhiều thời gian ở câu này.