Hướng dẫn đưa website WordPress lên VPS
Để có thể đưa website lên VPS thì bạn phải có website đã, nếu bạn nào chưa biết cách tạo website bằng Wordpress thì có thể tham khảo bài viết này của mình.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cài đặt Wordpress cho người mới bắt đầu
I. Hướng dẫn mua VPS tại Vultr
1. Đăng ký tài khoản Vultr
Bạn cần chuẩn bị 1 thẻ Visa, 1 Gmail.
Truy cập đường link sau đây và đăng ký
ĐĂNG KÝ VULTR NHẬN KHUYẾN MÃI 50$
2. Tạo VPS
Sau khi đăng ký thành công bạn vào phần Product, click vào nút Deploy New Server
Tiếp theo bạn chọn loại server, hiện tại Vultr hỗ trợ cho bạn 4 loại là Cloud Compute, High Frequency, Bare Metal, Dedicated Cloud. Ý nghĩa từng loại Server thì mình sẽ viết ở bài sau, mình hiện tại thì dùng Cloud Compute
Tiếp theo là chọn nơi đặt server, nếu website của bạn người dùng là Việt Nam thì bạn có thể chọn Server Location là Singapore
Tiếp theo là chọn hệ điều hành cho VPS của bạn, mình hay dùng CentOS. Ở đây mình sẽ chọn CentOS 7 x64 nhé.
Tiếp theo là chọn cấu hình cho VPS, nếu Website của các bạn online tầm dưới 1000/1phút theo Google Analytics thì đối với loại Cloud Compute thì chọn 5$/1 tháng là được rồi.
Tiếp theo là một số tuỳ chọn nếu bạn thích IPv6 hay bạn muốn VPS của mình tự động Backups mỗi tháng thì chọn tương ứng.
Tiếp theo là đặt tên cho VPS của bạn, đặt bất cứ tên gì giúp bạn dể nhớ, tránh nhầm lẫn với các VPS khác nếu tạo sau này. Sau khi đặt tên thì click Deploy Now để tạo.
II. Cài đặt Control Pannel DLEMP
Sau khi tạo VPS thì các bạn nhớ đợi khoảng 15 phút cho Vultr họ khởi tạo dịch vụ theo yêu cầu của bạn.
Bây giờ đến phần cài đặt Control Panel để quản trị Website cho VPS. Có nhiều loại Control Panel như là Hocvps, Vestacp, Dlemp ... nhưng hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cài Dlemp nhé.
1. SSH vào Server
Để cài đặt được thì các bạn phải SSH vào Server.
Có nhiều cách SSH vào Server, hiện nay đa số các bạn đều dùng Win 8 trở lên, hoặc Mac OS nên mình sẽ hướng dẫn cách SSH nhanh nhất.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn SSH vào VPS Linux
Đầu tiên mở terminal của Win hoặc Mac lên gõ lệnh sau:
ssh [email protected]_server //ip_server là ip của vps các bạn đã tạo
Gõ yes, sau đó nhập password là xong.
Sau khi SSH thành công thì các bạn sẽ có thể cài đặt Vpssim được rồi.
2. Dlemp là gì?
Dlemp là một script tự động cài đặt và tối ưu hoạt động của VPS. Chỉ với vài lệnh đơn giản, VPS của bạn sẽ sẵn sàng hoạt động ngay lập tức.
Chức năng chính của Dlemp:
- Hỗ trợ nginx mới nhất
- PHP-fpm với FastCGI
- Lựa chọn được phiên bản PHP khi cài đặt, hỗ trợ PHP mới nhất.
- Sử dụng MariaDB thay vì MySQL
- Cài đặt SSL (https) dễ dàng
- Cài đặt sẵn phpMyAdmin
- Hỗ trợ sẵn Zend opcache, Memcached, Google Pagespeed
- Và còn rất nhiều chức năng khác nữa ...
3. Cài đặt Dlemp
Chạy lệnh sau:
// Nếu bạn dùng version tiếng việt
curl -L https://script.dlemp.net -o dlemp && bash dlemp
Bạn chọn cài đặt Dlemp cho VPS ngay bây giờ bằng cách nhập số 1.
Tiếp theo là bạn nhập thông tin port, địa chỉ email quản lý và mật khẩu cho phpMyAdmin. Lưu ý là password của phpMyAdmin chỉ được nhập là số và chữ cái thôi nhé.
Tiếp theo bạn lựa chọn phiên bản MariaDB để tiếp tục cài đặt. Ở đây mình chọn MariaDB 10.3 nên mình nhập số 1.
Tiếp theo lựa chọn phiên bản nginx, mình chọn Nginx Mainline Version nên sẽ nhập số 1 để tiếp tục cài đặt. Dlemp không chạy apache mà chaỵ nginx nhé, nginx là gì các bạn đọc bài viết này.
Tham khảo thêm: Phân biệt nginx và apache
Sau khi cài đặt thành công thì Server sẽ reset lại, các bạn đợi 1 phút rồi SSH vào lại.
Sau khi cài đặt hoàn thành nếu các bạn muốn xem chi tiết thông tin đã cấu hình các bạn vào link sau: http://ip_server/svm để kiểm tra.
// Đăng ký tài khoản doanh nghiệp (lưu ý chạy lệnh này sau khi đã cài đặt xong dlemp để nâng cấp lên phiên bản doanh nghiệp
DLEMP----FreeLicense----Business
Để dùng dlemp các bạn chạy lệnh:
dlemp
Như vậy là các bạn đã cài dặt thành công dlemp rồi, bây giờ bạn phải thêm Website cho nó.
Bạn nhấn 1 để chọn Them Website & Code
Bạn nhấn 1 để chọn Them Website
Bạn hãy nhập tên miền của mình vào và nhấn Enter, nó sẽ hỏi bạn là có tạo database cho tên miền này không, bạn nhập Y nhé.
Bạn lấy thông tin database được tạo rồi file wp-config.php trong mã nguồn website của bạn và thay thế giá trị lần lượt DB_NAME9(Ten Database), DB_USER(User name), DB_PASSWORD(Mat khau).
Bạn vào phpmyadmin dưới localhost export database của website của bạn ra.
Nếu bạn chưa biết dùng phpmyadmin thì tham khảo bài viết này của mình.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn tạo database trong phpMyAdmin XAMPP
Tiếp theo bạn truy cập phpmyadmin trên VPS, nếu bạn quên đường dẫn thì SSH vào gõ lệnh dlemp, sau đó chọn 5. Quan Ly phpMyAdmin để xem lại đường dẫn phpmyadmin.
Truy cập vào đường link phpmyadmin rồi nhập User name và Mat khau để vào xem database.
Tiếp tục import database đã được export ở trên vào database trên VPS. Chọn database cần import rồi chọn import tìm tới file cần import là xong.
III. Trỏ tên miền về VPS
Truy cập vào quản lý tên miền, nơi bạn đã mua tên miền. Bài viết này mình sẽ lấy ví dụ là mình mua tên miền ở Pavietnam.
Bạn đăng nhập vào trang quản lý do bên Pavietnam cung cấp, sau đó vào mục Dịch vụ chọn Tên miền
Bạn chọn Cấu hình rồi thêm bảng ghi như hình bên dưới.
Chổ địa chỉ IP nhớ đổi lại thành địa chỉ VPS của bạn.
Sau khi cấu hình xong, bạn có thể đợi một lát rồi mở terminal lên và gõ ping + tên miền của bạn để kiểm tra xem đã cấu hình thành công chưa. Nếu như ping tới được địa chỉ IP VPS của bạn thì có nghĩa là đã trỏ tền miền thành công.
Bạn có thể không dùng DNS của Pavietnam, mà dùng của Cloudflare cũng được, mình sẽ hướng dẫn ở một bài sau.
IV. Nén file code và đưa website lên VPS bằng phần mềm FileZilla, WinSCP
Bạn nén toàn bộ thư mục mã nguồn thành file zip rồi dùng phần mềm FileZilla hoặc WinSCP để đưa mã nguồn lên.
Cách sử dụng FileZilla và WinSCP bạn hãy đọc bài viết này của mình.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn upload code Website lên Hosting
Sau khi đẩy file zip vào dường dẫn /home/ten_mien_cua_ban/ bạn xoá thư mục public_html cho mình.
Tiếp theo bạn SSH vào lại VPS gõ lệnh
cd /home/ten_mien_cua_ban/
Tiếp tục dùng lệnh này để giải nén file zip bạn đã upload lên.
unzip ten_file.zip
Đổi tên thư mục vừa giải nén thành public_html là xong.
Bài viết nên đọc
- Hosting chuyên dành cho các trang web mã nguồn WordPress
- Hướng dẫn tạo VPS và cài đặt công cụ quản trị cho Website 2020
- Phân biệt nginx và apache
- Hướng dẫn SSH vào VPS Linux
- Tìm hiểu về XAMPP và hướng dẫn cài đặt XAMPP
Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Để lại bình luận
Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai
Bài viết phổ biến
Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:
Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.