Ngày giỗ tổ Hùng Vương 2023 và những lễ nghi truyền thống hơn 1000 năm qua

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm mùng 10 tháng 03 âm lịch là ngày để tưởng nhớ công lao của các bậc vua Hùng đã có công dựng nước và giữ nước. Vào ngày này hàng năm, học sinh, sinh viên, công nhân, viên chức đều được nghỉ lễ. Giỗ Tổ Hùng Vương là một trong 11 ngày nghỉ lễ lớn trong năm ở nước ta.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã được tổ chức hơn 1000 năm ở nước ta. Vào ngày này, bạn thường làm gì, bạn có được nghi lễ truyền thống ngày này diễn ra như thế nào?

I. Lịch sử ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương còn gọi là Lễ hội đền Hùng là Quốc giỗ của nước ta. Tín ngưỡng thờ cúng 18 vị vua Hùng được ghi nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đồng thời, đây còn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể thế giới.

ngày giỗ tổ hùng vương

Nghi lễ truyền thống được tổ chức hằng năm tại đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Ngày 11 tháng 3 âm lịch hằng năm là ngày giỗ của vua Hùng Vương thứ 18, vị vua có công lớn nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Nếu có cơ hội, chúng ta nên đến tham gia lễ hội đền Hùng để trải nghiệm ngày quốc giỗ đúng nghĩa. 

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trước năm 1945

Từ thời nhà Tiền Lê vào năm 980, vào ngày 11 tháng 3 âm lịch hằng năm, vua và nhân dân đều đi lễ bái các vua Hùng. Các đền Hùng được vua quan lúc bấy giờ giao cho dân sở tại trông nom và cúng bái, tu sửa. Những người dân ở đây được miễn một vài loại thuế, sưu dịch, sung quân.

Năm 1917, triều vua Khải Định đã ra công văn gửi đến quan hàng của tỉnh Phú Thọ yêu cầu phải thay mặt triều đình Huế cúng bái vua Hùng vào ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch hằng năm. Tức là trước lễ cúng tế đền Hùng của dân sở tại 1 ngày. Từ đó, ngày mùng 10 tháng 03 âm lịch được chọn làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương trên cả nước.

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương sau năm 1945

Sau khi Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập ngày 02/09/1945, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tham dự lễ giỗ đền Hùng vào năm 1946. Bộ trưởng nội vụ Huỳnh Thúc Kháng vào ngày này đã dâng lên tấm bản đồ Việt Nam và thanh gươm quý để tế cáo tổ tiên. Cùng với đó là lời thỉnh cầu tổ tiên, phù hộ cho quốc thái dân an, đánh lui giặc ngoại xâm, bảo vệ hòa bình dân tộc.

Từ năm 2001, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương đã trở thành ngày quốc giỗ mặc dù văn hóa không sâu đậm. Đến năm 2007, mùng 10 tháng 3 chính thức trở thành ngày một trong 11 nghỉ lễ trong năm.

ngày giỗ tổ hùng vương là ngày gì

Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào năm tròn “0” hoặc tròn “5” sẽ được tổ chức bởi Bộ Văn hóa, Thể Thao và du lịch Trung ương phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ. 

Những năm còn lại, lễ hội đền Hùng sẽ được tổ chức bởi Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ.

II. Các nghi lễ truyền thống trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương

Lễ hội đền Hùng vốn dĩ đã diễn ra từ cả tuần trước đó bằng nhiều hoạt động. Phần hội của nghi lễ gồm hội đánh trống đồng, hội hát xoan, thi bơi, vật, kéo co, thi nấu bánh chưng, thi giã bánh dày,... vô cùng sôi động. Ngày 10 tháng 03 là ngày kết thúc lễ hội bằng lễ rước kiệu và lễ dâng hương tại đền Thượng.

Lễ rước kiệu

Đoàn người rước kiệu xuất phát từ chân núi, lần lượt vượt qua các đền nhỏ để đến đền Thượng và làm lễ dâng hương. Kiệu hoa, lọng, trang phục, cờ hội đều theo phong cách truyền thống với nhiều màu sắc độc đáo.

Lễ dâng hương

Cũng như dâng hương bái Phật, người dâng hương đến đền Hùng cũng vì mong muốn thỏa mãn đời sống tâm linh. Mỗi một nén nhang, một làn khói thơm là một tâm niệm của mình với tổ tiên. Mỗi một gốc cây, ngọn cỏ, hốc đá, nắm đất, dòng nước nơi đền Hùng đều quý báu và thiêng liêng.

lễ dân hương trong ngày giỗ tổ hùng vương

Trang phục

Trang phục cho những người tham gia vào đoàn lễ rước kiệu và dâng hương là những bản cách tân theo phong cách truyền thống. Quốc giỗ vẫn chưa có quy định chặt chẽ về trang phục.

Theo nhận xét của nhiều nhà nghiên cứu văn hóa thì phần lớn trang phục đều là những bản may được, tìm kiếm được một cách vội vã để kịp tổ chức lễ hội, chưa thể hiện hết được kết cấu và vẻ đẹp của áo ngũ thân.

III. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023 là ngày nào?

  • Năm 2016, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Bảy, 16/04/2016 và được nghỉ một ngày nếu cơ quan có đi làm ngày thứ Bảy; hoặc được nghỉ bù thêm thứ Hai nếu cơ quan không đi làm vào thứ Bảy.
  • Năm 2017, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Năm,06/04/2017 và chỉ được nghỉ một ngày.
  • Năm 2018, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Tư, 25/04/2018 và chỉ được nghỉ một ngày.
  • Năm 2019, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào ngày Chủ Nhật, 14/04/2019 và được nghỉ bù thêm một ngày vào thứ Hai 15/04.
  • Năm 2020, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Năm, 02/04/2020 và chỉ được nghỉ một ngày.
  • Năm 2021, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Tư, 21/04/2021 và chỉ được nghỉ một ngày.
  • Năm 2022, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương sẽ rơi vào ngày Chủ Nhật, 10/04/2022. Như vậy, năm nay chúng ta sẽ được nghỉ thêm ngày thứ Hai 11/04 là ngày nghỉ bù. Năm nay, giữa đại dịch Covid-19 thì Giỗ Tổ Hùng Vương vẫn được diễn ra nhưng giới hạn số người tham gia để đảm bảo công tác phòng chống dịch.
  • Năm 2023, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Bảy, 29/3/2023 và chỉ được nghỉ một ngày.
  • Năm 2024, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương rơi vào thứ Năm, 18/04/2024 và chỉ được nghỉ một ngày

thờ cúng trong ngày giỗ tổ Hùng Vương

Tín ngưỡng thờ cúng và lễ hội vào ngày Giỗ Tổ Hùng Vương là một kiệt tác truyền khẩu phi vật thể của nhân loại được UNESCO công nhận vào ngày 06/12/2012. Mặc dù nhiều người không ở Phú Thọ để tham gia lễ hội rước kiệu, dâng hương nhưng tấm lòng tưởng nhớ các vua Hùng đã ăn sâu vào máu, vào linh hồn của mỗi người dân Việt Nam.

“Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ mùng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”.

Khi cuộc sống ngày càng hiện đại và bận rộn, những giá trị truyền thống càng khó bảo tồn, chúng ta càng phải giữ gìn và phát huy những lễ hội quý giá như ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.

Bài viết nên đọc