Triết học là gì? Một trong những môn học khiến sinh viên lo sợ

Triết học tồn tại trong mọi sự vật, sự việc chung quanh ta. Nếu hiểu được Triết học là gì, đó sẽ là một cách giúp bạn hiểu được cuộc sống và chính bản thân mình. Nhưng rất nhiều người trong chúng ta cảm thấy triết học là thứ gì đó mông lung và mơ hồ. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu để có lí do đồng cảm với nhau hơn nhé!

I. Triết học là gì?

Khoảng thế kỷ VIII – VI (TCN) là thời điểm ước chừng cho sự ra đời của Triết học. Cả phương Đông và phương Tây được coi là cái nôi của Triết học. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Ấn Độ, Trung Quốc và Hy Lạp cổ đại:

  • Ấn Độ: Triết học cổ đại được biết đến với tên gọi là “darshana”, có nghĩa là “chiêm ngưỡng”. Có thể hiểu là con đường dẫn dắt con người đến với lẽ phải, thấu đạt được chân lý về nhân sinh và vũ trụ.
  • Trung Quốc: Chính trị - xã hội là vấn đề mà Triết học hướng đến nên được xem là sự truy tìm bản chất, thấu hiểu căn nguyên của sự việc.
  • Hy Lạp: Triết học hướng về con người và khoa học tự nhiê và có tên gọi là “Philosophy”. Cụm từ này xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ, được ghép từ hai từ “Philos – Tình yêu” và “Sophia – Sự thông thái”. Khi ghép lại được một tên gọi thật ý nghĩa “tình yêu đối với sự thông thái”.

Triết học là gì

Ở thời kỳ hiện đại, vào những năm 40 của thế kỉ XIX, Marx-Lenin đã cho ra đời Triết học. Sự phát triển của Triết học luôn đi cùng với các thành tựu khoa học và thực tiễn trong phong trào cách mạng công nhân.

Triết học Marx-Lenin ra đời có thể coi là một cuộc cách mạng trong lịch sử loài người về tư tưởng và đánh dấu cột mốc quan trọng của lịch sử Triết học. Khi ấy, Triết học được hiểu là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới ấy, là khoa học về những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

Marx-Lenin

Triết học là tấm gương phản chiếu thế giới một cách chỉnh thể, nghiên cứu những vấn đề và những quy luật chung nhất của chỉnh thể này và thể hiện chúng dưới dạng lý luận một cách có hệ thống.

Triết học trong thời đại mới cũng đã trở thành một ngành khoa học được đào tạo riêng biệt dành cho sinh viên và cũng là môn học bắt buộc đối với hệ sinh viên các trường Đại học và Cao đẳng. 

II. Vấn đề cơ bản của triết học

Triết học tồn tại hai vấn đề cơ bản.

Vấn đề thứ nhất trả lời cho câu hỏi liên quan tới mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào. Việc giải quyết vấn đề đầu tiên này đã chia các nhà triết học thành hai trường phái lớn:

  • Chủ nghĩa duy tâm cho rằng ý thức xuất hiện trước và quyết định vật chất. Nói theo cách khác, dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy tâm, tinh thần và ý thức là bản chất của thế giới, yếu tố xuất hiện sau ý thức là và nó sẽ bị cái có trước là ý thức quyết định.
  • Ngược lại, chủ nghĩa duy vật đi theo quan điểm vật chất có trước, ý thức có sau và cái có trước là vật chất sẽ quyết định cái còn lại.

Vấn đề thứ hai trả lời câu hỏi ý thức của con người có thể phản ánh được vật chất hay không? Cụ thể là con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

van de cua triet hoc

Tại sao nói đó là vấn đề cơ bản của triết học?

Triết học ra đời từ rất sớm cùng sự tồn tại mâu thuẫn giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật. Vấn đề cơ bản của Triết học chính là chuẩn mực để phân biệt chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Hai trường phái đối lập này luôn không ngừng đấu tranh xuyên suốt lịch sử của triết học để chứng tỏ quan điểm của mình là đúng. Điều này đã tạo nên sự phát triển cho Triết học. Tuy nhiên, sự đấu tranh trong trường hợp này không phải là tiêu cực loại bỏ lẫn nhau mà là càng lúc càng bổ sung và giúp nhau hoàn thiện hơn. 

III. Vai trò của triết học trong đời sống xã hội

Vai trò của Triết học trong đời sống xã hội được thể hiện qua chức năng của nó. Triết học có nhiều chức năng, nhưng quan trọng nhất chính là hai chức năng: thế giới quan và phương pháp luận.

1. Chức năng thế giới quan

Thế giới quan là hệ thống quan niệm về thế giới, về bản thân và vị trí của con người trong thế giới đó. Triết học tồn tại hế giới quan với chức năng định hướng cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người. Hoạt động của con người luôn bị chi phối bởi một thế giới quan nhất định. Thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm là hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau trong Triết học.

vai tro cua triet hoc

2. Chức năng phương pháp luận

Ngoài thế giới quan, triết học còn có chức năng phương pháp luận. Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, là hệ thống những quan điểm, phạm vi ứng dụng phương pháp, nguyên tắc xác định phương pháp,… cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Chức năng phương pháp luận của Triết học thể hiện ở chỗ nó đưa ra cho chủ thể nhận thức, phương pháp xem xét và cải tạo thế giới. 

Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình cũng là hai phương pháp đối lập nhau trong Triết học. Phương pháp biện chứng là phương pháp xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ, vận động, biến đổi và phát triển. Còn phương pháp siêu hình xem xét sự vật, hiện tượng trong trạng thái cô lập, đứng im.

Triết học đã cung cấp cho con người khả năng tưởng tượng ra thế giới và phát triển năng lực tư duy trừu tượng trong hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới. Mong rằng những kiến thức xoay quanh khái niệm "Triết học là gì?" có thể giải đáp được các thắc mắc mà bạn đang cần được lí giải.

Bài viết nên đọc