Toxic là gì? Những ý nghĩa thâm thúy của “toxic” trong cuộc sống hiện đại

Toxic là gì? Nó vốn chỉ là một tính từ tiếng Anh ngắn gọn có ý nghĩa là độc hại. Tuy nhiên, với khả năng phi thường của ngôn ngữ mạng, toxic còn được sử dụng với nhiều ý nghĩa thâm thúy khác. Chúng ta cùng bàn luận xem, trong những tình huống khác nhau, toxic sẽ mang tầng ý nghĩa nào.

I. Nghĩa gốc của toxic là gì?

1. Toxic là gì?

Toxic là một từ tiếng Anh, nó là từ mượn của tiếng Latinh cổ “toxicum”. Trong tiếng Hy Lạp, từ “toxikon pharmakon” nghĩa là chất độc mà các chiến binh Hy Lạp tẩm trên mũi tên để tiêu diệt kẻ thù.

Toxic là gì?

Từ “toxic” nghĩa gốc được sử dụng ngày nay là độc hại, có độc. Nó được dùng trong các trường hợp như đồ ăn, thức uống “có độc”, hóa chất “độc hại”,...

2. Nghĩa bóng của toxic là gì?

Trong thời buổi ngôn ngữ mạng càng trở nên phổ biến và phát triển phi thường, từ “toxic” không chỉ đơn giản là được dùng để chỉ những sự vật có độc, có hại. Nó còn là một cách nói ám chỉ cho những sự kiện, con người hay tình huống xấu, đem lại ảnh hưởng tiêu cực cho người khác hoặc cho chính bản thân họ.

3. Toxic person là gì?

Toxic là độc hại thì toxic person là người độc hại. Họ chính là những người chuyên gieo rắc những suy nghĩ tiêu cực, khiến cho bản thân không vui và người khác càng không vui. Những hành động, cử chỉ, lời nói của họ tuy nhỏ nhưng lại tác độc đến tinh thần, hành vi, cuộc sống của những người xung quanh.

Toxic person là gì?

Toxic person có thể xuất hiện ở bất cứ đâu: trên mạng xã hội, ngoài đời thực, trong gia đình, trong công việc, học tập, trong các nơi giải trí: rạp chiếu phim, nhà hàng, khu vui chơi,...

Dưới đây là những biểu hiện thường thấy của một “toxic person” bạn cần biết để tránh bị lây nhiễm hoặc tránh biến mình thành nguồn lây nhiễm cho người khác.

  • Người toxic thích đố kị với người khác: Toxic person luôn hẹp hòi nên hay đố kị với người khác. Bản thân không giỏi, không tốt nhưng lại không thích phấn đấu mà cứ tìm cách để nói xấu, hạ thấp danh dự của người giỏi hơn mình. Họ luôn có suy nghĩ chỉ cần người giỏi hơn mình rớt đài thì họ sẽ được ở vị trí đó.
  • Người toxic muốn kiểm soát mọi thứ: Toxic person ích kỷ nên cũng cho rằng ai cũng như mình. Họ luôn sợ bóng sợ gió sẽ bị người khác nói xấu, chơi xấu để hạ bệ mình. Thực tế thì họ chẳng có gì đáng để người khác chơi xấu, những người toxic đều là tự mình hại mình. Do tâm lý như vậy nên họ luôn muốn ôm mọi thứ trong tầm tay để dễ kiểm soát và quản lý mọi việc. Điều này trên thực tế hầu như là khó có thể thực hiện được một cách lâu dài nên toxic person sớm sẽ bị đào thải khỏi cộng đồng, tổ chức.
  • Người toxic luôn suy nghĩ tiêu cực: Vì cứ lo được lo mất, sợ bóng sợ gió nên họ luôn có những suy nghĩ tiêu cực. Họ khiến cho bản thân mệt mỏi và khiến cho người khác cũng mệt mỏi theo.
  • Người toxic kiểm soát cảm xúc không được tốt: Do có quá nhiều lo lắng và suy nghĩ tiêu cực, người toxic dễ gắt gỏng, khó chịu và khó có thể kiềm chế được sự nóng giận của bản thân. 
  • Người toxic hời hợt: Về cơ bản, toxic person luôn cho rằng người khác tài giỏi hơn mình là lỗi của người khác cho nên suy nghĩ của họ cũng đi theo lẽ đó. Họ không quan tâm đến người khác và những việc xung quanh, chỉ bo bo ích kỷ nên có tính quy chụp, nhận xét qua loa và vội vàng.
  • Người toxic dễ có hành vi thiếu đạo đức: Vì cái tôi cao và bảo thủ, tự đại, người toxic luôn có xu hướng hại người để đạt được điều mình mong muốn. Nếu “nồng độ độc” quá cao, họ có thể không từ các hành vi, thủ đoạn vi phạm đạo đức, pháp luật.
  • Người toxic rất giỏi giả làm người bị hại: Họ không có năng lực nên bị người khiển trách nhưng cố tình diễn như là kẻ bị hại do người khác cố ý làm khó mình. Những người không rõ tình huống sẽ đồng cảm với họ, lan truyền sự độc hại này. Cộng đồng mạng thường gọi đây là tính trà xanh.
  • Người toxic thích đổ lỗi cho người khác: Như đã nói ở trên, người toxic luôn cho rằng người khác giỏi hơn, siêng hơn, thành tích tốt hơn, vị trí cao hơn mình là lỗi ở người khác. Những sai lầm mắc phải đều là do lỗi của người khác. Cho dù là họ làm việc cá nhân và mắc lỗi thì họ sẽ cũng đổ lỗi tại sao người khác không giúp đỡ. Thật hết thuốc chữa!!!

Bạn nên tránh xa các mối quan hệ độc hại

II. Toxic là gì trong khi chơi game?

Trong game, nhất là những game online trực tuyến khi mà những game thủ có thể kết nối, lập team, trò chuyện, trao đổi cùng nhau,... rất hay xuất hiện người toxic.

Toxic person trong game hay cáu gắt, có thái độ thiếu văn minh, thiếu lịch sự, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của những người chơi game khác cùng nhóm, cùng team. Toxic person trong game nói nhẹ thì là người cộc tính nhưng thực chất họ là những người bẩn tính.

Nhiều người chơi game quá toxic và gây hoạ

Người toxic trong game thường có các biểu hiện sau, nếu bạn gặp phải thì hãy nhanh chóng rút nhóm và tránh xa.

  • Chửi thề liên tục: Chửi thề trong khi chơi game là điều thường thấy, có vài từ như là một dạng ngôn ngữ cửa miệng của giới trẻ nhưng phải ở mức độ cho phép. Người toxic khi chơi game hay chửi thề liên tục và vô tội vạ gây khó chịu, bực bội cho game thủ khác. Ngay cả trong những tình huống bình thường, đang nói chuyện bình thường mà vẫn có thể chửi thề thì bạn cần xem lại đồng đội của mình.
  • Phá game: Một bản tính đáng ghét của nhóm toxic person trong khi chơi game là phá game. Có thể là một kiểu ăn không được phá cho hôi hoặc là chỉ phá game vì thấy thích thú khi người khác nổi giận.
  • Than vãn và cằn nhằn: Thực ra không chỉ là trong game, trong bất cứ công việc cá nhân hay việc công, một người luôn than vãn và cằn nhằn luôn khiến người khác khó chịu. Nó là một biểu hiện của người toxic trong mọi lĩnh vực.
  • Hay đập phá khi chơi thua hoặc đồng đội hành động không được như ý muốn: Một trong những biểu hiện điển hình của toxic person khi chơi game là đập phá đồ đạc khi bị thua trận hay đồng đội hành động không theo kế hoạch.

Dừng ngay hành động toxic khi chơi game

Mặc dù tức giận và thất vọng nhưng xét cho cùng cũng là một trò chơi. Đập phá ở nhà thì không bàn đến, đập phá ở bên ngoài thì lại gây ảnh hưởng đến người khác. Dù ở đâu, hành động này cũng chính là sự toxic bộc phát của con người.

III. Toxic person và ý nghĩa hài hước

Đôi khi toxic person không phải hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Trên lý thuyết, toxic person là người lan tỏa suy nghĩ và hành vi tiêu cực của mình đến người khác. Đôi khi những suy nghĩ và hành vi này nó vẫn gọi là “độc” nhưng là độc lạ lùng và thú vị.

Ví dụ: Một youtuber hay tiktoker có điệu nhảy, cử chỉ nào đó rất dễ thương, rất bắt mắt khiến nhiều người bắt chước theo một cách vô thức. Cộng đồng mạng vẫn gọi người đó là “có độc”.

Nhiều điệu nhảy gây bão trên mạng xã hội

Ví dụ khác: Một tài khoản bất kỳ trong một cuộc tranh luận đưa ra một suy nghĩ táo bạo nhưng lại vô cùng hợp lý khiến nhiều người xem xong đều như vỡ lẽ ra. Cộng đồng mạng gọi người khởi xướng suy nghĩ táo bạo đó là “có độc”.

Toxic là gì? Nó không chỉ là độc đơn thuần mà còn mang nhiều tầng nghĩa bóng thú vị. Chúng ta đừng biến bản thân thành thứ độc mà mọi người xa lánh, hay khiến bản thân thành thứ độc ngọt ngào mà vui vẻ.

Bài viết nên đọc