Nghĩa đồng bào, Tình dân tộc là gì?

Mỗi khi được hỏi: dân tộc là gì?, người Việt Nam sẽ luôn tự hào bởi cội nguồn là con cháu rồng tiên, cùng nở ra từ bọc trăm trứng và cùng mở mang xây dựng non sông "Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền". Việt Nam xứng đáng được gọi tên là tổ quốc của nhiều dân tộc!

I. Định nghĩa dân tộc

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, định nghĩa dân tộc được quy định tại Từ điển luật học xuất bản năm 2010: “Dân tộc là cộng đồng chính trị – xã hội, được hình thành do sự tập hợp của nhiều tộc người có trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau cùng chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được quản lí thống nhất bởi một nhà nước.”

dan toc la gi

Những đặc trưng chủ yếu của dân tộc

  • Có chung một phương thức sinh hoạt kinh tế: đây là đặc trưng quan trọng nhất của dân tộc. Nền tảng vững chắc của cộng đồng dân tộc là cơ sở liên kết các thành viên của dân tộc, các bộ phận nhờ vào các mối quan hệ kinh tế.
  • Có thể sinh sống đan xen với nhiều dân tộc anh em hoặc sinh sống tập trung trên một lãnh thổ của một quốc gia: đặc trưng này muốn chỉ vận mệnh dân tộc một phần rất quan trọng gắn với việc xác lập và bảo vệ lãnh thổ đất nước.
  • Có ngôn ngữ riêng và có chữ viết riêng, có trang phục truyền thống,   làm nổi bật lên bản sắc từng vùng dân tộc: 
  • Dân tộc là một cộng đồng về văn hóa, tâm lý, tính cách…

Mỗi dân tộc lại có tính cách riêng. Thông qua sinh hoạt vật chất, sinh hoạt tinh thần của mỗi dân tộc sẽ là dấu hiệu để nhận biết tâm lý, tính cách của dân tộc đó. Mỗi dân tộc cũng có một nền văn hóa riêng biệt, không dân tộc nào giống được nền văn hóa của dân tộc khác.Văn hóa dân tộc được thể hiện là một nền văn hóa thống nhất, không bị chia cắt và phải được hình thành trong quá trình lâu dài của lịch sử. 

II. Đại gia đình các dân tộc Việt Nam

Hiện tại, Việt Nam vẫn khẳng định được số lượng đông đảo đến từ 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, không phải dân tộc nào cũng được hình thành và phát triển trên mảnh đất Việt Nam từ thủa ban sơ. Một phần do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước lân cận đã di cư và quyết định chọn mảnh đất Việt Nam làm khu vực sinh sống lâu dài. 

dai doan ket dan toc

Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc được nhận định là không đồng đều.Trong đó, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có điều kiện tiếp thu và sử dụng các ứng dụng khoa học nên trình độ phát triển tương đối ổn định, 53 dân tộc còn lại được gọi là thiểu số. Hiện nay, các dân tộc thiểu số sinh sống khắp các vùng miền cả nước nhưng chủ yếu ở một số khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung, Tây Nam Bộ; dân số còn lại sinh sống ở các tỉnh, thành phố trong cả nước.

mat tran to quoc

Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn luôn coi nhau như anh em một nhà và cùng chung sức xây dựng tổ quốc vững mạnh. Cho tới hiện tại, tuyệt nhiên không có tình trạng dân tộc đa số bức ép các dân tộc ít người, do đó cũng không tồn tại tình trạng nhóm dân tộc ít người nổi dậy chống phá. Đây cũng là vùng kinh tế-xã hội có xuất phát điểm thấp, đời sống vật chất và tinh thần còn có khoảng cách so với mặt bằng chung của cả nước. Vậy nên, chăm sóc nhóm dân tộc thiểu số là trách nhiệm lớn lao của toàn dân tộc.

III. Chuyện về một tộc người nguyện mang họ Bác Hồ

Các dân tộc Tà Ôi, Pa Kô, Vân Kiều nay gọi chung là dân tộc Tà Ôi. Họ sinh sống trên đại ngàn Trường Sơn thuộc ba tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, TT-Huế. Người Pa Kô, Vân Kiều trước kia sống khá tách biệt, ít tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cuộc sống của họ chỉ luẩn quẩn sống một mình giữa rừng sâu, có đời sống văn hóa lạc hậu, hủ tục hà khắc. Sau này, nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Bác Hồ, họ đã mạnh dạn ra khỏi rừng sâu để lập làng bản, hòa nhập cộng đồng về mọi mặt, nhất là trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo. 

dan toc

Năm 1957, khi Bác Hồ vào thăm tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh, với tấm lòng luôn hướng về Đảng và Bác Hồ, chính quyền đã cử đại diện ra gặp Bác để xin được mang họ Bác Hồ. Việc tự nguyện mang họ Hồ là 1 sự đột phá vượt qua khuôn khổ của luật tục, bổ sung vào những điều khoản mới thiêng liêng vào di sản văn hóa của nhóm dân tộc thiểu này. Đây là một nét đẹp trong truyền thống dân tộc của người Tà Ôi, mang ý nghĩa giáo dục các thế hệ tương lai về sự thủy chung, sắt son một lòng với cách mạng, với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

54 dan toc anh em

Có thể nói văn hóa Việt Nam là sự tổng hòa các giá trị văn hóa của 54 dân tộc anh em. Các dân tộc mãi luôn coi nhau như anh em một nhà, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng bảo vệ Tổ quốc như lời căn dặn của Bác Hồ.

Nếu bạn muốn biết thêm nhiều điều thú vị xoay quanh chủ đề dân tộc là gì, xin mời bạn hãy đến với mảnh đất mến khách hình chữ S này để nhận được lời giải đáp.

Bài viết nên đọc