Lá cờ Việt Nam – Biểu tượng thiêng liêng của Tổ Quốc

Lá cờ Việt Nam từ lâu đã gắn liền với lịch sử đấu tranh giữ vững nền độc lập dân tộc và trong công cuộc đổi mới phát triển để sánh vai với các cường quốc năm châu của nhân dân Việt Nam.

I. Cờ đỏ sao vàng được ấn định là Quốc kỳ Việt Nam khi nào?

Năm 1941, chương trình Việt Minh xác định “sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lấy lá cờ đỏ sao vàng năm cánh làm lá cờ toàn quốc”.

la co viet nam

Ngày 5/9/1945, cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc lệnh số 5-SL về việc bãi bỏ cờ quẻ ly và ấn định Quốc kỳ Việt Nam. Trong bản Hiến pháp nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa (9/11/1946): “Cờ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nền đỏ, giữa có sao vàng năm cánh”, Quốc kỳ Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam chính thức công nhận.

II. Ý nghĩa của Quốc kỳ Việt Nam

Nền cờ màu đỏ tượng trưng dòng máu đỏ, màu của ý chí, niềm tin và của tinh thần hy sinh chiến đấu của biết bao người dân Việt Nam. Ngôi sao màu vàng ở chính giữa tượng trưng cho ánh sáng của con đường cách mạng, là màu sắc của làn vàng và năm cánh sao tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp yêu nước bao gồm sĩ, công, nông, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.

quoc ky viet nam

Có thể trong cái nhìn của một số bạn bè quốc tế, cờ Việt Nam chỉ đơn điệu có ngôi sao vàng giữa nền cờ đỏ. Nhưng trên thế giới, hiếm có dân tộc nào lại trân trọng và yêu quý quốc kì của mình hơn người dân Việt Nam. Khách nước ngoài khi đến Việt Nam, họ thực sự bị choáng ngợp về văn hóa treo cờ nơi đây. Từ các ngày lễ cho tới dịp Tết truyền thống, khắp mọi miền tổ quốc đều hân hoan treo lên lá cờ đỏ sao vàng ở nơi  trang trọng và dễ nhìn thấy nhất. Hơn nữa, Cờ đỏ sao vàng năm cánh còn được sử dụng trong tất cả các sự kiện quan trọng của nhà nước, trở thành biểu tượng thiêng liêng, đại diện cho sức mạnh tinh thần của dân tộc, trở thành niềm tự hào của người dân Việt Nam.

hinh anh la co viet nam

III. Những lá cờ Việt Nam tạo lên dấu ấn du lịch

1. Cột cờ Hà Nội

Cột cờ Hà Nội được xây dựng vào đầu thế kỷ 19 dưới thời cai trị của vua Gia Long, với mục đích làm đài thiên văn. Đa phần chiến tranh đã tàn phá dấu tích của các công trình kiến trúc trong nội thành Hà Nội. May mắn thay, Cột cờ Hà Nội là một trong những công trình kiến ​​trúc hiếm hoi còn tồn tại được cho đến ngày nay.

Cột cờ Hà Nội

Hình ảnh Cột cờ đã trải qua nhiều thăng trầm lịch sử và được gắn với nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý. Sau thành công của Cách mạng tháng Tám năm 1945, lá cờ đầu tiên của Việt Nam tung bay trên đỉnh Cột cờ Hà Nội vào ngày 10/10/1954. Nơi đây đã trở thành cột mốc ghi dấu ngày giải phóng của thủ đô. Năm 1989, hình ảnh cột cờ 200 năm tuổi được in trên những tờ tiền đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và được công nhận là một di tích lịch sử.

Đây là di tích lịch sử nguyên vẹn nhất và lớn nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long, nằm trong khuôn viên Bảo tàng Lịch sử Quân sự. Lá cờ Việt Nam kiêu hãnh được đặt trên đỉnh tháp có độ cao 33m. Đỉnh tháp được thiết kế là một căn phòng hình bát giác, có tám cửa sổ nhìn ra tám hướng, đủ chỗ cho sáu người. Trung bình mỗi lá cờ sẽ được sử dụng từ hai đến ba tuần để đảm bảo sự trang trọng. Đến với Cột cờ Hà Nội, lựa chọn góc độ quan sát từ trên cao xuống, du khách tham quan sẽ được chiêm ngưỡng những khung cảnh vô cùng độc đáo.

2. Cột cờ Lũng Cú

Cột cờ Lũng Cú nằm ở điểm cực Bắc của Tổ quốc và là biểu tượng thiêng liêng của chủ quyền dân tộc Việt Nam.

Cột cờ Lũng Cú

Người ta truyền tai nhau rằng cột cờ đầu tiên đã tồn tại ở đây gần 1000 năm, kể từ cột cờ bằng gỗ lần đầu tiên được người anh hùng Lý Thường Kiệt làm ra. Đời đời người Việt Nam truyền nối, đã xây dựng cột cờ đó thành sắc vóc vững chãi như ngày hôm nay. Chiều cao của nó là 1468,73 m và có thiết kế tương tự như Cột cờ Hà Nội, với tám chiếc trống đồng canh giữ tám mặt của tháp bát giác. Quốc kỳ Việt Nam tung bay màu sắc thắm trên đỉnh tòa tháp 135 bậc thang có diện tích 54m², tượng trưng cho 54 dân tộc anh em gắn bó thâm tình.

Cột cờ Lũng Cú không chỉ là hiện thân của lịch sử mà ngày nay nó còn trở thành một địa điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến với mảnh đất Hà Giang say đắm lòng người.

3. Cột cờ tại mũi đất phía Nam của Tổ quốc

Nó được xây dựng vào năm 2016 và hoàn thành vào năm 2019 tại tỉnh Cà Mau của Việt Nam với tổng chiều cao của tháp là 24,5 mét. Cột cờ Việt Nam tại nơi đây thuộc khu du lịch Cabo Cà Mau, gần các di tích quan trọng khác của địa phương.

Cột cờ tại mũi

Kiến trúc của tháp với kết cấu kiên cố, hiện đại và đặc biệt chịu được sự khắc nghiệt của thời tiết. Bản sao Cột cờ Hà Nội chính là tại mảnh đất mũi Cà Mau này. Nơi đây được kỳ vọng sẽ trở thành điểm nhấn của khu vực và là địa điểm du lịch lý tưởng thu hút được sự quan tâm của du khách trong và ngoài nước.

Hình ảnh lá cờ Việt Nam mãi tung bay thể hiện cho sự đoàn kết một nhà của toàn thể dân tộc ta. Chỉ cần nhìn thấy màu cờ sắc áo của dân tộc, hàng triệu trái tim con người Việt Nam ở muôn nơi lại trỗi dậy sự tự hào và một lòng hướng về mảnh đất nghìn năm văn hiến. 

Bài viết nên đọc