Chuột Hamster ăn gì? Những kiến thức cần biết để nuôi chuột Hamster?

Ngày nay chuột Hamster đang có xu hướng trở thành thú cưng độc lạ của nhiều gia đình. “Vậy chuột Hamster ăn gì, chăm sóc có khó không?” là câu hỏi của rất nhiều người đang có dự định nuôi chuột Hamster.

1. Nguồn gốc của chuột Hamster?

Chuột hamster là giống loài được phát hiện bởi nhà động vật học người Anh George Robert WaterHouse trong chuyến khảo sát của mình. Ông đã đặt biệt danh cho chú chuột kỳ lạ mà mình tìm ra là “lông vàng”. Đến năm 1930 một số nhà khác lại tìm thấy những chủng loại tương tự khác ở sa mạc Syria.

chuột Hamster

Nhận thấy loài chuột này có những đặc điểm di truyền và tổ chức sống tương tự loài người. Do vậy vài năm sau đó các nhà khoa học đã  bắt đầu đưa chuột hamster trở thành động vật thí nghiệm cho các nghiên cứu về y khoa. 

2. Các loại chuột Hamster?

Dựa vào đặc điểm màu lông ta có thể chia chuột Hamster thành nhiều loại.

Hamster Winter White

Là loại chuột có nguồn gốc từ Châu Á, người ta thấy nó ở một số quốc gia như Mông Cổ, Trung Quốc. Loại chuột này có màu lông chủ đạo là trắng, mềm mịn, thân hình nhỏ bầu dục dài tầm khoảng 8-10cm. Đây là loài Hamster có tuổi thọ ngắn nhất trung bình chỉ từ 1,5-2 năm nên các gia đình muốn nuôi lâu dài nên chú ý.

Hamster Winter White

Hamster Robo

Đây là loài chuột có kích thước nhỏ chỉ khoảng 4-5cm và nặng khoảng 40-50g. Với ngoại hình nhỏ bé nên những chú chuột này rất nhanh nhẹn, đáng yêu. Loài này còn rất thông minh, nhiều trường hợp khi mới nuôi nhốt nó còn giả chết để cố tìm cách thoát ra khỏi lồng. Tuổi thọ trung bình của loài này là khoảng 3-4 năm.

Hamster Robo

Chuột Hamster Syrian

(Hamster Bear) loài chuột này có bề ngoài tròn trĩnh nhất trong các loài Hamster. Cơ thể chuột dài tới 8-15cm, thân hình tròn trịa cùng đôi chân ngắn nấp dưới lớp lông. Mọi người thường nuôi loài chuột này vì nó rất thân thiện với loài người, chiếc mũi ngoe nguẩy, đôi chân thoăn thoắt trông rất đỗi đáng yêu.  

hamster

Hamster Campbell’s

Loài này thường được nuôi rất ít ở Việt Nam bởi có nhiều trường hợp bị cắn do trêu đùa chú chuột này. Loài chuột này được phát hiện đầu tiên ở bắc trung quốc và một số bang của Nga. Loài chuột này có tuổi thọ ngắn sống từ 1,5-2 năm và thường chết do bị bệnh tiểu đường. Về ngoại hình thì loại chuột này thường có bộ lông màu trắng, trên lưng đốm xám hoặc đen đậm hơn ở hai bên bụng. Nếu bạn nuôi và huấn luyện tốt thì chú chuột này cũng không đến mức khó nuôi. 

cac loat chuot hamster

3. Tập tính, thói quen của chuột Hamster?

Để nuôi dạy và chăm sóc tốt thú cưng của mình thì bạn cần hiểu những tập tính và thói quen sống của nó:

  • Tích trữ thức ăn: Vốn có nguồn gốc từ loài gặm nhấm nên giống với các loại chuột thường khác Hamster thường dự trữ thức ăn về tổ của mình. Đặc biệt vào những ngày đông giá rét nó làm vậy để không phải rời khỏi tổ. 
  • Tập tính sống về đêm: Nhiều bạn cảm thấy bất ngờ vì chú chuột của mình ban ngày nằm im lìm, không ăn uống gì. Tuy nhiên đừng quá lo lắng vì chúng là loài “ngủ ngày, cày đêm” bạn phải mất một thời gian để huấn luyện chú chuột sống theo giờ sinh học đó. 
  • Ưa thích môi trường sống sạch sẽ, khô thoáng: Để đảm bảo chú chuột nhà bạn ăn khỏe, không bị bệnh tật thì cần giữ cho lồng chuồng luôn sạch sẽ, khô ấm. 
  • Là loài chỉ sống một mình: Thông thường khi đi săn mồi thì loài chuột thường hoạt động theo bầy đàn nhưng khi về tổ nó lại thích sự riêng tư hơn. Hãy đảm bảo không nhốt chung hai chú chuột trở lên vì chúng sẽ tranh giành chỗ ở và thức ăn của nhau. 

tap tinh hamster

4. Chuột Hamster ăn gì, uống gì?

Đây là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất với các bạn đang có ý định nuôi chuột. Mọi người có vẻ hơi lo ngại vì loài nhỏ bé này sẽ rất khó nuôi. Tuy nhiên chỉ cần nắm những điều nhỏ sau thì bạn có thể rước một chú chuột về ngôi nhà nhỏ của mình rồi đó:

  • Thức ăn: Chuột Hamster là loài ăn tạp như sâu bọ, rau củ,.. Tuy nhiên để chú chuột nhà mình không bị bệnh, phân không bị hôi thì nên cho ăn hạt, rau củ hoặc ngũ cốc đóng gói. Đặc biệt không nên cho ăn thịt vì sẽ rất dễ khiến nó cắn người.
  • Nước uống: Mặc dù trong rau củ quả đã chứa hàm lượng nước nhưng bạn vẫn cần bổ sung thêm nước cho chú chuột nhà mình. Nước phải đảm bảo sạch, đun sôi để nguội. Thỉnh thoảng cần hòa một lượng vitamin và khoáng chất vào nước giúp chú chuột có thêm sức đề kháng và hệ miễn dịch. Lưu ý nên đặt một lần ít nước để chú chuột uống xong và cất gọn, tránh để đổ vỡ làm ướt chuồng dẫn tới cảm lạnh. 
  • Chuồng ở: Như đã nói ở trên phần tập tính sống của Hamster, cần phải giữ cho chuồng ở luôn sạch sẽ, khô thoáng. bạn có thể nuôi trong lồng sắt, nhựa, kính mica giữ sao cho có khe hở để chuột còn lưu thông khí. Dưới lồng có thể lót bằng mùn gỗ hoặc vụn giấy mỏng để lồng được ấm và chống nấm mốc. Định kỳ hằng ngày hoặc vài ngày bạn phải dọn dẹp chuồng sạch sẽ để tránh vi khuẩn gây bệnh. Nếu diện tích nuôi rộng thì bạn có thể bố trí thêm một khu vui chơi dành cho chú chuột. Chắc chắn nó sẽ rất thích và trở nên thông minh hơn nhiều. 

chuot hamster an gi

Trên đây là những thông tin tổng quan về Hamster mong rằng bạn sẽ lựa chọn được loại Hamster thích hợp, chăm sóc chú pet nhà mình khỏe mạnh và phát triển thật tốt. 

Bài viết nên đọc