Những kiến thức khoa học thú vị về loài bướm mới nhất

Còn gì đẹp hơn khi được chiêm ngưỡng những chú bướm đầy màu sắc bay lượn trong khu vườn nhà mình. Hãy cùng tìm hiểu những kiến thức khoa học về loài vật này.

I. Bướm là con vật gì?

Bướm là loài côn trùng biết bay có tên khoa học là Lepidoptera. Chúng sở hữu bộ cánh mỏng được bao phủ bởi lớp vảy nhiều màu sắc. Theo tính toán đến nay trên thế giới có khoảng 170.000 loài bướm, vẫn còn nhiều loài mới được phát hiện nhưng chưa được công bố và đặt tên chính thức.

con buom

Ở Việt Nam ghi nhận hơn 1.200 loài phân bố ở mọi loại môi trường sống. Có hai loại bướm: bướm ngày và bướm đêm. Đặc điểm màu sắc của hai loại bướm này cũng có sự khác nhau.

con bươm bướm

Bướm ngày hoạt động vào ban ngày có bộ cánh sặc sỡ. Một số loài còn có khả năng thay đổi màu sắc dựa vào môi trường tự nhiên. Trong khi đó bướm đêm xuất hiện từ lúc hoàng hôn kéo dần về đêm. Số lượng lớn gấp 10 lần các loại bướm ngày.

con buom xinh

Các giai đoạn sinh trưởng của bướm tác động rất lớn đến sự sinh dưỡng và sinh sản của thực vật. Giai đoạn sâu gây phá hoại cây cối còn giai đoạn bướm lại giúp cây thụ phấn kết trái. 

1. Đặc điểm của loài bướm

Bướm là loài động vật biến thái nghĩa là đặc điểm cơ thể chúng thay đổi theo từng giai đoạn cuộc đời. Những chú bướm nhỏ có chiều dài khoảng 10cm và những chú bướm lớn hơn có thể dài tới 25cm.

con bướm bay

Mỗi chú bướm trưởng thành được phủ một lớp lông và vảy dày, chia thành 3 phần: đầu, ngực, bụng. Đầu mang một cặp mắt kép lớn, một đôi râu. Bướm ngày và bướm đêm khác nhau ở đôi râu. Ở bướm ngày râu thường tròn phủ ít lông còn bướm đêm râu mỏng và phủ nhiều lông hơn. Phần miệng được biến đổi thành chiếc vòi dài giúp chúng hút mật từ các loài hoa. 

con bướm đẹp

Ngực bướm gồm 3 đốt, mỗi đốt mang một cặp chân. Phần lưng của đốt giữa là một đôi cánh mỏng. Cánh bướm tuy mỏng nhưng rất khoẻ vì chúng có một hệ gân đặc biệt như một khung diều nâng đỡ toàn bộ đôi cánh. Tuỳ theo hình dạng đôi cánh mà chúng có những kiểu bay khác nhau. Những loài cánh to và rộng sẽ bay dập dờn còn những loài cánh mỏng và ngắn sẽ bay lướt trong không khí.

con bướm to

Màu sắc sặc sỡ của loài bướm được tạo nên từ hàng nghìn chiếc vảy li ti trên cánh. Càng trưởng thành màu sắc trên chiếc vảy càng phai dần theo thời gian. Những chú bướm non mới thoát nhộng sẽ có màu sắc tươi tắn hơn những chú bướm già sắp bước vào thời kỳ sinh sản.

2. Môi trường sống của bướm

Bướm là côn trùng sống trên cạn ở những thảm thực vật phong phú. Thường chúng sẽ sinh trưởng gần những vườn cây nhiều hoa. Vì các giai đoạn phát triển của bướm đều phụ thuộc vào thực vật ở gần đó.

con bướm

Thời kỳ sâu bướm sinh trưởng dựa vào nguồn lá cây có sẵn. Thời kỳ bướm trưởng thành hút mật từ cây hoa giúp hoa thụ phấn và kết trái. Mỗi năm có ít nhất 200 loài bướm di cư khỏi nơi cư trú để tìm kiếm môi trường sống thích hợp hơn. Chúng có thể di cư tới hơn nghìn km để trú đông.

3. Vòng đời sinh trưởng của bướm

Bướm là loài côn trùng biến thái hoàn toàn. Vòng đời sinh trưởng của chúng trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và bướm trưởng thành. 

vòng đời của con bướm

  • Trứng: Trứng được bướm cái đẻ trên lá hoặc thân cây. Thời gian trứng nở phụ thuộc vào loài bướm, nhiệt độ, khí hậu từ môi trường thường trung bình là từ 3-8 ngày. 
  • Ấu trùng (sâu bướm): Ấu trùng được phát triển từ trứng. Ngay sau khi nở chúng sẽ ăn lớp vỏ trứng. Sau đó chúng mới bắt đầu ăn lá cây và tiến hành lột xác nhiều lần. Mỗi lần lột xác sâu bướm sẽ to hơn và có lớp da dày hơn.
  • Nhộng: Nhộng được xem là giai đoạn biến đổi mạnh mẽ nhất trong quá trình phát triển của bướm. Giai đoạn này cơ thể chúng sẽ nghỉ ngơi chờ thời điểm thích hợp về ánh sáng, nhiệt độ để thoát kén.
  • Trưởng thành: Đây là giai đoạn cuối cùng của vòng đời bướm. Chúng xây dựng lớp biểu bì dày trên cơ thể, làm khô và cứng đôi cánh. Chỉ sau vài giờ thoát kén chúng sẽ bay đi và mở ra một vòng đời mới.

II. Những sự thật thú vị ít ai biết về loài bướm

Nam Cực là châu lục duy nhất trên Trái Đất không có sự xuất hiện của loài bướm. Vì chúng là động vật máu lạnh nên không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thích nghi được với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Bướm chỉ có thể sống ở nhiệt độ khoảng 27-38 độ C.

buom xinh

Tuy nhỏ nhưng có võ khi một chú bướm có thể bay với tốc độ ngang một chiếc xe hơi. Thật đáng kinh ngạc khi vận tốc bay của chúng có thể lên đến 50km/h.

Sâu bướm không có xương nhưng lại sở hữu hơn 1.000 cơ bắp. Tuy kích thước chỉ xấp xỉ ngón chân út nhưng nhờ bó cơ khỏe mạnh giúp chúng di chuyển với tốc độ nhanh thoát khỏi những kẻ săn mồi.

hình ảnh con bướm

Cánh của bướm là một lớp màng trong suốt có thể cho ánh sáng xuyên qua. Điều này giúp chúng có thể thay đổi màu sắc khác nhau khi hấp thụ ánh sáng và diệp lục. 

Thế giới tự nhiên luôn đem đến cho chúng ta những bất ngờ thú vị. Và bướm cũng là một loài côn trùng mang màu sắc và vòng đời đặc biệt. Hy vọng bài viết cung cấp những thông tin thú vị về loài bướm - con vật tạo nên khu vườn thơ mộng cổ tích.

Bài viết nên đọc