Sâm Cầm là con gì? Món ăn săn lùng với giá hàng triệu đồng có gì đặc biệt?

Sâm Cầm con là gì? Sâm cầm có gì đặc biệt làm nhiều người đổ xô săn lùng và ao ước được một lần thưởng thức. Dành ra 30 giây để tìm hiểu những điều có thể bạn chưa biết về Sâm Cầm.

I. Sâm Cầm là con gì?

Sâm Cầm là loại chim thuộc họ Gà nước với danh pháp khoa học là Fulica Atra. Sâm cầm là loài chim di thực và được biết đến với tên gọi dân gian khác như chim Sâm, chim Cốc…

sam cam la con gi

1. Nguồn gốc của chim Sâm Cầm

Theo truyền thuyết xưa, sâm cầm được bắt nguồn từ câu chuyện:

“Người dân ở làng nọ mắc bệnh không thuốc chữa và cứ thế chết dần. Không thuốc nào có thể cứu sống được người dân. Cô gái nọ nhớ đến lời cha mình kể rằng, ông thấy ở dãy Trường Bạch có loài chim thường ăn rễ cây cỏ nhỏ kỵ nước. Loại chim đó nhờ ăn cây rễ này mà đã chống chịu được mọi khắc nghiệt của thời tiết.

Cô gái con thợ săn nhanh chóng lên đường vượt qua giá rét để đến núi Trường Bạch. Vì quá mệt mỏi, cô gái đã thiếp đi. Đến khi tỉnh dậy, cô thấy có loài chim đang đào bới rễ của gốc cây nhỏ và ăn chúng. Cô liền bò đến để đào rễ và ăn ngấu nghiến.

Thật kỳ lạ, cô thấy mình tỉnh và khoẻ hơn hẳn dù trước đó rất đói khát. Cô hạnh phúc, đào rễ đem về phân phát cho những người ốm trong làng. Thật may mắn, người dân đã thoát chết khi uống rễ cây này. Bệnh dịch từ đó tiêu tan.

Người ta đặt tên cho thuốc quý đó là nhân sâm. Loài chim ăn rễ cây đó chính là Sâm Cầm”.

2. Đặc điểm của loài chim Sâm Cầm

Sâm Cầm có loài chim có kích thước không lớn và chỉ nặng 0,5 - 0,8kg khi trưởng thành. Sâm cầm có thân bầu, đầu và cổ khá dài, mắt đỏ, mỏ vàng nhọn, mào có màu trắng ngà hơi nhô.

dac diem cua sam cam

Sâm Cầm được phủ lớp lông đen nhưng lông đuôi màu thẫm hơn, vùng bụng lông xám. Phần cánh có lớp lông ngắn và có màu phớt tím. Sâm Cầm sở hữu đôi chân dài với 4 ngón mỗi bên và có lớp màng mỏng để nó có thể bơi và lặn.

3. Thức ăn của Sâm Cầm là gì?

Trong tự nhiên, Sâm Cầm chủ yếu ăn động thực vật trong ao hồ, đầm lầy. Với khả năng lặn sâu, nó có thể ăn ốc, tôm, cua, cá hoặc loại rễ cây mọc trong nước.

Với lợi ích kinh tế, Sâm Cầm được người ta thuần hoá và chăn nuôi thành các trang trại. Trong môi trường nuôi nhốt, sâm cầm ăn rau, củ quả, bột ngô, bột sắn, cám… đôi khi là thịt tôm, tép xay nhỏ. Tuy nhiên thức ăn chính của chúng vẫn là rau củ quả hoặc thức ăn công nghiệp.

sam cam an gi

4. Tập tính sinh sản của Sâm Cầm

Sâm Cầm thường sinh sản vào đầu mỗi mùa mưa và đẻ từ 8 - 10 trứng. Con mái sẽ ấp trứng trong 25 - 30 ngày để nở thành con non. Chỉ sau vài tiếng, con non đã có thể bơi theo bố mẹ để kiếm ăn nhưng chưa thể bay. Lúc này, Sâm Cầm con rất cần sự bảo vệ của bố mẹ.

tap tinh sinh san cua sam cam

5. Sâm cầm - Loài chim di cư

Sâm Cầm là loài chim di cư nên khả năng bay của chúng rất tốt. Vào thời tiết băng giá, Sâm Cầm sẽ tìm đến vùng ấm áp như phía Nam và phía Tây. Sâm cầm chủ yếu phân bố ở Ấn Độ, Trung Á, Nam Liên Xô, Tây Bắc châu Phi và phía Nam châu Âu…

Tại Việt Nam, Sâm Cầm thường sinh sống ở Hải Dương, Bắc Ninh, Ninh Bình và cửa sông Thái Bình, sông Hồng.

“Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây”

Trước đây, Sâm Cầm rất thích về Hồ Tây để tìm ăn sen quý. Trước khi đến Hồ Tây, chúng thường nghỉ ngơi tại ngã ba sông Lô - sông Thao - sông Hồng. Thế nhưng theo thời gian sự quý hiếm Sâm Cầm ngày càng thấy rõ bởi sự săn bắt của con người và thay đổi khắc nghiệt thời tiết.

6. Sâm Cầm - Đặc sản tiến Vua

Vào thời Vua Tự Đức thứ 17 (1857), quanh vùng Hồ Tây thường tiến Vua 10 đôi Sâm Cầm vào dịp Tết Nguyên Đán. Những đôi Sâm Cầm này được tuyển chọn một cách kỹ lưỡng. Đến năm Tự Đức thứ 24 mới bãi bỏ tục lệ tiến công loài chim quý này.

Sâm Cầm là đặc sản cao lương mỹ vị mà chỉ giới hoàng tộc mới được thưởng thức. Sâm Cầm được xếp vào hàng cực phẩm trong thế giới ẩm thực. Vào cuối thế kỷ 19 cũng có một vài cửa hàng ở Hà Nội buôn bán đặc sản Sâm Cầm. Cửa hàng này luôn luôn đắt khách nhưng họ không dám trưng bày rầm rộ vì sợ phạm thượng.

sac san tien vua sam cam

7. Tác dụng của Sâm Cầm là gì?

Sâm Cầm sở hữu lớp thịt mềm màu đỏ tươi và thường được chế biến hết sức cầu kỳ tạo thành món ăn đặc sản. Thịt Sâm Cầm rất lành tính có tác dụng tăng cường sức khỏe.

Những người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, trẻ em suy dinh dưỡng… nên ăn sâm cầm. Sâm Cầm kết hợp cùng kỷ tử, hạt sen, đương quy, thục địa, nhân sâm giúp bồi dưỡng sức khỏe rất tốt.

tac dung cua sam cam

Ngày nay, Sâm Cầm được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản như Sâm Cầm hấp, nướng, xôi Sâm Cầm hoặc tiết canh Sâm Cầm… Mỗi món ăn đặc sản sâm cầm thường có giá lên đến tiền triệu nhưng không đủ nguồn cung.

Theo kinh nghiệm dân gian, cắt chân Sâm Cầm rồi sấy khô, ngâm với rượu trong thời gian dài rất tốt cho sức khỏe. Rượu thuốc này giúp gân xương mạnh mẽ, chân tay cứng cáp, giảm đau nhức và tăng sức dẻo dai.

II. Sâm Cầm - Loài chim mang đến kinh tế cao

Với giá trị dinh dưỡng cao, Sâm Cầm đã được nhiều trang trại nuôi công nghiệp. Nhiều hộ gia đình đã nuôi và nhân giống thành công Sâm Cầm để kinh doanh. Việc kinh doanh sâm cầm từ việc chăn nuôi đã mang đến nguồn lợi kinh tế rất lớn cho người dân.

Kỹ thuật nuôi sâm cầm không quá phức tạp. Điều quan trọng nhất khi nuôi Sâm Cầm phải có hồ nước sạch sẽ để chim bay nhảy, vận động thoải mái. Hồ nước này cần thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông bởi Sâm Cầm chịu lạnh không giỏi. Bạn có thể che chắn gió cho chuồng Sâm Cầm vào ban đêm hoặc mùa đông.

Trong hồ nước cần có những cây thuỷ sinh như lục bình hoặc bèo... Phía trên sâm cầm cần có tán cây to để tạo thành bóng mát cho Sâm Cầm nghỉ ngơi.

Vệ sinh chuồng trại Sâm Cầm là điều chủ nuôi hết sức quan tâm để phòng ngừa dịch bệnh. Bạn nên vệ sinh chuồng định kỳ để loại sạch phân chim, tạo môi trường sạch sẽ cho sự phát triển của Sâm Cầm.

Sâm Cầm hiện chưa có tên trong Sách đỏ Việt Nam. Nhưng thời tiết thay đổi và sự quý hiếm của nó đã làm loài chim này giảm dần. Mong rằng loài chim này được giữ gìn và bảo vệ để tránh săn bắt và bị tuyệt chủng trong tự nhiên.