Chế độ quân chủ là gì? Hiện nay trên thế giới còn tồn tại không?

Bạn có biết, hiện nay trên thế giới vẫn còn một số nơi tồn tại chế độ quân chủ. Vậy chế độ quân chủ là gì? Bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn tìm được câu trả lời.

I. Chế độ quân chủ là gì? 

Chế độ quân chủ còn được gọi là chế độ quân quyền, là một hình thức thể chế chính trị phổ biến. Trong nhà nước đó, người đứng đầu là vua, vua làm chủ mọi quyền lực và nắm quyền quyết định. 

Hình thức này thường được dùng phổ biến ở các thời kỳ phong kiến, thời kỳ nô lệ. Thậm chí, một số nước tư sản cũng sử dụng chế độ này nhưng ở một phạm vi hạn chế hơn. Nguyên tắc chọn đời vua tiếp theo chính là cha truyền con nối, vậy nên nếu không bị lật đổ, đất nước sẽ không bị coi là đổi chủ.

Chế độ quân chủ là gì

Chế độ quân chủ chuyên chế là gì? Tại sao lại coi là chuyên chế, vì tại đất nước đó, vua được tôn sùng ngang với trời. Vua ban ra các điều luật, nhưng lại không bị các điều luật đó hạn chế. Vua và hoàng tộc còn được hưởng rất nhiều đặc quyền khác. 

Chế độ này xuất hiện ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Bởi hầu như ở đâu cũng từng trải qua chế độ chủ nô và phong kiến. Việt Nam cũng vậy, tuy nhiên nó đã bị bãi bỏ từ rất lâu về trước. 

II. Phân biệt các chế độ quân chủ

Chế độ quân chủ được chia làm hai loại là quân chủ lập hiến và quân chủ chuyên chế. Chúng có sự khác nhau giữa quy mô, đặc điểm và vị trí hình thành. 

1. Quân chủ lập hiến

Quân chủ lập hiến là hình thức của một nhà nước mà ở đó quyền lực không tập trung vào tay vua. Vua không nắm thực quyền, quyền lực nằm trong tay quốc hội hoặc Đảng do thủ tướng đứng đầu.

Tuy vua có thể quyết định được một số vấn đề thuộc phong kiến, nhưng luật pháp hoặc hiến pháp lại do Quốc hội đặt ra. Trong trường hợp này, nhà vua vẫn phải tuân theo pháp luật chung của nhà nước.

Quân chủ lập hiến tồn tại chủ yếu ở những thời kỳ đấu tranh lên chủ nghĩa. Như tại Việt Nam, chế độ lập hiến diễn ra vào cuối thế kỷ triều Nguyễn tồn tại. 

Quân chủ lập hiến

2. Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế là hình thức tồn tại mà mọi quyền hạn đều tập trung vào tay vua, thường xuất hiện ở thời kỳ Trung Đại. Những thứ giúp nhà vua thực thi quyền lực là luật pháp, nhà tù và quân đội. 

Nếu xuất hiện những phe đối lập, nhà vua trực tiếp đàn áp bằng vũ lực để bảo vệ quyền lợi. Hiến pháp không tồn tại, nếu có cũng không thể sáng bằng luật của vua. Dân chúng gần như thờ phụng vua chúa, coi là người tối cao và không thể xâm phạm.

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế thường xuất hiện ở những quốc gia phong kiến phương Đông. Thậm chí hiện nay, chế độ này vẫn còn được duy trì ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, nó không còn nhiều hạn chế như những thời kỳ ban đầu. 

III. Chế độ quân chủ tại Việt Nam

Tại Việt Nam có tồn tại hình thức này. Vậy chế độ quân chủ là gì và được thể hiện như thế nào tại Việt Nam? 

Thời kỳ xuất hiện rõ nét nhất chính là vào thời vua Gia Long thời Nguyễn. Khác với các đời vua khác, Gia Long thâu tóm mọi quyền lực bằng cách đặt ra chủ trương “tứ bất - bốn không". 

Dần dần, khi chế độ phong kiến ngày càng suy yếu, tầng lớp quý tộc và địa chủ dần chia đều quyền lực. Họ cũng có tham vọng với địa vị cao nhất, triều đình không còn nhúng tay vào được nhiều thứ.

Đến khi nông công có ý thức, đứng lên đấu tranh và phân chia lại giai cấp thêm một lần nữa. Lúc này, để kìm hãm sự bành trường của các thế lực khác và quyền hạn của nhà vua, hiến pháp được ra đời. Vậy nên, ở những thời kỳ cận xã hội chủ nghĩa, nhà nước ta là nhà nước quân chủ lập hiến.

che do viet nam

Hiện tại, xã hội Việt Nam đã mất chế độ quân chủ mà thay bằng xã hội pháp trị. Đứng đầu vẫn là Đảng và Quốc Hội, tuy nhiên quyền lực lại san bằng. Người dân cũng có quyền quyết định một số vấn đề, được tôn trọng và lắng nghe ý kiến. 

IV. Các quốc gia còn tồn tại chế độ quân chủ 

Hiện nay, trên thế giới vẫn còn tồn tại chế độ quân chủ. Theo thống kê, có đến 44 nước vẫn sử dụng chế độ này. 

Nổi tiếng nhất và được mọi người biết đến chính là cố Nữ hoàng Anh Elizabeth II. Bà là vị nữ hoàng thứ hai của vương quốc Anh, cũng là nữ hoàng của 15 quốc gia độc lập khác (còn được gọi là khối thịnh vượng chung Anh).

Nữ hoàng Anh Elizabeth II

Tại châu Âu cũng còn nhiều nước duy trì chế độ quân chủ. Một số cái tên khác như Vương quốc Tây Ban Nha, Thân vương quốc Monaco, Đại công quốc Luxembourg, Vương quốc Bỉ, Vương quốc Hà Lan, Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Thuỵ Điển và Thành quốc Vatican.

Tại châu Á cũng có đến 7 nước tồn tại chế độ quân chủ. Chúng chủ yếu tập trung ở khu vực Trung Đông. Đông Á có Nhật Bản và Đông Nam Á có Thái Lan, Campuchia, Brunei và Malaysia. Tại Châu Phi và châu Thái Bình Dương cũng có một bộ phận nhỏ. 

Vậy là các bạn đã được tìm hiểu và đáp án của câu hỏi Chế độ quân chủ là gì. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích về chế độ quân chủ từng tồn tại lâu đời trên thế giới. 

Bài viết nên đọc