Các loại từ láy thông dụng và tác dụng của từ láy trong văn học

Từ láy được áp dụng rất nhiều trong văn thơ, bài hát. Ngay cả những bài viết, bài post Facebook bạn gặp không ít từ láy. Từ láy giúp câu văn, câu nói có nhịp hơn, có âm điệu hơn và chứa đựng nhiều cảm xúc. Vậy từ láy là gì? Các loại từ láy được sử dụng nhiều nhất? Tác dụng của từ láy trong văn học và đời sống? Đến với bài viết dưới đây để trả lời những câu hỏi trên nhé.

I. Giải thích từ láy là gì?

Từ láy được hiểu là một dạng đặc biệt của từ phức. Chúng được cấu tạo bởi 2 tiếng trở lên và thường vần với nhau ở âm đầu, âm cuối, vần hay cả âm đầu và âm cuối (hay nguyên âm hoặc phụ âm được vần giống nhau hoặc chỉ 1 phần nguyên âm và phụ âm được láy như nhau).

Khác với từ ghép đa phần các từ cấu thành đều có nghĩa, từ láy thường chỉ có 1 từ có nghĩa không thể có nghĩa khi đứng riêng lẻ.

tu lay la gi

Trong tiếng Việt, từ láy thường bao gồm từ 2 tiếng trở lên và tối đa là 4 tiếng. Trong đó, những từ láy 2 tiếng được sử dụng khá tiêu biểu và phổ biến nhất.

Một từ được coi là từ láy khi chúng có phần âm ngữ lặp lại, vừa có biển đổi như từ “long lanh” lặp âm đầu và đối ở phần vần. Ngoài ra, chỉ có những từ có điệp mà không có đối thì mới là dạng láy của từ chứ không phải là từ láy như nhà nhà, người người….

Ví dụ các từ láy: lấp lánh, long lanh, xanh xanh, ào ào, thăm thẳm…

II. Khám phá các loại từ láy phổ biến

Dựa vào khái niệm, cấu tạo, cấu trúc giống nhau của những bộ phận, ta có thể chia từ láy trong tiếng Việt thành 2 loại chính là láy toàn bộ và láy bộ phận. Cụ thể:

1. Từ láy toàn bộ

Đây là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần, dấu câu ví dụ như xanh xanh, ào ào, luôn luôn, xa xa,… Thông thường, những từ láy toàn bộ dùng để nhấn mạnh một vấn đề, sự vật, sự việc, hiện tượng.

Trong một số trường hợp, người dùng tạo ra từ hài hòa, tinh tế khi dùng từ láy vào để thay đổi về phụ âm cuối, thanh điệu. Ví dụ: tim tím, thoang thoảng, mơn mởn…

2. Từ láy bộ phận

Đây là loại từ được láy có phần âm hoặc phần vần giống nhau. Dấu câu có thể giống hoặc khác tùy vào cách sử dụng.

Dựa vào bộ phận được lặp lại, ta cũng chia từ láy thành 2 loại là láy âm và láy vần:

  • Láy âm: Là từ có phụ âm đầu giống nhau và có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: mếu máo, ngơ ngác, xinh xắn, mênh mông…
  • Láy vần: Là từ có phần vần giống nhau và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy. Ví dụ: đìu hiu, lao xao, liêu xiêu, chênh vênh…

Trong đó, từ láy bộ phận được sử dụng phổ biến hơn từ láy toàn phần vì chúng có nhiều từ, dễ phối âm và vần hơn. Ở kiểu láy này, từ chứa một tiếng rõ nghĩa gọi là tiếng gốc. Số từ láy có tiếng gốc đứng sau chiếm đa số hơn số từ láy có tiếng gốc đứng trước.

III. Tác dụng của từ láy là gì?

Trong kiến thức Ngữ Văn và đặc biệt về phần từ láy, học sinh sẽ được dạy về tác dụng của loại từ này. Từ đó có thể thấy, từ láy là một dạng từ được sử dụng phổ biến trong cả văn nói lẫn văn viết. 

Từ láy xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của từ ngữ. Từ láy còn có khả năng thêm nhạc tính cho từ, làm cho từ có tính nhạc, tạo nên những từ gọi là “từ tượng thanh”, từ tượng hình”.

tac dung cua tu lay

Xuất phát từ chính sự biến đổi linh hoạt đó, từ láy dần xuất hiện nhiều hơn. Chúng thường được dùng nhằm mục đích:

Nhấn mạnh, miêu tả vẻ đẹp của phong cách, hiện tượng, hình dáng của sự vật

Diễn đạt tâm trạng, cảm xúc, âm thanh, tình trạng,… của con người, sự vật, sự việc và hiện tượng trong cuộc sống.

Từ láy có tác dụng hỗ trợ nhấn mạnh ý nghĩa cho câu. Thông thường người dùng sẽ đưa từ láy vào câu nói, văn viết. Từ đó câu văn tạo điểm nhấn cho sự vật, sự việc muốn nhắc đến. Từ đó đem đến cho con người cái nhìn đa chiều, sâu sắc hơn.

IV. Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cấu tạo của từ vựng Việt Nam rất phức tạp và dễ khiến người khác nhầm lẫn trong quá trình sử dụng hay phân biệt. Để học sinh nhận thức và tháo gỡ những khúc mắc về từ láy, cùng nêu ra những đặc điểm dễ nhận biết ở từ láy và từ ghép.

1. Từ ghép là gì?

Đầu tiên, ta cần phải hiểu định nghĩa của từ ghép. Từ ghép là những từ được cấu tạo bằng cách ghép các tiếng lại với nhau. Các tiếng này được ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.

Ví dụ về từ ghép:

  • Quần áo => quần và áo đều mang nghĩa về trang phục và công dụng là dùng để mặc.
  • Ông bà => ông và bà đều mang nghĩa là người thân trong gia đình.
  • Cây cỏ => cây và cỏ là những loài thực vật sống bằng dinh dưỡng từ đất, ánh sáng và không khí.

2. Nghĩa của 2 tiếng tạo thành nó

Đối với từ ghép, có thể cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa khi đứng riêng lẻ. Trong khi đó, từ láy thì không từ nào có nghĩa hoặc chỉ đúng 1 từ có nghĩa.

Ví dụ:

  • Hoa quả là từ ghép vì từ “hoa”, “quả” khi đứng riêng đều có nghĩa xác định. Còn từ long lanh thì chỉ “long” có nghĩa, nhưng từ “lanh” thì không xác định là nghĩa như thế nào khi đứng riêng.

3. Giữa 2 tiếng tạo thành từ

Giữa các tiếng tạo ra nếu không có sự tương đồng về âm hoặc vần thì đó chắc chắn là từ ghép và ngược lại là từ láy.

Ví dụ:

  • Cây lá là từ ghép vì không có âm hoặc vần giống nhau. Còn từ “ngay ngắn” thì phụ âm đầu cùng một âm tiết nên là từ láy.

4. Đảo vị trí các tiếng trong từ

Cách dễ dàng nhất để phân biệt từ ghép và từ láy là đảo lộn các tiếng với nhau.

Đối với từ ghép, khi ta đổi trật từ vị trí các tiếng mà đọc lên, ta vẫn hiểu được nghĩa và nó vẫn có ý nghĩa cụ thể. Nhưng từ láy thì không có ý nghĩa nào.

Ví dụ:

  • Từ “loè loẹt” là từ láy âm vì khi ta đảo ngược lại “loẹt loè” không có ý nghĩa gì. Nhưng từ “ba mẹ” khi đảo ngược lại là “mẹ ba” vẫn có nghĩa.

Tiếng Việt có vốn từ vô cùng đa dạng và phong phú. Vì vậy, trong thời gian ngắn, ta sẽ khó có thể nhận biết về từ láy hay cách phân biệt chính xác giữa từ láy và từ ghép. Nhưng khi tiếp xúc và học hỏi thường xuyên thì trình độ được nâng cao nhiều hơn.