Bản ngã là gì? Bản ngã tác động đến con người như thế nào?

Từ khi sinh ra mỗi chúng ta chỉ là một tờ giấy trắng hay nói cách khác bản ngã của mỗi người đều như nhau. Vậy bản ngã là gì, tác động như thế nào đến cuộc sống con người.

1. Bản ngã là gì?

Theo từ điển Hán Việt thì “bản” có nghĩa là “bổn”, “ngã” có nghĩa là “tôi”, từ ghép “bản ngã” có nghĩa là cái tôi của chính mình. Trong Triết học thì “cái tôi” bao hàm nhận thức của mỗi người phân biệt chủ thể này và những chủ thể khác. Trong tâm lý học thì “cái tôi” chính là phần cốt lõi tính cách của mỗi người và chịu tác động của các nhân tố khách quan như gia đình, xã hội. Sigmund Freud đã nói rằng ”cái tôi “, ”nó“ và ”cái siêu tôi“ là ba phạm trù cơ bản của tâm lý học.

ban nga la gi

“Cái tôi” xuất hiện đồng thời vào lúc con người được sinh ra tiếp xúc với thế giới quan. “Cái tôi” chi phối những cảm xúc, cách cư xử sao cho thể hiện được mong muốn của mình, kiềm chế những hành động xấu trái với đạo đức. Ví dụ đứa trẻ mới sinh ra khi nó cảm thấy khát sữa thì “cái tôi” sẽ chỉ huy các hành động nhằm thực hiện được mong muốn của nó như khóc lên. Còn theo triết lý Phật giáo thì ”cái tôi“ là lý tưởng sống, niềm tin vào bản thân mình và ý thức tự chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình. Các nhà sư quan niệm rằng một khi cái tôi càng lớn lên, con người càng gây ra nhiều nghiệp chướng, sai lầm. Do vậy “bản ngã” hay sự tự do của mỗi cá nhân cần có giới hạn và nằm trong một khuôn khổ nào đó.

ban nga cua moi nguoi

2. Cơ chế hoạt động của bản ngã trong con người 

  • Bản ngã hoạt động theo một vòng tuần hoàn: Kiểm soát - Xây dựng và duy trì - Phản chiếu.
  • Kiểm soát: Bản ngã sẽ khiến con người chúng ta có tính kiểm soát, những thứ thuộc về chúng ta chỉ có bản thân mình mới có quyền được điều khiển.
  • Xây dựng và duy trì: Những gì mà bản ngã kiểm soát thì sẽ luôn muốn bảo vệ, xây dựng nó càng lớn mạnh. Bạn không muốn ai xâm phạm đến những gì thuộc về bạn. Và bạn thích cảm giác tự chủ, độc chiếm, muốn thể hiện bản thân mình có đủ năng lực để quyết định tất cả, muốn mọi người phải nghe theo mình. 
  • Phản chiếu: Con người chúng ta không thể nhìn thấy “bản ngã” của chính mình. Chúng ta phải nhìn nhận nó thông qua ánh mắt, đánh giá từ người khác. Chính nhờ những ánh mắt và lời nhận xét khách quan đó mới giúp chúng ta có thể thay đổi, kiềm chế “cái tôi” của bản thân.

ban nga cua con nguoi

3. Bản ngã tác động đến con người như thế nào?

Ảnh hưởng đến tính cách

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng cái tôi chi phối phần lớn đặc điểm tính cách của mỗi người. “Bản ngã” xây dựng cho mỗi người lối sống ích kỷ, thượng đẳng, kiêu ngạo, luôn khinh bỉ và thích phán xét người khác. Bởi lúc đó họ thấy mình là người siêu đẳng, người chiếm hữu tất cả hay “cái rốn của vũ trụ”. Họ mặc định rằng mình là cấp trên và yêu cầu mọi người phải tôn sùng mình. Ngược lại đôi khi quá trân trọng những thứ  mình có lại sinh ra tâm lý sợ hãi đánh mất, quan trọng hóa vấn đề dẫn đến tính cách cau có, phát điên với mọi thứ xung quanh.

Ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc

“Bản ngã” xây dựng cho con người những suy nghĩ tiêu cực. Thâm tâm chúng ta đã luôn nghĩ mình là người tài giỏi xuất chúng không chịu lắng nghe ý kiến của mọi người. Và những cảm xúc khổ đau bất an trong cuộc đời mỗi người đa phần đều xuất phát từ cái tôi thái quá. Khi tính chiếm đoạt quá cao bạn sẽ luôn có suy nghĩ bế tắc, cảm xúc dễ bị lung lay trước một biến cố nhỏ. 

Mất kiểm soát

Người ta thường nói rằng “Suy nghĩ tạo nên hành động”, một khi bản ngã đã tạo nên những suy nghĩ tiêu cực thì hành động xuất phát từ suy nghĩ cũng chẳng thể tốt đẹp được. Các nhà tâm lý học đã đưa ra nghiên cứu rằng những người sở hữu “cái tôi” quá lớn thường có xu hướng đổ lỗi cho người khác hoặc phản ứng tiêu cực đối với những thứ xảy ra trái ý muốn của họ. Đây là một hành động xấu, thiếu trách nhiệm và điều này sẽ rất dễ mất thiện cảm với những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ cảm thấy khó chịu vì bạn luôn cố gắng tỏ rõ tham vọng của mình, tìm mọi cách để chi phối mọi người nhằm đạt được mục đích của mình.

4. Cách kiểm soát bản ngã của mình

Hãy chấp nhận thử thách, chấp nhận sự thật

Bản tính của những người có “cái tôi” quá lớn đó là sự cố chấp. Hãy chấp nhận rằng cuộc đời ai cũng phải trải qua khó khăn khiến ta phải vấp ngã. Và chuyện thất bại là lẽ thường tình. Điều quan trọng là sau vấp ngã bạn đứng dậy và bước tiếp như thế nào. Hãy chấp nhận sự thật rằng có lúc mọi thứ không thể đúng kỳ vọng của mình, thậm chí không thể hoàn hảo được. Hãy nỗ lực bằng chính bản thân mình, đừng kỳ vọng hay áp đặt người khác phải giúp đỡ mình.

cach kiem soat ban nga

Ngừng so sánh bản thân với những người xung quanh

Con cá chỉ có thể bơi giỏi khi nó ở dưới nước và con chim chỉ bay giỏi khi nó ở trên bầu trời. Con cá không thể làm tốt công việc của con chim và con chim cũng không thể bơi giỏi được. Vậy nên mỗi người chúng ta sinh ra với một sở trường riêng, không ai có thể hoàn hảo được. Việc so sánh bản thân với người khác chỉ gieo thêm mặc cảm, tự ti ngược lại một số thì quá tự mãn với những thứ mình làm được. Thay vào đó nên trân quý những thứ mà hiện tại bạn đang có, sống thật với chính mình, luôn nỗ lực hoàn thiện bản thân hơn. Con người chúng ta không có giới hạn nào cả, hãy cố gắng để thật giỏi một lĩnh vực và những lĩnh vực khác tuy mình không giỏi nhưng đủ am hiểu. 

ngung so sanh ban nga

Tập lắng nghe người khác

Thay vì chia sẻ quá nhiều thì bạn nên dành thời gian lắng nghe. Ngoài kia có thể có nhiều người tốt nhưng cũng không thiếu kẻ xấu tuy nhiên việc lắng nghe sẽ giúp bạn nhìn nhận bản thân, cuộc sống xung quanh một cách tốt hơn. Mỗi người đều có quyền được nói và phát biểu ý kiến, chúng ta cũng nên tôn trọng quyền đó và tập lắng nghe.

Tham vọng là điều nên có ở mỗi người tuy nhiên tham vọng chỉ nên dừng lại ở mức bản thân hiểu rõ là được, để nó là mục tiêu để mình phấn đấu. Việc thể hiện tham vọng quá rõ hay “bản ngã” quá lớn lại khiến chúng ta chịu nhiều hậu quả. 

Bài viết nên đọc