Thơ buồn là gì? Thưởng thức và đắm chìm trong áng thơ buồn nổi tiếng

Sinh thời, M.Gorki đã từng nói: “Thơ chính là tâm hồn”. Thật vậy, trong đời sống tinh thần, chúng ta không thể không trải lòng mình với những vần thơ bay bổng. Có như vậy, tâm hồn chúng ta mới trở nên đẹp đẽ và phong phú. Con người sinh ra với đầy đủ cung bậc cảm xúc, thơ cũng có tâm trạng và nỗi lòng. Giống như một người bạn đồng hành với những cảm xúc trong ta, thơ buồn đã nâng đỡ và đồng cảm, soi sáng và thấu hiểu bao tâm hồn lạc lối.

I. Thơ buồn là gì?

Một cách tổng quát, thơ là một thể loại văn học được nhiều người ưa chuộng và yêu thích nhờ nhịp điệu, ngôn từ và nội dung vô cùng phong phú.

tho buon

“Thơ buồn” là một cụm danh từ - ngoài danh từ “thơ”, ta còn nhận thấy sự xuất hiện của tính từ “buồn”. Buồn là một trạng thái, một cảm xúc tiêu cực của con người. Nguồn gốc của nỗi buồn xuất phát từ những sự việc không như mong muốn trong quá khứ cũng như hiện tại. Khi buồn, chúng ta cảm thấy mất hứng thú và tâm trạng vô cùng tồi tệ.

Tóm lại, “thơ buồn” là một cụm từ để chỉ những tác phẩm thơ ca có nội dung và vần điệu gây cho người đọc cảm giác buồn bã, sầu thảm.

II. Thơ buồn có đặc điểm gì?

Những bài thơ buồn mang các đặc điểm chung của thi ca. Như đã nói ở trên, chúng luôn thổ lộ những tình cảm của tác giả dành cho người đọc một cách mãnh liệt. Thơ vốn là tiếng nói của người cầm bút, là tiếng lòng của thi sĩ. Đồng thời, cũng là nơi độc giả bộc lộ tâm tư. Chẳng hạn như bài ca dao:

“Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

tho buon

Bài ca dao trên là lời than thân của một người phụ nữ trong xã hội phong kiến với nỗi băn khoăn về số phận lênh đênh, chìm nổi và mịt mờ của mình. Vì vậy, có thể nói, tình cảm trong thơ xuất phát từ cuộc sống, từ hiện thực.

Thơ làm nên từ hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ. Thơ buồn cũng vậy. Thơ buồn đưa con người đến với những xúc cảm sâu kín trong tâm hồn, giúp ta nhận ra bao nỗi buồn khổ trong cuộc sống. Bằng nhịp điệu da diết, bằng vần thơ bay bổng, bằng ngôn từ phù hợp và cách diễn đạt độc đáo, thơ buồn chạm đến nỗi niềm sâu thẳm trong trái tim bạn đọc. Suy cho cùng, thơ buồn là một phần của mảnh đất thi ca – nơi chứa đựng sự tha thiết, nỗi cô đơn và đau khổ của bao số phận trên đời.

III. Phân tích giá trị của thơ buồn qua một số tác phẩm

Xuyên suốt chiều dài lịch sử của văn học nói chung và thơ ca nói riêng, thơ buồn đã có một vị trí vững chắc trong tâm hồn người đọc. Điều đó xuất phát từ việc rất nhiều nhà thơ lấy cảm hứng sáng tác từ hiện thực cuộc sống. Điển hình là bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” hay còn gọi là “Độc Tiểu Thanh kí” của Nguyễn Du:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)

Đó là hai câu thơ đầu trong tuyệt tác “Đọc Tiểu Thanh kí” của đại thi hào Nguyễn Du. Trong tâm trí của Nguyễn Du, vườn hoa bên Tây Hồ vốn lộng lẫy, rực rỡ sắc hoa cỏ nay đã biến thành gò hoang, quạnh hiu và vắng lặng. Giờ đây, ông chỉ còn biết ngậm ngùi, đau xót và nuối tiếc dĩ vãng.

tho buon

Trong khung cảnh thảm thương đó, nhà thơ một mình đọc bài viếng nàng Tiểu Thanh – một người con gái đẹp từ vẻ ngoài đến tâm hồn nhưng mang số phận đen đủi. Sự cô đơn và trầm tư dường như toát ra qua từng câu, từng chữ. Nơi đó chỉ còn Nguyễn Du với bài viếng trên tay cùng nỗi xót thương vô hạn.

Không chỉ có nhà thơ, nhà văn hóa lớn Nguyễn Du trải lòng mình với những vần thơ buồn thảm, Thế Lữ cũng là một tác giả viết nên câu từ của nỗi buồn. Một trong những minh chứng của điều đó là tác phẩm “Nhớ rừng”:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”

Những câu thơ mở đầu của “Nhớ rừng” đã khắc họa chi tiết hình ảnh một con hổ ở vườn bách thú với nỗi hận thù và buồn bã vô hạn. Hổ căm tức khi nghĩ đến thân phận mình – một trò mua vui của lũ người ngu ngốc, một kẻ bị giam cầm nơi tù túng ngột ngạt. 

Cô đơn và chán ghét sự đời, hổ buồn bã nằm dài qua những tháng năm triền miên vô định. Ẩn đằng sau những cảm xúc đó, hổ có một nỗi buồn sâu kín. Chúa sơn lâm phải từ bỏ núi rừng, từ bỏ ngai vàng, hổ còn có thể vui vẻ được sao?

nho rung

IV. Quan niệm về nỗi buồn trong thơ ca của một số tác giả

Khi nhắc đến nỗi buồn trong những trang thơ, ta không thể không kể đến Edgar Allan Poe – nhà văn, nhà viết kịch, nhà thơ nổi tiếng của Mỹ. Vì vậy, đối với ông, thơ ca là một phần quan trọng trong cuộc sống của mình. Nhà thơ này cho rằng, nỗi buồn là giọng điệu phù hợp nhất của thơ ca.

Edgar Allan Poe

Trong những tác phẩm của ông, hình tượng trung tâm hầu hết là những nữ chính chết bởi sự điên loạn hoặc những căn bệnh hiểm nghèo. Những suy nghĩ của Edgar Allan Poe về sự sống và cái chết đã tạo nên trong người đọc những xúc cảm phức tạp và khó có thể diễn tả.

Ngoài ra, nỗi buồn được thể hiện trong thơ ca còn gắn liền với phong trào Thơ mới – một thời kỳ đỉnh cao, sự bứt phá vượt lên trên những giai đoạn khác của thi ca. Với khuynh hướng lãng mạn, bay bổng, Thơ mới đã thể hiện những tình cảm nồng cháy, mãnh liệt nhưng cũng không kém phần nhẹ nhàng, sâu lắng. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Thơ mới không mang nỗi buồn.

Những nhà Thơ mới lấy cảm hứng từ cái tôi cô đơn, coi cái buồn đau trong tâm hồn là một phạm trù mỹ học. Tiêu biểu là nhà thơ Huy Cận với tác phẩm “Tràng giang” với sự sâu lắng và nỗi buồn mênh mông. Nỗi sầu thiết tha của ông đã trở thành một nguồn cảm hứng đến mức nhà thơ còn cho rằng: “Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn”.

trang giang

Thơ ca vốn được làm nên từ chiều sâu của cảm xúc. Không có những cảm xúc, những rung động về thực tại, thơ chỉ là những câu chữ vô hồn. Vì vậy, nỗi buồn – một trong những cảm xúc tiêu cực của con người xứng đáng được trở thành đề tài của các tác phẩm.

Thơ buồn được sinh ra không phải để trói buộc con người bằng sự tiêu cực trong tâm hồn. Ngược lại, thơ buồn giúp con người biết lắng nghe những nỗi buồn, biết trân trọng niềm vui. Bởi thế, mỗi người cầm bút cần hiểu rõ những điều bản thân muốn gửi gắm qua tác phẩm và truyền tải nó một cách chân thành. Đối với người đọc, cần đón nhận những tác phẩm với lòng tin yêu.

Bài viết nên đọc