8/5 là ngày gì trong tháng nhân đạo

Hồ Chủ tịch đã cống hiến cả đời cho sự nghiệp dân tộc cùng nỗi niềm trăn trở: "Một ngày đồng bào còn chịu khổ là một ngày tôi ăn không ngon, ngủ không yên". Tấm lòng nhân ái và nghĩa tình của Bác lan tỏa khắp xã hội, thôi thúc con người kết nối cộng đồng, nhân rộng những hành động nhân ái. Và từ đó có thêm một sự ra đời đặc biệt trong ngày 8/5. Bài viết hôm nay sẽ làm rõ ngày 8/5 là ngày gì, mời bạn cùng đón đọc nhé!

I. Ngày 8/5 là ngày gì?

Hàng năm, ngày 8/5 đánh dấu Ngày Chữ thập đỏ thế giới để kỷ niệm hơn 150 năm hoạt động nhân đạo của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ trên toàn thế giới.

Đây là một dịp vô cùng ý nghĩa để để tôn vinh công việc được thực hiện trên toàn thế giới bởi 17 triệu tình nguyện viên Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ. Ngày này cũng là thời điểm rất quý giá để những người hoạt động nhân đạo trên toàn thế giới ôn lại truyền thống thủa sơ khai của phong trào, đồng thời tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò của các hoạt động nhân đạo.

8/5 là ngày gì

Ngoài ra bạn có biết, Ngày Chữ thập đỏ Thế giới được chọn vào ngày 8/5 để tôn vinh ngày sinh của Henry Dunant - người sáng lập Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?

II. Các bộ phận của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế bao gồm ba bộ phận độc lập:

  • Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC).
  • Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC).
  • Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia.

ngày mùng 8 tháng 5 là ngày gì

Cả ba bộ phận này đều được hướng dẫn bởi các nguyên tắc cơ bản và được thống nhất bởi một mục đích chính: giúp đỡ và không phân biệt đối xử với những người kém may mắn để đóng góp cho hòa bình trên thế giới.

Bảy nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế

chữ thập đỏ

1. Nhân đạo

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế ra đời từ mong muốn mang lại sự trợ giúp không phân biệt đối xử đối, nỗ lực sử dụng khả năng quốc tế và quốc gia của mình để ngăn ngừa và giảm bớt đau khổ của con người bất kể họ là ai và ở đâu. Mục đích hoạt động của Phong trào là bảo vệ cuộc sống, sức khỏe con người, đồng thời thúc đẩy tình hữu nghị, sự hợp tác và hoà bình bền vững giữa các khu vực.

2. Vô tư

Phong trào không phân biệt quốc tịch, chủng tộc, niềm tin tôn giáo, giai cấp hay quan điểm chính trị. Việc làm hiện tại của phong trào là nỗ lực trong việc triển khai các hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp hỗ trợ chỉ dựa trên nhu cầu của mọi người và luôn ưu tiên những người dễ bị tổn thương nhất.

3. Trung lập

Để duy trì được sự tin tưởng và có thể cung cấp hỗ trợ nhân đạo cho tất cả mọi người, Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không được tham gia vào các hành động thù địch hoặc bất cứ cuộc tranh luận về  chính trị, chủng tộc, tôn giáo hoặc hệ tư tưởng.

4. Độc lập

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế hoàn toàn độc lập có nghĩa là Phong trào phải chống lại bất kỳ sự can thiệp nào có thể khiến việc thực hiện các nguyên tắc nhân đạo bị chuyển hướng. Các Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc gia trong quá trình phụ trợ Chính phủ các hoạt động liên quan đến vấn đề nhân đạo đều vừa phải tuân thủ luật pháp của quốc gia tương ứng, vừa phải luôn duy trì quyền tự chủ để có thể luôn hành động phù hợp với các nguyên tắc của Phong trào.

5. Tự nguyện

Đó là một phong trào cứu trợ tự nguyện, không xuất phát từ bất kỳ mong muốn lợi nhuận nào. Nguyên tắc phục vụ tự nguyện bởi cam kết cá nhân đã thể hiện được rất rõ động lực chung đoàn kết của tất cả những người làm việc trong Phong trào: mong muốn giúp đỡ người khác. Nó vừa là nguồn cảm hứng vừa là lời tuyên bố về sự cống hiến cho mục đích nhân đạo.  
 

6. Thống nhất

Việc chỉ có một Hội Chữ thập đỏ hoặc Trăng lưỡi liềm đỏ ở bất kỳ quốc gia nào đảm bảo rằng nó có thể hoạt động hiệu quả. Qua đó, người dân sẽ giảm thiểu được nguy cơ nhầm lẫn và có nghĩa là tất cả cộng đồng đều được đại diện bởi một tổ chức.

7. Toàn cầu

Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế có phạm vi toàn cầu. Một trong những thế mạnh lớn của Phong trào này là sự phủ sóng mạnh mẽ ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới thông qua 192 Hiệp hội Quốc gia thành viên. Trong đó, tất cả các Hội Chữ thập đỏ quốc gia đều có vị thế bình đẳng để chia sẻ trách nhiệm và có nghĩa vụ như nhau trong việc giúp đỡ vì lợi ích của tất cả mọi người.

Hưởng ứng Tháng Nhân đạo, Đảng và Nhà nước tích cực thực hiện chủ trương toàn dân làm nhân đạo thông qua chính sách an sinh xã hội của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Trải qua biết bao năm tháng hoạt động và tích lũy kinh nghiệm, Hội đã trở thành thành viên uy tín và có những đóng góp hiệu quả đối với Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Sự kiện đặc biệt của tháng 5 này được coi là bước đệm hỗ trợ ngày càng hiệu quả hơn tới người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, xây dựng một cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái đối với nhóm người dễ bị tổn thương.

Bài viết nên đọc