Mẹo hay để bạn ngăn chặn cơn khó chịu do hắc xì hơi

Lần gần đây nhất bạn có nhớ mình hắc xì hơi vào lúc nào không? Hắc xì hơi là phản ứng tự nhiên rất thường gặp của cơ thể trước tác nhân khác nhau. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao lại xảy ra tình trạng này, cùng tìm hiểu ngay.

I. Hắc xì hơi là gì?

Hắc xì hơi còn gọi là nhảy mũi, hắt hơi thường xảy ra đột ngột khó kiểm soát. Khi hắt hơi có thể rơi rớt chất nhầy hoặc hạt nước nhỏ đi kèm với virus, vi khuẩn.

1. Tại sao lại xảy ra hiện tượng này?

Đơn giản mũi chính là cơ quan làm sạch không khí đầu tiên trước khi đi qua phổi. Mũi tiết các chất nhầy giúp loại sạch dị vật, vi khuẩn xâm nhập vào đường thở chúng ta.

hắt xì hơi

Thế nhưng vẫn không hiếm trước hợp chất kích thích xâm nhập vào bên trong. Lúc này, màng nhầy có tác dụng gửi tín hiệu đến não bộ để não kích hoạt việc nhảy mũi. Điều này nhằm loại bỏ vật thể ra khỏi mũi giúp không khí đi vào phổi được trong sạch hơn.

2. Triệu chứng của hắc xì hơi

Hắt hơi là tình trạng bình thường cơ thể nên sau khi hắt hơi, Bạn sẽ trở lại bình thường.

Đôi khi bạn sẽ bị hắt hơi liên tục, ho, khản tiếng, đau đầu, ớn lạnh, sốt… cảnh báo bạn đã bị bệnh. Lúc này, tốt hơn hết bạn nên thăm khám và điều trị kháng sinh để hạn chế biến chứng thành viêm xoang. Nặng hơn, có thể Bạn uống thuốc lâu dài và bị biến chứng thành viêm phế quản, viêm họng…

trieu chung hac xi hoi

3. Nguyên nhân hắc xì hơi

Có nhiều nguyên nhân gây hắc xì hơi khác nhau:

Dị ứng

Với người khoẻ mạnh, việc nhảy mũi là do niêm mạc bị kích hoạt khi vật thể, bụi bẩn xâm nhập. Tác nhân gây dị ứng thường gặp như thời tiết lạnh, ánh nắng mặt trời hoặc dị nguyên như hoá chất, hành tiêu, tỏi, nước hoa,...

Nhiễm trùng

Nếu Bạn đang cảm lạnh hoặc cảm cúm do nhiễm trùng cũng bị nhảy mũi nhiều lần. Có hơn 200 virus khác nhau gây cảm lạnh ở người và gây nên tình cảnh bị nhảy mũi.

Nguyên nhân khác

  • Thay đổi nhiệt độ hoặc độ ẩm đột ngột cũng là một trong những nguyên nhân gây nên việc nhảy mũi.
  • Sau khi ăn quá no, Bạn cũng có khả năng bị hắt hơi. Thật lạ lùng nhưng nhiều người vẫn gặp phải tình trạng này.
  • Có đến ⅓ dân số thế giới bị hắt hơi khi nhìn vào tia sáng mặt trời. 

Ngoài ra, nếu Bạn đang bị chấn thương mũi hoặc ngừng sử dụng đột ngột một số loại thuốc cũng là nguyên nhân gây nên tình cảnh này.

4. Phương pháp điều trị hắc xì hơi

Để chẩn đoán được nhảy mũi do nguyên nhân bình thường hay do bệnh, bác sĩ khám lâm sàng mũi và cổ họng.

Bệnh nhân trả lời câu hỏi thường gặp về tiền sử cũng như triệu chứng. Trong một số trường hợp, Bạn cần thực hiện xét nghiệm dị ứng để xác định được nguyên nhân nào gây nên việc nhảy mũi liên tục.

dieu tri hac xi hoi

Khi xác định nguyên nhân, bác sĩ tiến hành phương pháp điều trị nhảy mũi:

Nếu dị ứng là nguyên nhân gây hắt hơi

Bạn cần tránh xa các nguyên nhân có thể gây dị ứng. Để giảm triệu chứng do nhảy mũi gây nên, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng histamin, cetirizin hoặc loratadin nếu cần thiết. Một số trường hợp nghiệm trọng có thể sử dụng biện pháp tiêm ngừa dị ứng.

Nếu nhiễm trùng là nguyên nhân gây hắt hơi

Nhiễm trùng hay nên hắc xì hơi thường được biết đến khi đi kèm với bệnh cảm lạnh, cảm cúm thông thường. Lúc này Bạn cần uống nhiều nước, đặc biệt là các nước chứa vitamin C.

Đồng thời nghỉ ngơi nhiều hơn để hồi phục sức khỏe. Thuốc xịt mũi cũng là biện pháp để hạn chế chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.

5. Làm thế nào để ngăn ngừa hắt hơi nhảy mũi?

  • Để hạn chế việc bị nhảy mũi liên tục, tốt nhất bạn cần tránh xa các dị nguyên. Vệ sinh nhà cửa và khu vực xung quanh một cách sạch sẽ. Nếu có điều kiện nên sử dụng máy lọc không khí tại nhà và tấm màng lọc cần phải được thay định kỳ.
  • Không nên nuôi động vật, thú cưng trong nhà để hạn chế tiếp xúc lông của chúng. Cần thường xuyên cắt tỉa lông để giảm thiểu tiếp xúc nếu có nuôi thú cưng.
  • Thảm, chăn, gối,... đồ dùng trong nhà cần được vệ sinh thường xuyên.
  • Khăn tắm, khăn mặt nên được giặt trong nước nóng để khử khuẩn
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn xâm nhập
  • Loại sạch các loại cây có phấn hoa - tác nhân gây nhảy mũi
  • Điều trị thuốc kháng sinh theo toa bác sĩ nếu thường xuyên bị nhảy mũi liên tục. Trường hợp nặng nên xác định dị nguyên nào gây dị ứng và thực hiện phương pháp miễn dịch.
  • Tiêm đầy đủ các vacxin phòng bệnh hô hấp
  • Chia nhỏ bữa ăn và nên nhai kỹ, ăn chậm để ngăn chặn việc hắt hơi do ăn quá no
  • Đeo kính râm khi ra ngoài nhằm giảm thiểu cơn hắt hơi.

II. 8 mẹo hay giảm thiểu cơn hắt hơi tại nhà

1. Kích thích mái vòm miệng

Chỉ cần đưa lưỡi ra phía trước và uốn lại để nó chạm vào vòm miệng và đưa qua đưa lại nhiều lần. Chỉ cần làm nhột vòm miệng, Bạn cắt cơn hắt hơi.

2. Xì mũi

Xì mũi nhằm tống khứ tất tần tật những chất gây khó chịu trong niêm mạc mũi của Bạn. Từ đó nó ngăn chặn cảm giác muốn hắt hơi.

xi mui

3. Chụm mũi

Đây cũng là cách hay khi Bạn cảm thấy muốn nhảy mũi. Chỉ cần dùng tay bịt phần mũi rồi kéo ra để ngăn chặn.

4. Dùng lưỡi ấn mạnh vào răng

Thực hiện vài lần việc đưa lưỡi ra sau 2 răng cửa rồi ấn thật mạnh lưỡi vào răng để ngăn ngừa.

5. Day ấn điểm giữa 2 lông mày

Cách làm này không chỉ giúp Bạn xóa tan cơn nhảy mũi mà còn hỗ trợ giảm đau đầu. Cách làm rất đơn giản, hãy sử dụng ngón cái và trỏ đẩy mạnh giữa 2 lông mày. Chỉ cần thực hiện, Bạn thấy cơn nhảy mũi được giảm dần.

6. Lắc vành tai

Chỉ cần nắm nhẹ 2 vành tai bằng ngón tay và lắc qua lắc lại để xóa tan cơn nhảy mũi.

7. Bổ sung vitamin C

Tăng cường vitamin C qua thức ăn hoặc thực phẩm chức năng giúp Bạn nâng cao hệ miễn dịch. Đồng thời nó tương tự như thuốc kháng histamin và có tác dụng giảm kích ứng cơn nhảy mũi hiệu quả.

bo sung vitamin c

8. Trà hoa cúc

Sử dụng một tách nhỏ trà hoa cúc hàng ngày làm giảm kích ứng mũi và ngăn chặn cơn hắt hơi một cách hiệu quả.

tra hoa cuc

Mua Trà hoa cúc tại Shopee

Với mẹo vặt trên, Bạn ngăn chặn và cải thiện đáng kể việc khó chịu do hắc xì hơi gây ra. Tuy nhiên đừng chủ quan với nó. Nếu Bạn thường xuyên nhảy mũi thời gian dài, hãy đến thăm khám bác sĩ. Đó có thể là dấu hiệu cảnh báo Bạn đang gặp vấn đề gì đó đối với sức khỏe của mình.