Quy trình xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả từ A - Z

Đối với các doanh nghiệp để có thể phát triển bền vững lâu dài thì ngoài việc cải thiện sản phẩm là chưa đủ mà cần phải có một chiến lược Marketing đúng đắn. Vậy chiến lược Marketing là gì? Làm sao để xây dựng một chiến lược Marketing hiệu quả? Hãy đọc bài viết dưới đây.

I. Chiến lược Marketing là gì?

Chiến lược Marketing là một chiến lược tiếp thị tổng thể nhằm mục đích giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều khách hàng mục tiêu hơn.

Các chiến lược Marketing hiệu quả sẽ bao gồm các yêu cầu sau: 

  • Cho khách hàng và đối thủ thấy rõ giá trị riêng biệt của doanh nghiệp
  • Tuyên bố thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Định hình rõ những thông điệp liên quan đến nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng và mục tiêu nhất.
  • Đề rõ các phương pháp sẽ thực hiện

II. Tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược Marketing

Theo nghiên cứu của Smart Insights:

Có 46% thương hiệu không có chiến lược marketing online hiệu quả. Và có 16% thương hiệu có marketing chiến lược nhưng lại hoạt động không hiệu quả.

Điều này cho thấy rằng gần một nửa các doanh nghiệp không thể tiếp cận với các khách hàng mục tiêu. Bởi vì khách hàng chưa từng biết đến sự tồn tại của họ.

Khi bạn không xây dựng chiến lược marketing, doanh nghiệp của bạn sẽ mất đi định hướng, lãng phí tiền bạc vào cách kênh không đem lại hiệu quả đồng thời mất hết cách khách hàng mục tiêu vào tay đối thủ.

Những lợi ích của việc xây dựng chiến lược marketing:

  • Có thể coi chiến lược marketing giống như 1 bản thiết kế giúp cung cấp mọi thông tin về cấu trúc, xác định mức chi phí, ... một cách chuyên nghiệp để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh hơn.
  • Nếu như không sử dụng chiến lược marketing sẽ rất dể gây lãng phí, mất tiền nhưng không đạt được hiệu quả mong muốn.
  • Xây dựng chiến lược marketing giúp doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có thể định hướng đúng đắn, phát triển và đưa được sản phẩm ra thị trường 1 cách hiệu quả hơn.
  • Khi một chiến lược marketing được xây dựng chuyên nghiệp thì sẽ giúp cho doanh nghiệp của bạn có thể dể dàng quản lý được hoạt động cũng như có thể dể dàng phân bổ nguồn vốn hợp lý.
  • Khi bạn có rõ một kế hoạch làm việc sẽ giúp cho tinh thần làm việc của đội ngũ nhân viên đi lên và khách hàng cũng sẽ tin tưởng, đối tác sẽ thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp.

III. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing

Để có thể xây dựng một quy trình chiến lược Marketing đúng đắn bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây.

1. Xác định mục tiêu Marketing

Bước đầu tiên bạn phải xác định rõ mục tiêu marketing của doanh nghiệp bạn là gì, thông thường mục tiêu marketing có thể là những mục tiêu cụ thể như sau:

  • Xây dựng thương hiệu (định vị thương hiệu, độ nhận biết, cảm nhận về giá trị, mối quan hệ giữa thương hiệu-khách hàng…)
  • Tăng doanh số bán hàng
  • Tăng vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường..)
  • Tăng chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp)

2. Nghiên cứu, phân tích thị trường

Bước tiếp theo đó là phân tích, nghiên cứu thị trường tìm kiếm khách hàng tiềm năng của mình đồng thời nghiên cứu đối thủ đang cạnh tranh với mình. 

Bạn có thể dễ dàng sử dụng các công cụ nghiên cứu Marketing: Ansoff, Pestle, SWOT, Porter 5 Forces,…).

3. Xác định phân khúc thị trường

Bạn cần xác định rõ phân khúc thị trường dựa trên hành vi người dùng hoặc nhu cầu người dùng.

4. Xác định thị trường mục tiêu

Có thể sử dụng ma trận BCG (Boston Consulting Group) để đánh giá các thị trường và chọn thị trường mục tiêu.

5. Xây dựng các chiến lược Marketing

Chiến lược marketing bao gồm những chiến lược nhỏ như

  • Chiến lược giá
  • Chiến lược truyền thông
  • Chiến lược con người
  • Chiến lược sản xuất và cung cấp
  • Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật
  • Chiến lược định hướng phát triển chuỗi giá trị.
  • Chiến lược thương hiệu.
  • Chiến lược giá trị khách hàng.
  • Chiến lược sản phẩm và dịch vụ.
  • Chiến lược hậu cần kho vận
  • Chiến lược kênh marketing
  • Chiến lược tài nguyên

6. Xây dựng kế hoạch triển khai và thực hiện

  • Kế hoạch dự trù bán hàng
  • Kế hoạch tính giá và lãi gộp
  • Kế hoạch đặt hàng và giao hàng
  • Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng
  • Kế hoạch truyền thông marketing
  • Kế hoạch tổ chức kênh
  • Kế hoạch marketing
  • Kế hoạch đầu tư vốn
  • Chuẩn giá trị khách hàng
  • Kế hoạch bán hàng
  • Kế hoạch tổ chức sản xuất và cung cấp
  • Kế hoạch tổ chức hỗ trợ kỹ thuật.
  • Kế hoạch nguồn tài nguyên.

7. Lên kế hoạch theo dõi, thực hiện từng giai đoạn

Xây dựng các quy chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút ra bài học và tổ chức điều chỉnh, cải tiến thông qua:

  • Chỉ tiêu phấn đấu
  • Mục tiêu từng giai đoạn
  • Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng (về mức độ hài lòng…)

IV. Các chiến lược Marketing cơ bản 

Một số chiến lược Marketing cơ bản bạn có thể tham khảo để có thể hiểu hơn về các chiến dịch Marketing.

1. Chiến dịch Marketing đại trà 

Đây là chiến dịch nhắm tới một phạm vi thị trường cực rộng nhằm gia tăng doanh số. Khi các doanh nghiệp xác định sử dụng chiến dịch marketing đại trà thì điều này có nghĩa họ sẽ bất chấp bỏ qua sự khác biệt trong phân khúc thị trường để thực hiện tới mục tiêu giúp sản phẩm và dịch vụ bao phủ toàn thị trường.

Khi sử dụng chiến lược này doanh nghiệp của bạn có bao phủ nhiều nhóm đối tượng khác nhau, rủi ro ít hơn, chi phí cho sản xuất, nghiên cứu thấp, doanh thu nhận được lớn.

2. Chiến dịch Marketing phân biệt 

Đây là chiến dịch đề cao các quy trình nghiên cứu thị trường thay vì phải phân tích thị trường như chiến lược Marketing đại trà. Khi doanh nghiệp của bạn sử dụng chiến dịch này sẽ phải tham gia vào từng giai đoạn của thị trường và áp dụng chương trình marketing riêng biệt tại đó.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp của bạn có thể bán được rất nhiều loại sản phẩm khác nhau ở cùng một thời điểm. Chiến dịch này có thể giúp cho khách hàng có thể thoả mãn được nhu cầu, sản phẩm doanh nghiệp trở nên đa dạng và độ phủ sóng rộng tuy nhiên lại tốn nhiều chi phí sản xuất và nghiên cứu thị trường. 

3. Chiến dịch Marketing - Mix 

Tiếp thị hỗn hợp – Marketing Mix là sự kết hợp nhiều công cụ tiếp thị và kỹ năng Marketing khác nhau để đạt được trọng tâm tiếp thị trong thị trường mục tiêu. Chiến lược Marketing mix thường đồng nghĩa với 4P : price (giá cả), product (sản phẩm), promotion (xúc tiến thương mại), và place (phân phối).

4. Chiến dịch Marketing tập trung 

Đây là một chiến lược mà các doanh nghiệp sẽ phải dồn lực tập trung quyết tâm chinh phục một mảng thị trường nhất định. Nếu như chiến lược này thành công thì sẽ giúp doanh nghiệp có được chổ đứng vững chắc tại phân khúc thị trường đó và làm cơ sở để giúp doanh nghiệp có thêm những bước tiến xa hơn, tạo ra những sản phẩm độc quyền khác biệt mới cho các phân khúc khác.

Tuy nhiên, chiến dịch này cũng có những rủi ro tiềm tàng như là thời gian tồn tại của thị trường mục tiêu mà họ đang nhắm đến cũng như nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng trong phân khúc thị trường này.

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai