Nhận thức là gì? Tất tần tật thông tin về nhận thức

Nhận thức là một từ không quá xa lạ trong đời sống, tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về khái niệm nhận thức là gì cũng như bản chất của nhận thức. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng nhau tìm hiểu các thông tin liên quan đến nhận thức bạn nhé!

I. Nhận thức là gì?

Nhận thức tiếng anh được gọi là Cognition - là một loại hình đặc biệt hơn của ý thức. Nhận thức được cho là những hành động hoặc là những quá trình trau dồi, thu nạp thêm kiến thức hay sự am hiểu, thuần thục nhờ vào kinh nghiệm đã được tích lũy, suy nghĩ. Quy trình đó gồm có nhiều khía cạnh như trí nhớ, lý luận, suy luận, đưa ra quyết định, lĩnh hội những điều mới, sử dụng ngôn từ,...

nhận thức là gì

II. Nhận thức bao gồm các giai đoạn nào?

Theo như quan điểm của tư duy biện chứng thì quá trình nhận thức của loài người chúng ta sẽ đi từ sinh động, đến trừu tượng và cuối cùng là đến thực tiễn. Vậy nên quy trình nhận thức sẽ tiến hành qua những giai đoạn từ mức độ đơn giản cho đến phức tạp, từ phía ngoài vào trong hay là từ thấp cho đến cao. Theo đó, nhận thức gồm có 2 giai đoạn cụ thể:

1. Giai đoạn nhận thức cảm tính

Nhận thức cảm tính được hiểu đơn giản là phản ánh thông qua cảm giác và tri giác. Đây cũng chính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức của con người. Chúng ta sẽ dùng các giác quan của mình để có thể tác động đến các sự vật, hiện tượng với mục đích nắm bắt được những sự vật, hiện tượng ấy. Biểu hiện của nhận thức cảm tính bao gồm 3 hình thức:

  • Hình thức cảm giác: Đây chính là nguồn gốc của tất cả hiểu biết cũng như là kết quả của sự chuyển hóa của những kích thích đến từ bên ngoài. Các giác quan của con người sẽ mang lại cảm giác.
  • Hình thức tri giác: Đây là hình thức cao hơn cảm giác vì tri giác được cho là sự tổng hợp của các cảm giác. Khác với sự cảm nhận đơn thuần của các giác quan, tri giác sẽ phản ánh một cách đầy đủ, phong phú những cảm nhận của chúng ta về các sự vật, hiện tượng nào đó.
  • Hình thức biểu tượng: Khác với hai hình thức trên, biểu tượng là phản ánh nhận thực bằng cách hình dung, nhớ lại những sự vật, hiện tượng chứ không trực tiếp tác động đến giác quan.

nhận thức cảm tính

2. Giai đoạn nhận thức lý tính 

Thay vì phản ánh thông qua cảm giác, nhận thức lý tính sẽ phản ánh bản chất bên trong sự vật hay hiện tượng nào đó. Nhận thức lý tính phản ánh một cách trừu tượng và khái quát các sự vật, sự việc diễn ra dựa trên 3 hình thức khác nhau:

  • Hình thức khái niệm: Khái niệm phản ánh những đặc tính bản chất của các sự việc, hiện tượng ta gặp phải. Khái niệm có thể nói chính là kết quả của việc khái quát hay tổng hợp lại những thông tin về đặc điểm, tính chất.
  • Hình thức phán đoán: Phán đoán được dùng để liên kết, nối các khái niệm lại với nhau, từ đó đưa ra suy luận khẳng định hay là phủ định một tính chất nào đó. Phán đoán cũng bao gồm nhiều loại: phán đoán đơn nhất, đặc thù và cuối cùng là phán đoán phổ biến.
  • Hình thức suy luận: Suy luận chính là việc liên kết và sử dụng những phán đoán, từ đó đưa ra sự phán đoán chính xác nhất. Bên cạnh đó, suy luận còn mang chức năng phát hiện những tri thức mới thật nhanh và đúng đắn.

nhận thức lý tính 

III. Bản chất của nhận thức

Bản chất của nhận thức chính là những thuộc tính, những đặc tính sẵn có ở bên trong nhận thức. Dựa trên nội dung nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, có các nguyên tắc về bản chất của nhận thức như:

  • Cần thừa nhận thế giới vật chất đang tồn tại khách quan, nó tồn tại bên ngoài con người và đối lập với cảm giác, tư duy hay ý thức của con người.
  • Cần thừa nhận về mặt năng lực nhận thức về thế giới xung quanh của con người, dựa trên nguyên tắc thì không có gì là con người không thể biết.
  • Trong suốt quá trình nhận thức, quá trình phản ánh những sự thật khách quan đến với bộ óc của chúng ta là một quá trình tự giác, sáng và và rất tích cực.
  • Thực tiễn cần được biết là cơ sở của nhận thức, đây cũng là tiêu chuẩn để kiểm tra tính chân lý, mục đích của nhận thức.

ban chat cua nhận thức

IV. Vai trò của nhận thức đối với đời sống của con người

Nhận thức giữ một vai trò rất quan trọng trong đời sống hằng ngày của con người chúng ta. Nhận thức giúp cho con người hiểu được thế nào là cái riêng, thế nào là cái chung cũng như hiểu được những hiện tượng, bản chất hay tính chất của các sự vật, sự việc. Từ đó, chúng ta sẽ có những cái nhìn đầy đủ, chính xác nhất về những sự vật, hiện tượng xung quanh.

Vai trò của nhận thức

Trên đây là những thông tin tóm lược sẽ giúp bạn hiểu cơ bản nhận thức là gì. Để tìm hiểu sâu hơn sẽ cần phải đi sâu vào các lý thuyết học thuật, trước hết với những thông tin cơ bản về nhận thức này, bạn đã có thể hiểu sơ lược về khái niệm này. Hy vọng bạn cảm thấy thích bài viết này của chúng tôi!

Bài viết nên đọc