Bộ mực ống là gì? Đặc điểm và sự phân bố của bộ mực ống ở Việt Nam

Mực ống là loài động vật phổ biến ở vùng biển nhiệt đới, ôn đới. Vậy mực ống là con gì, tại Việt Nam chúng phân bố chủ yếu ở đâu?

I. Bộ mực ống là gì?

Bộ mực ống có tên khoa học là Teuthida, là ngành thân mềm sống dưới biển. Mực ống không có xương sống gồm 10 xúc tua. Mực ống thường bơi ở tầng mặt của vùng biển từ nhiệt đới đến vùng ôn đới. Ở dưới biển chúng là thức ăn của những loài động vật to lớn như cá mập, cá heo. Mực ống là một loại hải sản giàu giá trị dinh dưỡng đối với con người. Chúng ăn những loài cá nhỏ và đôi khi ăn thịt lẫn nhau.

bo muc ong

Ở Việt Nam bộ mực ống gồm các loài: mực ống sừng cừu, mực ống đuôi cụt, mực ống lùn. Mực ống săn mồi bằng cách phóng mạnh các xúc tua tóm chặt lấy con mồi. Mực ống có hệ thống túi mực màu đen bên trong cơ thể phát huy tác dụng khi gặp kẻ thù chúng sẽ “tung hỏa mù” để đánh lạc hướng.  

1. Đặc điểm cấu tạo của bộ mực ống

Mực ống là động vật thân mềm không phân đốt, không có xương sống. Cơ thể hình ống thon dài chia thành hai phần: phần đầu và phần thân.

dac diem muc ong

Phần đầu mực ống có 2 xúc tua dài để bắt mồi, 8 xúc tua ngắn để di chuyển. Những xúc dài đó có thể vươn ra và bắt những con mồi ở phía trước. Đầu có một hệ thống vòi phun nước với tốc độ cao giúp nó di chuyển nhanh. Thức ăn được nhai bởi một chiếc mỏ sắc nhọn giữa những xúc tua. Đôi mắt của mực ống to và sáng giúp chúng phát hiện con mồi và kẻ địch. Ngoài ra nó còn có lớp da chứa hàng nghìn tế bào chạy dọc cơ thể để cảm biến trong môi trường nước đục hoặc vào ban đêm. 

muc ong phat sang

Thân mực đối xứng sang hai bên, bề dài gấp 6 lần bề rộng. Bên ngoài da mực thường có màu trắng hồng, đôi khi có sự đổi màu nhằm ngụy trang kẻ thù. Ở giữa thân có một gờ dọc. Nối liền giữa phần đầu và thân là một túi mực. Mực được phóng ra từ miệng nhằm tạo màn đen dày đặc che mắt kẻ thù. 

muc ong

Mực ống có ba trái tim. Hai quả nằm đáy hai mang nhằm bơm máu qua mang, một quả nằm ở giữa hai mang giúp máu chứa oxi lưu thông khắp cơ thể. Máu của mực ống có màu xanh chứa một loại protein giàu đồng được gọi là hemocyanin. Cũng vì đồng phản ứng với oxi trong máu nên tạo màu xanh cho máu. Mực phân biệt giới đực và cái. Bên trong mực ống đực sẽ có túi tinh ở phần đuôi, còn con cái sẽ có buồng trứng ở đuôi. Phần đuôi có hai vây xòe ra hình tam giác giúp mực di chuyển theo kiểu vòng xoáy, tốc độ đạt được nhanh hơn. 

2. Tập tính sống của mực ống

Thức ăn chủ yếu của mực ống là cá, giáp xác, các động vật nhỏ khác. Động vật ăn thịt mực ống gồm cá heo, cá mập, hải cẩu và đôi khi là những con mực ống khác. Thông thường mực ống sẽ săn mồi bằng cách đuổi con mồi, số ít ẩn nấp trong các hang đá, trong lớp rêu để bắt con mồi bơi qua. Mực ống bắt con mồi bằng những chiếc xúc tua khỏe mạnh, mỗi xúc tua có trên 10 đĩa bám khiến con mồi bị dính chặt và khó có thể thoát khỏi. Chúng săn mồi kể cả ngày và đêm.

tap tinh sinh song cua loai bo muc ong

Ban ngày chúng luôn bơi hướng về phía ánh sáng, bơi ở tầng mặt. Còn ban đêm nhờ hệ thống tế bào chạy dọc cơ thể giúp chúng nhận biết con mồi ở xung quanh. Khi gặp kẻ thù chúng sẽ phóng ra một lớp “hỏa mù” nhằm che tầm mắt kẻ thù. Cơ thể nó còn chứa chromatophore ở trong da giúp chúng có thể đổi màu da nhanh chóng. Chúng ngụy trang rất giỏi nhưng cũng rất khó để thoát khỏi nguy cơ bị ăn thịt.

3. Tập tính sinh sản của bộ mực ống

Mực ống là động vật sinh sản lưỡng tính, có con cái phân biệt với con đực. Ở những con đực giữa hai tay là một bệ phóng tinh. Các con đực sẽ giao đấu để tranh giành bạn đời, đến khi chỉ còn một con đực khỏe mạnh nhất ở lại giao phối với con cái.

tap tinh muc ong

Mực ống bắt đầu kết duyên từ 5 tháng tuổi. Mực ống đực giao phối với con cái bằng cách dùng xúc tua ngoạm lấy chúng sau đó đẩy tinh trùng từ túi tinh vào lỗ gần miệng con cái. Con đực sẽ bảo vệ con gái cho đến khi nó đẻ trứng thành công. Sau giao phối vài giờ mực cái sẽ đẻ trứng trên những rạn san hô, vách đá. Mực cái sẽ tiết mực lên trứng khiến nó rất giống một chùm nho. Giai đoạn sinh sản của mực ống kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6. 

II. Mực ống sống ở những vùng biển nào của Việt Nam?

Mực ống thích nghi với vùng nước mặn. Ở Việt Nam mực ống trở thành một loài hải sản khá phổ biến với nhiều người. Vì mực ống có ở dọc vùng biển từ Bắc vào Nam nên đây trở thành món ăn không quá xa lạ, đắt đỏ. Trong đó các tỉnh thuộc Vịnh Bắc Bộ như Hải Phòng, Quảng Ninh là những tỉnh có sản lượng mực ống lớn nhất trên cả nước.

hinh dang muc ong

Đặc biệt mực ống Cô Tô đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng của vùng Quảng Ninh xuất khẩu khắp trong và ngoài nước. Ở vùng phía nam thì vùng biển Khánh Hòa, Bình Thuận là hai trong các tỉnh trúng đậm mùa mực ống mỗi năm. 

dac san muc ong

Cuối bài hy vọng bài biết cung cấp những thông tin hữu ích về loài mực ống, giúp các bạn giải đáp thắc mắc “Mực ống là con gì, sống ở đâu”. Mực ống không những là loài hải sản có giá trị dinh dưỡng cao mà còn là một nguồn lợi kinh tế ổn định và lâu dài với Việt Nam.

Bài viết nên đọc