Tết Trung thu ngày mấy? Những hoạt động dân gian thú vị

Có một số ngày lễ là đặc trưng riêng của các nước châu Á. Trong đó, Tết và Trung thu là 2 ngày lễ phổ biến nhất. Mời các bạn cùng tìm hiểu về Tết Trung thu ngày mấy và những hoạt động thú vị trong ngày lễ này.

I. Tết Trung thu ngày mấy và nguồn gốc Trung thu

Tết Trung thu còn được gọi là Tết Thiếu nhi hoặc là Tết Đoàn viên. Tại Việt Nam, nó chính là rằm tháng tám, tức là vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Vào ngày này, người dân thắp hương tổ tiên, còn trẻ em sẽ được vui chơi. Đây là một ngày lễ truyền thống đặc trưng của người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.

tet trung thu

Những cái tên của ngày Trung thu đều có ý nghĩa. Tết Trông Trăng là vào ngày này, mặt trăng tròn và sáng nhất nên mọi người thường thưởng thức trăng. Tết thiếu nhi là vì trẻ em sẽ được ăn bánh trung thu, được chơi các trò dân gian vui vẻ. Còn về cái tên Đoàn viên, người Việt Nam thường làm mâm cơm và để các thành viên sum họp lại.

trung thu ngay may

Tết Trung Thu có rất nhiều sự tích về nguồn gốc hình thành của nó. Tại Việt Nam, câu chuyện phổ biến nhất và hầu như ai cũng biết chính là sự tích chú Cuội trên cung trăng. Còn tại Trung Quốc, câu chuyện được biết đến nhiều nhất là truyện Hằng Nga và Hậu Nghệ. Ngoài ra, còn có một sự tích khá mới lạ với nhiều người, đó là về nhà vua Đường Minh Hoàng tại Trung Quốc.

II. Ý nghĩa ngày lễ Trung thu

Ngày lễ Trung thu là một ngày lễ quan trọng trong năm. Bởi theo nhiều sách sử, truyền thống này đã xuất hiện từ rất lâu đời, được in ở trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Đến thời phong kiến, các đời vua đều tổ chức lễ hội cực kỳ xa hoa. Hiện nay, trong ngày lễ có rất nhiều trò chơi dân gian được tổ chức. Ngoài ra, người dân sẽ làm một mâm cơm với bánh trái và hoa quả để cúng tổ tiên. 

y nghia ngay le trung thu

Ý nghĩa của ngày Tết Trung thu theo những học giả nghiên cứu, đây là ngày đại diện cho tính âm, thể hiện phái nữ và đời sống của vợ chồng. Đây là ngày người con gái trở nên đẹp và chín muồi nhất trong tình yêu đôi lứa. Tương tự vậy, người Lạc Việt xưa cũng coi ngày này là nơi trai gái trao duyên. Bởi Rằm được diễn ra trong mùa thu, mùa của hôn lễ. 

Tại Việt Nam, ngày Tết Trung thu chính là một ngày lễ tượng trưng cho mùa màng bội thu, thời tiết không còn nắng gắt nên thích hợp gieo trồng. Họ làm lễ bái và mâm cỗ dâng lên như lời nguyện ước về một vụ mùa đủ đầy. Ngoài ra, Việt Nam ta coi đây như một dịp sum vầy cho gia đình và bạn bè. Mọi người sẽ quây quần bên mâm cơm, ăn bánh và ngắm trăng tròn. Trẻ con sẽ được vui chơi, ông bà được con cháu chúc thọ.

ngay tet trung thu

Ngoài ra, từ lâu hiện tượng tự nhiên và con người đã được gắn liền với nhau. Thông qua những hiện tượng trăng tròn, trăng tỏ, trăng méo mà có thể đoán trước được thời tiết. Ví như trăng xanh có thiên tai, trăng cam sáng trắng là một năm thái bình, thịnh trị. Những nỗi niềm và cảm xúc con người cũng được tiên đoán trước, nhất là về sự chia ly và đoàn tụ thông qua ngày đặc biệt này khi trông trăng. 

III. Những hoạt động dân gian thú vị trong ngày lễ Trung thu

Đầu tiên phải nhắc tới đó chính là hoạt động múa lân, một hoạt động truyền thống trong ngày Rằm. Ở nhiều địa phương, người ta sẽ múa lân trên cọc, trên sân hoặc là đi khắp đường làng ngõ xóm để gieo lộc. Những chú lân nhiều màu dưới bàn tay tài hoa của người múa, trở nên sống động và linh hoạt như thật. Không chỉ người lớn, trẻ em cũng rất thích hoạt động này.

dem hoi trang ram

Rước đèn là một hoạt động rất phổ biến trước đây mà hầu như đứa trẻ nào cũng muốn. Tuy nhiên, những năm gần đây khi xã hội và kinh tế phát triển, trẻ em không còn ưa chuộng hoạt động nãy nữa. Trước đây, những chiếc đèn cầm tay nhỏ nhắn và xinh xắn được các em cầm và xếp thành hàng để "rước đèn" vào buổi tối, khi ánh trăng sáng nhất. 

Sau hoạt động rước đèn, cả trẻ em và người lớn đều có thể tham gia các trò chơi dân gian đặc sắc. Những trò chơi của Việt Nam phổ biến như là bịt mắt bắt dê, kéo co, nhảy bao bố,... được tổ chức và có nhiều người tham gia. Cũng với các trò chơi chính là hoạt động thi mâm cỗ. Trên mâm có đủ loại đồ, xem ai là người tạo hình đẹp và đặc sắc nhất sẽ được nhận thưởng. 

hoat dong dan gian ngay tet trung thu

Cuối cùng chính là hoạt động ca múa hát cuối ngày. Trẻ em và người lớn đều sẽ tham gia hát múa vui vẻ. Và kết thúc hoạt động này chính là lúc trẻ em thích nhất, đó là phá cỗ. Những mâm kẹo và hoa quả được chia đều, như một món quà đặc biệt. 

Vậy là trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về Tết Trung thu ngày mấy và các hoạt động truyền thống. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về ngày lễ đặc trưng của dân tộc.

Bài viết nên đọc