Netizen là gì? Bạn có thực sự là netizen đúng nghĩa?

Bạn có biết từ netizen có xuất xứ từ Âu Mỹ. Thực chất từ netizen được ghép từ 2 từ trong tiếng Anh là Internet và Citizen. Về đến Việt Nam, cụm từ netizen được dịch là cộng đồng (cư dân) mạng. Dù vậy ở nước ta cụm từ netizen bị biến tướng ít nhiều, đôi khi nó được sử dụng để ám chỉ “anh hùng bàn phím”, đối tượng yêu thích hoặc ghét bỏ thái quá.

I. Netizen là gì?

Netizen ư? Đây là nỗi ám ảnh của nhiều KOLs, Idol trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Netizen la gi

Netizen còn được gọi là Cyber Citizens

Netizen hoạt động trên kênh xã hội như facebook, zalo, tiktok, youtube… cực kỳ sôi động. Họ thường dành thời gian mỗi ngày để trao đổi, trò chuyện về các vấn đề, tiêu điểm nổi bật trong cuộc sống hoặc bất kỳ lĩnh vực nào họ quan tâm. Bởi vậy cộng đồng netizen là tập hợp người tham gia cực kỳ lớn mạnh. Hơn nữa ở nước ta, quyền tự do ngôn luận khá thoải mái càng tạo điều kiện để netizen phát triển rầm rộ.

II. Netizen ảnh hưởng như thế nào đến đời sống?

Thực sự là bất kỳ ai cũng có thể trở thành netizen. Bạn có thể chat, chia sẻ, xem video, email và lên tiếng về mọi vấn đề là bạn trở thành netizen trong cộng đồng mạng.

Khi thảo luận vấn đề nào đó, bạn có thể phán xét, bình luận theo 3 hướng khác nhau: tiêu cực, trung dung, tích cực. Điều đó nghĩa là sao?

1. Tiêu cực

Tất nhiên rồi, chẳng ai muốn sở hữu lượng netizen tiêu cực. Netizen này đánh giá sự việc, hiện tượng theo chiều hướng xấu xí.

Họ dễ dàng chỉ trích, chửi bới kể cả bài trừ, ném đá vấn đề mà không quan tâm, tìm hiểu kỹ sự đó như thế nào, vấn đề đó đúng hay sai. Các netizen theo chiều hướng tiêu cực thường áp dụng góc nhìn thiển cận của chính bản thân họ mà không sở hữu cái nhìn đa chiều, đa góc độ. Họ luôn luôn cho rằng mình đúng và bảo vệ quan điểm đến cùng, không phân biệt phải trái đúng sai.

Thực tế, netizen tiêu cực chiếm số lượng không ít trên cộng đồng mạng. Chính lượng netizen này làm xấu xí hình ảnh cộng đồng mạng Việt Nam và làm nhiều nhân vật nổi tiếng cảm thấy hoảng sợ.

Không hiếm KOLs bị ném đá bởi netizen.

Netizen

Có không ít KOLs sẵn sàng tạo nên cộng đồng netizen hùng hậu để đánh bóng tên tuổi, tạo sự nổi tiếng chính mình. Nhiều chiêu trò được thực hiện như ảnh, clip khoá thân, giường chiếu, tâm thư, phát ngôn sốc… Chắc chắn rồi, điều này tạo nên cơn mưa gạch đá từ netizen. Dù sớm hay muộn, nếu chỉ là chiêu trò thì bạn sớm tàn và càng nhận sự phẫn nộ, ghét bỏ cộng đồng.

2. Trung dung

Thật tuyệt vời nếu bạn thuộc netizen trung dung. Cộng đồng netizen trung dung chiếm số lượng áp đảo. Họ không gây ảnh hưởng đến mọi người vì họ chỉ tiếp nhận thông tin và hoàn toàn không tranh luận, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về sự việc đó. Họ dường như là những người đứng ngoài cuộc, không quá bận tâm về tin đồn, sock xôn xao trên mạng xã hội

3. Tích cực

Ngược lại với netizen tiêu cực thì netizen tích cực có nhiều góc nhìn thân thiện hơn với sự việc, hiện tượng.

Netizen tích cực sử dụng ngôn từ nhẹ nhàng hơn đôi khi bênh vực sự việc hiện tượng đó. Thế nhưng bạn cần có góc nhìn đúng đắn, chính xác về hiện tượng. Bởi nhiều netizen tích cực có thể tin yêu mù quáng (đặc biệt là KOLs) và tạo nên nhiều văn hoá xấu xí đồng thời tạo cơ hội để nhiều người lợi dụng, đi đường tắt để nổi tiếng.

Hãy là netizen tốt bụng

III. Hạn chế sự bùng nổ của netizen - Điều cần thiết?

Cộng đồng netizen đang phát triển nhanh chóng. Dù muốn hay không thì hạn chế sự bùng nổ của netizen là điều tất yếu. Điều đó không hề đơn giản nhưng cần phải kiểm soát được.

Sự thật có rất nhiều sự việc đáng tiếc đã xảy ra bởi sự tẩy chay, “ném đá” của netizen. Gần đây nhất trước sự ra đi của Phi Nhung, hàng loạt sao Việt cũng bị netizen mỉa mai, tranh cãi, ném đá. Chẳng hạn như ca sĩ Lệ Quyên bị netizen chửi vì tạo dáng phản cảm, không phù hợp. Cô cũng không ngừng bình luận ngôn từ gay gắt và khóa ngay netizen trái chiều. Tất nhiên hình ảnh ca sĩ Lệ Quyên ảnh hưởng ít nhiều trước mặt công chúng. Hay như Kim Hiền chỉ đăng clip giữa cô và con gái cũng bị netizen mỉa mai là vô cảm, kém duyên trước sự ra đi của “đàn chị” Phi Nhung...

IV. Bạn có phải là netizen chính hiệu?

Bạn thấy đấy, bất kỳ ai tự do ngôn luận và đưa ra quan điểm chính mình đều trở thành netizen. Sự thật thì netizen không hề xấu. Chỉ cần bạn là netizen thông minh và chính hiệu.

Để hạn chế sự bùng nổ netizen tiêu cực nhiều nước đã đưa ra luật an ninh mạng để kiểm soát hành động. Người dùng mạng xã hội cần cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân cơ bản nhất và đăng ký tài khoản rõ ràng, có tính sáng suốt. Nhiều thông tin xấu, tiêu cực, chiêu trò marketing cũng được kiểm duyệt kĩ càng hơn, siết chặt hơn trong khâu quản lý. Và không ít tin đồn giả, thất thiệt đã được Bộ Công An xử lý từ phạt hành chính cho đến “bóc lịch”.

Hơn bao giờ hết, Bạn cần trở thành netizen sáng suốt và cẩn thận với những thông tin nhạy cảm trên mạng. Một cái nhìn đa chiều sáng suốt cho bất kỳ sự việc nào là điều cực kỳ quan trọng để xây dựng cộng đồng ảo sạch đẹp, văn minh. Trước khi gõ phím để đưa ra bình luận chính mình hãy suy nghĩ thật kỹ. 

Bạn cần có trái tim nhân hậu và đầu óc tỉnh táo để tránh đi các chiêu trò, không bị dụ dỗ, kích động quá mức. Hiện nay không thiếu cá nhân sử dụng thông tin sai trái để câu view, đánh bóng tên tuổi để trở nên nổi tiếng. Chỉ một phút lơ là, chính bạn bị dẫn dắt vào câu chuyện, cuốn sâu vào các chiêu trò đó mà không hề hay biết. Chính bạn cũng trở thành một phần để cá nhân sai trái đạt được mục tiêu chính họ, bất chấp đạo đức và luật pháp.

Là netizen văn minh không hề khó. Bạn không thiên vị, bình luận, chửi bới theo đám đông hoặc ngồng cuồng tôi biết tất cả. Đã đến lúc, netizen cần dừng lại, nghĩ kỹ, nghĩ thấu bất kỳ sự việc, hiện tượng nào đang xảy ra. 

Còn Bạn, Bạn nghĩ netizen là gì? Tại sao chúng ta cần ngăn chặn và hành xử đúng mực để có hình ảnh netizen đẹp trong mắt công chúng và bạn bè thế giới. Cùng chia sẻ với chúng tôi những điều bạn đã và đang suy nghĩ về cụm từ gây tranh cãi nhiều nhất này nhé - netizen.

Bài viết nên đọc