Sương Nguyệt Anh là ai? Tất tần tật về vị nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam

Từ xưa đến nay, có không ít người phụ nữ tài giỏi khiến người đời nể phục. Trong đó, không thể không kể đến bà Sương Nguyệt Anh - người nữ chủ bút đầu tiên của nền báo chí nước ta. Không chỉ xinh đẹp, tài trí, bà còn được nhiều người ngả mũ bởi ý chí kiên cường, vượt qua mọi sóng gió cuộc đời. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu bà Sương Nguyệt Anh là ai bạn nhé!

I. Sương Nguyệt Anh là ai? Thông tin năm sinh, quê quán

Sương Nguyệt Anh (sinh năm 1864- mất năm 1922) bà là một cô gái đến từ An Bình Đông, xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Gia đình bà có bốn người con nên mọi người thường gọi bà với cái tên Năm Hạnh. Cha của Sương Nguyệt Anh là nhà thơ nổi tiếng Nguyễn Đình Chiểu và mẹ là Lê Thị Điền, người làng Thanh Ba, huyện Cần Giuộc. 

Sương Nguyệt Anh

Theo thông tin có được từ “Nguyễn chi thế phổ”” thì tên thật của nữ thi sĩ của đất Bến Tre là Nguyễn Thị Khuê. Nhưng tên trên bia mộ của bà thì lại khắc tên là Nguyễn Ngọc Khuê, tự Nguyệt Anh. Ngoài bút hiệu trên, bà đã từng dùng một số bút danh khác như Nguyệt Nga, Xuân Khuê, v.v. 

II. Sơ lược về cuộc đời thăng trầm của bà Sương Nguyệt Anh

1. Tiếp nhận sự giáo dục đúng đắn từ nhỏ

Khi còn nhỏ, người thầy đã dạy Nguyệt Anh  đọc và viết chữ Hán cũng chính là cha bà, nhà thơ tài ba Nguyễn Đình Chiểu. Chính vì vậy, ngay từ nhỏ bà đã mang trong mình đầy những tư tưởng yêu nước và thể hiện sự khôn ngoan, nhạy cảm giống như cha mình.

suong nguyet anh xuat than tu dau

Vì xuất thân là một người con của gia đình Nho giáo, bà Sương Nguyệt Anh đã được tiếp nhận nền giáo dục kỹ lưỡng. Bên cạnh sở hữu vẻ ngoài xinh đẹp cùng trí tuệ hơn người, bà còn được yêu mến nhờ vào tính cách bình dị, điềm đạm, không bao giờ kiêu ngạo với ai. Đối mặt trước những khó khăn mà gia đình đang gặp phải, Sương Nguyệt Anh dứt khoát nghỉ học, đi bốc thuốc chữa bệnh cùng cụ Đồ Chiểu để gánh vác gia đình.

2. Tình duyên trắc trở

Cụ Nguyễn Đình Chiểu qua đời khi bà Nguyệt Anh 24 tuổi, cũng từ lúc ấy, cô gái trẻ mới đôi mươi đã phải cùng anh trai tiếp quản trường học mà cha để lại. Họ cùng nhau tiếp tục sứ mệnh dạy học cho người dân xung quanh của cha mình.

Lúc này, sự tài giỏi của Nguyệt Anh đã thu hút ông Phú Xuyên - tri phủ Ba Tri tại thời điểm ấy chú ý. Tuy nhiên, do không có tình cảm nên bà đã từ chối ông Phú Xuyên, cũng vì lý do đó nên ông ta ghi hận và rắp tâm hãm hại bà.

Để tránh khỏi tri phủ Phú Xuyên, cả gia đình bà Sương Nguyệt Anh đã chuyển đến sống ở Cái Nứa và Rạch Miễu thuộc Mỹ Tho. Tại nơi này, bà đã gặp gỡ và nên duyên cùng với ông phó tổng sở góa vợ. Sau đó, bà sinh ra cô con gái đầu lòng đặt tên là Nguyễn Thị Vinh. Cứ ngỡ như đời sống tình cảm của bà Nguyệt Anh đã trọn vẹn, tin dữ đến với bà khi chồng qua đời do tên Phủ Xuyên hãm hại. Dù vậy, người phụ nữ kiên cường ấy đã quyết định thủ tiết nuôi con, không đi thêm bước nữa.

3. Sự nghiệp của Sương Nguyệt Anh 

Nguyệt Anh từ nhỏ đã là một người có lòng yêu nước vô cùng sâu đậm. Bà đã sẵn sàng bán đi một phần điền sản của mình, đồng thời vận động quyên góp để ủng hộ phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Vào năm 1917, một nhóm chí sĩ ái quốc đã mời bà làm chủ bút cho tờ Nữ giới chung là “tiếng chuông của nữa giới” ra mắt số đầu tiên vào 1/2/1918. Chủ trương của tờ báo này là nâng cao dân trí, cùng với đó là khuyến khích công nông thương phát triển, đặc biệt là đề cao vai trò của những người phụ nữ trong xã hội lúc bấy giờ.

Tờ nữ giới chung - tâm huyết của bà Sương Nguyệt Anh

Phạm vi ảnh hưởng của Nữ giới ngày càng rộng, chính vì vậy nên sau hơn nửa năm, mật thám Pháp cũng bắt đầu e ngại và cho đình bản tờ bảo này. Vận đen chưa dừng lại ở đó, trong khi sự nghiệp đang trong đà đi xuống, Nguyệt Anh lại phải nhận tin dữ chính là cô con gái mà hết mực yêu thương qua đời vì sinh khó. 

Cũng từ thời điểm ấy, sức khỏe của bà giảm sút rõ rệt, đặc biệt là bệnh về mắt. Nghe theo chỉ dẫn của thầy thuốc, bà cùng cháu về quê ở nhờ nhà em út. Dù đã tích cực chạy chữa nhưng đôi mắt của bà đã chính thức không nhìn thấy ánh sáng thời gian sau đó. Dù vậy, bà vẫn tích cực dạy học và làm thơ cho đến cuối đời.

Trên đây là những thông tin sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn Sương Nguyệt Anh là ai. Có thể thấy, bà là một người tài hoa, sống tình cảm và đặc biệt là lòng yêu nước nồng đậm. Dù cuộc sống liên tục vùi dập nhưng vẫn không thể nào cản nổi bước chân luôn hướng về phía trước của người phụ nữ kiên cường ấy. Theo dõi các bài viết khác tại website của chúng tôi để cập nhật các thông tin hấp dẫn khác nhanh nhất nhé!