Miễn nhiệm là gì? Miễn nhiệm được áp dụng trong các trường hợp nào?

Chắc chắn các bạn đã từng được nghe về khái niệm miễn nhiệm, cách chức,... Tuy nhiên, để hiểu rõ định nghĩa miễn nhiệm là gì, bạn cần phải tìm hiểu sâu hơn để phân biệt với các thuật ngữ trên.

I. Miễn nhiệm là gì?

Sau khi được bầu cử hoặc bổ nhiệm vào một chức vụ có quyền quyết định trong cơ quan, doanh nghiệp, người được bổ nhiệm đó có thể sử dụng hình thức miễn nhiệm. Đây là một hình thức bãi bỏ gần như kỷ luật đối với cán bộ, công chức. 

Trong các bộ luật, khái niệm miễn nhiệm là gì đã được nhắc tới và làm rõ. Tại khoản 6, Điều 7 Luật Cán bộ, công chức năm 2008, miễn nhiệm được đưa ra với định nghĩa: “Miễn nhiệm là việc cán bộ, công chức được thôi giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời hạn bổ nhiệm”.

mien nhiem la gi

Miễn nhiệm là hành động những người có cấp cao hơn, có thẩm quyền quyết định cho cán bộ hoặc nhân viên dưới chức ra khỏi chức vụ hiện tại khi chưa hết nhiệm kỳ hoặc chưa hết thời gian tại chức. Lý do là người đó không đáp ứng được yêu cầu công việc đề ra, không chấp hành các quy định của tổ chức và có uy tín giảm sút với cấp dưới. 

Hình thức miễn nhiệm này được áp dụng tại cả các công ty và cơ quan của nhà nước, của chính phủ. Tuy nhiên, đây không phải là một hình thức kỷ luật và chưa có những quy định rõ ràng về việc này tại các doanh nghiệp. 

II. Miễn nhiệm được áp dụng trong các trường hợp nào?

Hiện nay, hình thức miễn nhiệm được xảy ra ở trong các cơ quan nhà nước và tại các công ty. Tuy nhiên, chỉ có các cơ quan mới có quy định rõ ràng. 

1. Với cán bộ

Cán bộ có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp dưới đây:

  • Không có đủ sức khỏe để phục vụ công việc
  • Không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ, chưa có uy tín đối với cấp dưới hoặc người dưới trướng. Trong vòng 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ, cán bộ sẽ bị miễn nhiệm hoặc buộc miễn nhiệm. Hoặc nếu cán bộ liên tục bị kỷ luật, làm giảm uy tín với cấp dưới cũng sẽ bị miễn nhiệm. 
  • Theo yêu cầu của nhiệm vụ được giao.
  • Một số lý do cá nhân khác.

mien nhiem

Ngoài ra, nếu trong các kỳ bầu cử, cán bộ có trên ⅔ phiếu bầu đồng ý miễn nhiệm thì cũng sẽ bị miễn nhiệm. Tư tưởng, hành vi của cán bộ vi phạm đạo đức hoặc có đường lối lệch lạc cũng sẽ bị miễn nhiệm. 

2. Với công chức

Công chức có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

  • Không đáp ứng được yêu cầu về sức khỏe.
  • Không đủ năng lực và uy tín để đảm nhận chức vụ.
  • Miễn nhiệm theo yêu cầu của công việc hay nhiệm vụ.
  • Hai năm liên tục bị đánh giá là không thể hoàn thành nhiệm vụ.
  • Bị khiển trách nhiều lần trong quá trình tại chức.
  • Bị lãnh đạo có thẩm quyền đánh giá vi phạm nội quy và đường lối của Đảng, nội bộ chính trị.
  • Các lý do cá nhân hoặc theo quy định khác của pháp luật.

mien nhiem voi cong chuc

III. Quy trình miễn nhiệm 

Giai đoạn 1

Những cơ quan hoặc tổ chức có thẩm quyền phải thu thập những căn cứ đầy đủ để thực hiện quá trình miễn nhiệm. Sau khi có đủ căn cứ, trong vòng 10 ngày các tổ chức có thẩm quyền, các cơ quan tham mưu trao đổi và đề xuất các quyết định. Với những công chức cấp thấp, người có thẩm quyền có thể trực tiếp miễn nhiệm nếu có đủ căn cứ. 

quy trinh mien nhiem

Giai đoạn 2:

Trong 10 ngày làm việc tiếp theo, cấp có thẩm quyền sẽ xem xét và quyết định việc miễn nhiệm. Quá trình này có thể lên đến 30 ngày đối với những cán bộ cấp thấp. Các thành viên phải tiến hành biểu quyết và số phiếu bầu phải đạt trên 50%. Nếu số phiếu đạt đúng 50%, quyết định này sẽ được người lãnh đạo quyết định. 

mien nhiem

Giai đoạn 3

Quá trình miễn nhiệm sẽ được thực hiện theo luật, dưới sự theo dõi của các cơ quan có thẩm quyền hoặc người giám sát. 

Trong các doanh nghiệp, quy trình miễn nhiệm không sát sao như trong các cơ quan chính phủ. Những người có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm thường là:

Tổng giám đốc, người trong hội đồng quản trị, quản lý, giám đốc,... trong công ty cổ phần.

Chủ tịch hội đồng, tổng giám đốc, kiểm soát viên,... trong công ty trách nhiệm hữu hạn.

mien nhiem

IV. Phân biệt các thuật ngữ miễn nhiệm và bãi nhiệm

Ngược lại với miễn nhiệm, người bị bãi nhiệm là người buộc thôi việc hoặc tại vị trí chức vụ vì vi phạm đạo đức, kỷ luật. Mức độ của miễn nhiệm là hình thức nhẹ, còn bãi nhiệm là nặng. 

Lý do bị miễn nhiệm thường là do không hoàn thành nhiệm vụ, sức khỏe không tốt hoặc thiếu trách nhiệm. Tuy nhiên, người bị miễn nhiệm là người vi phạm vào kỷ luật của cơ quan, tổ chức. 

Người bị miễn nhiệm bị cho thôi chức và vẫn có thể đảm nhận những chức vụ khác trong doanh nghiệp. Còn người bị bãi nhiệm sẽ không thể công tác tại cơ quan đang làm việc. 

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về khái niệm miễn nhiệm là gì và phân biệt được hai hình thức miễn nhiệm và bãi nhiệm. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích. 

Bài viết nên đọc