Lịch sử xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Hiện nay, rất nhiều thể chế chính trị ở các quốc gia đều bắt đầu lấy dân làm chủ. Họ hiểu được tầm quan trọng của người dân và luật pháp trong cuộc sống. Đó là bản chất của nhà nước pháp quyền. Vậy nhà nước pháp quyền là gì?

1. Khái niệm nhà nước pháp quyền là gì?

Tại mỗi quốc gia, định nghĩa nhà nước pháp quyền là gì có sự khác biệt rõ rệt và có nhiều định nghĩa khác nhau. Thậm chí, khái niệm này còn có sự thay đổi giữa Việt Nam và các nước khác.

Ở nước ngoài, nhà nước pháp quyền được hiểu là một nhà nước lấy pháp luật làm chủ và bắt buộc phải tuân theo pháp luật. Tuy nhiên, tại Việt Nam, nhiều người lại công nhận nhà nước pháp quyền thừa nhận các luật lệ do các cơ quan có thẩm quyền và Chính phủ ban hành. 

nhà nước pháp quyền

Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra được những điểm giống nhau về khái niệm của nhà nước pháp quyền là nhà nước có nền tảng là hệ thống chính trị tiến bộ, pháp lý và pháp chế hướng về nhân dân. Người dân được sống trong xã hội pháp quyền và được pháp luật bảo vệ, nhận được sự tôn trọng và có nghĩa vụ thực hiện theo pháp luật. 

2. Lịch sử phát triển của nhà nước pháp quyền

Trong dòng lịch sử, thật bất ngờ khi nhà nước pháp quyền đã được hình thành từ thời cổ đại. Biểu hiện của nó là con người đã phải sống dưới sự cai trị của pháp luật và quyền thế của kẻ đứng đầu đặt ra.

Dần dần, pháp luật từ chỉ áp dụng với dân được thực thi với cả vua chúa và cấp dưới. Việc này khiến cho toàn bộ đất nước đều tôn trọng pháp luật đã được đặt ra. Dần dần, càng về sau tư tưởng này càng tiến bộ và được hoàn thiện hơn.

lich su phat trien nha nuoc phap quyen

Từ cuối thế kỷ 19 đến nay, việc xây dựng một nhà nước pháp quyền cũng trở thành mục tiêu của nhiều quốc gia. Những nước càng phát triển, nhu cầu về luật pháp càng lớn, pháp quyền càng trở nên mạnh mẽ hơn. 

3. Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam

Khái niệm nhà nước pháp quyền ở Việt Nam được nêu ra lần đầu tiên tại Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VII. Vào năm 1994, khái niệm này lần nữa được nhắc lại và khẳng định. 

Đảng và nhà nước dần có những nhận thức tiến bộ hơn về khái niệm nhà nước pháp quyền. Hiến pháp cũng khẳng định rằng, nhà nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền do dân làm chủ, quyền lực được phân chia công bằng và minh bạch. 

nha nuoc phap quyen la gi

Những luật pháp và hiến pháp được đưa ra là cơ sở lý luận của những cơ quan cầm quyền. Dựa vào đó, nghĩa vụ và hình phạt đều được làm chi tiết và được yêu cầu thực hiện. Mà ở trong xã hội này, người thi hành pháp luật chính là Nhà nước và các cơ quan pháp lý có thẩm quyền. 

4. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền

Ngoài những đặc trưng cơ bản như áp dụng pháp luật, nhà nước pháp quyền và xã hội chủ nghĩa cũng có những đặc trưng riêng biệt. Đó là:

  • Nhà nước pháp quyền là một nhà nước hoạt động dựa trên hệ thống pháp luật khả thi và tiến bộ. Pháp luật cũng thể hiện được tính dân chủ, đem lại quyền lợi cho nhân dân khi bị hạn chế bởi pháp luật. Hệ thống luật pháp giúp cho xã hội có được sự công bằng giữa người với người.
  • Nhà nước pháp quyền đảm bảo vị trí độc tôn của pháp luật trong đời sống của nhân dân. Tất cả các cá nhân, tổ chức đều bắt buộc phải tuân thủ pháp luật và nhận hình phạt khi vi phạm.
  • Nhà nước pháp quyền hoạt động trên chủ quyền của nhân dân. Nhân dân không còn là đối tượng bị trị mà có quyền lên tiếng và phản bác lại. Địa vị của nhân dân được nâng cao và có những đặc quyền riêng.
  • Nhà nước pháp quyền thừa nhận và bảo vệ quyền con người của nhân dân. Quyền tự do bình đẳng của con người được đề cao và được pháp luật bảo đảm.
  • Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động dưới sự kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước. Hiện tại, quyền lập pháp được trao cho Quốc hội. 

5. Vai trò và bản chất của nhà nước pháp quyền

Trong xã hội hiện nay, nếu không có pháp luật thì đất nước không thể ổn định. Pháp luật còn là nền tảng để xây dựng lên Xã hội Chủ nghĩa và giúp cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Nó còn đóng vai trò như nguyên tắc và tư tưởng để điều hành quốc gia.

Nhà nước pháp quyền còn có vai trò như một cầu nối để mở rộng mối quan hệ ngoại giao và kinh tế quốc tế. Bởi khi giao thiệp rộng, việc tội phạm quốc tế có nhiều khả năng xảy ra hơn nên pháp luật cần được đề cao. 

Tóm lại, nhà nước pháp quyền là gì và có vai trò quan trọng như thế nào đã được đề cập ở trên. Hy vọng bài viết đem đến cho các bạn những thông tin và kiến thức hữu ích về bản chất của nhà nước Việt Nam đang hướng đến. 

Bài viết nên đọc