Việc lựa chọn nền tảng thiết kế website phù hợp là bước quan trọng đầu tiên để xây dựng website thành công. Mỗi nền tảng có những ưu và nhược điểm riêng, phù hợp với những mục đích và nhu cầu sử dụng khác nhau.

Một số yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn nền tảng thiết kế website

1. Mục tiêu và nhu cầu sử dụng website

Xác định mục tiêu của bạn là gì? Bạn muốn bán hàng online, viết blog, hay xây dựng một trang web cho doanh nghiệp? Mỗi mục tiêu sẽ phù hợp với một nền tảng khác nhau. 

  • Bán hàng online: Nếu bạn muốn bán hàng trực tuyến, bạn nên cân nhắc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử như Shopify, WooCommerce (trên WordPress), hoặc Magento. Các nền tảng này được thiết kế đặc biệt cho việc bán hàng, hỗ trợ quản lý kho hàng, xử lý thanh toán, và cung cấp các công cụ marketing để giúp bạn tăng doanh số.
  • Viết blog: Nếu mục tiêu của bạn là chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm thông qua việc viết blog, WordPress là lựa chọn phổ biến nhất. Nền tảng này cung cấp đa dạng chủ đề, plugin hỗ trợ SEO, và dễ dàng tùy chỉnh, giúp bạn phát triển blog cá nhân hoặc chuyên nghiệp.
  • Xây dựng một trang web cho doanh nghiệp: Đối với việc xây dựng trang web doanh nghiệp, bạn có thể sử dụng WordPress, Squarespace, hoặc Wix. Các nền tảng này cung cấp các mẫu thiết kế chuyên nghiệp, dễ sử dụng, và có khả năng tùy chỉnh cao, giúp bạn tạo ra một trang web đẹp mắt và chuyên nghiệp mà không cần kiến thức lập trình sâu.
  • Xây dựng website phục vụ giải trí như xem phim, đọc truyện, mạng xã hội, bán khoá học: Đối với các dạng website có nhiều tính năng nâng cao và khó thì bạn có thể sử dụng nền tảng Laravel. Đây là framework được phát triển dựa trên ngôn ngữ PHP và nó giúp các lập trình viên có thể xây dựng các ứng dụng web từ đơn giản đến phức tạp một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, nhờ vào hệ thống routing, view template, authentication, caching, và nhiều tính năng khác được tích hợp sẵn. Tuy nhiên để làm được website bằng nền tảng Laravel thì đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn cao.

Mỗi nền tảng có những ưu và nhược điểm riêng, vì vậy bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên mục tiêu, nguồn lực, và kỹ năng của mình để chọn lựa nền tảng phù hợp nhất.

2. Khả năng kỹ thuật của bạn

Nếu bạn không có kinh nghiệm về lập trình, có thể bạn sẽ muốn chọn một nền tảng thân thiện với người dùng như WordPress, Wix, hoặc Squarespace. Những nền tảng này thường cung cấp giao diện kéo và thả trực quan, giúp bạn dễ dàng tạo và quản lý website mà không cần biết nhiều về mã nguồn.

Nếu bạn không muốn xây dựng webiste trên các nền tảng trên mà muốn làm bằng Laravel thì hãy liên hệ cho mình qua zalo 0935040740 để được tư vấn nhé, các gói thiết kế website bên mình sẽ dao động trong tầm giá từ 5.000.000đ - 10.000.000đ.

3. Ngân sách

Yếu tố ngân sách cũng rất quan trọng, với ngân sách hạn chế thì sẽ rất để bạn triển khai website trên những nền tảng có phí và cần người có chuyên môn cao. Tất nhiên là cũng sẽ có một số nền tảng có thể cung cấp miễn phí với các tính năng cơ bản nhưng nó sẽ yêu cầu bạn trả phí cho các dịch vụ nâng cao hoặc để loại bỏ quảng cáo. Hãy xem xét ngân sách của bạn và chi phí liên quan khi chọn nền tảng. 

Lời khuyên: Nếu như bạn không có tài chính nhiều và kỹ thuật về website còn yếu thì nên lựa chọn xây dựng website trên WordPress.

4. Tính linh hoạt và mở rộng

Nếu bạn dự định mở rộng website của mình trong tương lai, hãy chọn một nền tảng cho phép bạn dễ dàng thêm các tính năng mới hoặc tùy chỉnh website theo nhu cầu phát triển. 

5. Tính bảo mật

Đảm bảo rằng nền tảng bạn chọn cung cấp các tính năng bảo mật tốt để bảo vệ dữ liệu của bạn và của người dùng. Thông thường các website có mã nguồn mở như WordPress sẽ rất dể bị hack bởi vì nhiều nguyên nhân:

  • Nền tảng WordPress là mã nguồn mở nên nhiều hacker đọc được mã nguồn và phân tích tìm kiếm lỗ hổng. Từ đó các hacker sẽ khai thác lỗ hổng tấn công website.
  • Cài đặt các plugin mở rộng miễn phí không kiểm soát. Bởi vì các plugin miễn phí rất dể bị nhà phát triển gắn mã độc, cho nên nếu bạn không có chuyên môn về lập trình thì việc phát hiện mã độc rất khó khăn.

Lời khuyên: Nếu như lựa chọn nền tảng WordPress thì hãy thường xuyên cập nhật, sử dụng mật khẩu mạnh, cài đặt các plugin và theme từ nguồn đáng tin cậy, chọn dịch vụ hosting có các biện pháp bảo mật tốt và áp dụng các biện pháp bảo mật khuyến nghị.

6. Hỗ trợ và cộng đồng

Một nền tảng với cộng đồng lớn và nhiều tài nguyên hỗ trợ sẽ giúp bạn dễ dàng tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần. Khi bạn gặp vấn đề hoặc cần tìm hiểu thêm về công nghệ mới, việc có một cộng đồng sẵn lòng hỗ trợ sẽ giúp bạn nhanh chóng tìm ra giải pháp. Ngoài ra, các nền tảng này thường có nhiều tài liệu, hướng dẫn, và khóa học miễn phí hoặc có phí giúp bạn nâng cao kỹ năng. Điều này không chỉ giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn giúp bạn tiếp cận với các phương pháp và công nghệ mới nhất trong lĩnh vực phát triển web.

Bằng cách xem xét kỹ lưỡng các yếu tố trên, bạn sẽ có thể chọn được nền tảng thiết kế website phù hợp nhất với mình.

Ngọc Phương

Web Developer

Cảm ơn các bạn đã ghé thăm blog của tôi. Tôi tên là Phương và tôi đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển website. Tôi tự tin khẳng định mình là chuyên gia trong việc tạo ra những trang web ấn tượng và hiệu quả. Bạn nào có nhu cầu thiết kế website có thể liên hệ cho tôi qua zalo 0935040740.

0 nhận xét

Tìm kiếm
Mạng xã hội
Quảng cáo