Làm CCCD cần những gì theo quy định mới nhất 2022

Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tuỳ thân, thông tin cơ bản về lai lịch và nhân dạng của công dân Việt Nam. Luật CCCD áp dụng cho tất cả công dân Việt nam và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Hiện nay chưa có quy định bắt buộc nào công dân Việt Nam phải đổi sang CCCD nhưng thẻ CCCD vẫn có nhiều tiện lợi hơn. Vậy nên rất nhiều công dân thắc mắc “làm CCCD cần những gì” và quy trình thực hiện thế nào. Dành ra 1 phút nắm vững thông tin cơ bản nhất về căn cước công dân.

I. Những điều có thể bạn chưa biết về số căn cước công dân

1. Số thẻ CCCD là mã định danh

Số thẻ CCCD có 12 số, là mã định danh của mỗi cá nhân được xác lập từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Số thẻ CCCD không thay đổi và không trùng lặp với bất kỳ ai, gắn liền từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.

CCCD

2. CCCD có thể thay thế hộ chiếu

Theo Điều 20 Luật CCCD năm 2014, thẻ CCCD sử dụng thay thế cho hộ chiếu khi công dân Việt Nam ký kết điều ước với người nước ngoài.

3. CCCD gắn chip được tích hợp nhiều giấy tờ

Thẻ CCCD gắn chip điện tử cho phép tích hợp nhiều ứng dụng như chữ ký số, sinh trắc học, mật khẩu 1 lần do nó có độ bảo mật cao.

Bộ Công an đang kết hợp cùng nhiều cơ quan khác để nghiên cứu triển khai việc tích hợp giấy tờ lên CCCD gắn chip.

4. Số thẻ CCCD cho biết thông tin gì?

Ba số đầu trên thẻ CCCD là mã tỉnh thành phố trực thuộc TW hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh

Số thứ 4 là mã thế kỷ sinh và mã giới tính tương ứng như bảng:

Năm sinh Nam Nữ
Thế kỷ 20  0 1
Thế kỷ 21 2 3
Thế kỷ 22  4 5
Thế kỷ 23  6 7
Thế kỷ 24  8 9

Số thứ 4 & 5 trên thẻ CCCD thể hiện hai số cuối năm sinh

6 số cuối trên thẻ CCCD được xếp ngẫu nhiên từ 000001 đến 999999

6 số cuối trên thẻ CCCD

Như vậy, khi nhìn số thẻ CCCD ta biết được nơi họ sinh ra, giới tính và năm sinh.

II. Làm CCCD cần những gì?

Công dân đăng ký làm CCCD trực tiếp tại nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký KT3:

  • Bản gốc của sổ hộ khẩu và kèm theo 02 bản photo (không cần công chứng).
  • Chứng minh thư nhân dân cũ nếu còn để cơ quan Công an xác nhận danh tính CMTND cũ và CCCD mới của cùng một công dân.
  • Bản khai theo mẫu và có xác nhận của UBND phường/ xã nơi Bạn thường trú/ tạm trú.
  • Giấy khai sinh (Phòng trường hợp cán bộ làm thẻ yêu cầu)
  • Sổ tạm trú (Phòng trường hợp cán bộ làm thẻ yêu cầu).

III. Đối tượng nào được cấp mới/ đổi / cấp lại thẻ CCCD?

Trường hợp cấp mới

  • Theo Khoản 1, Điều 19, Luật CCCD năm 2014, Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi được cấp thẻ CCCD.

Trường hợp cấp đổi

  • Theo Điều 23, thẻ CCCD được cấp đổi trong trường hợp:
  • Theo quy định của Khoản 1, Điều 21 của Luật căn cước công dân năm 2014: CCCD được đổi khi công dân đủ 25 tuổi hoặc 40 tuổi hoặc 60 tuổi.
  • Thẻ bị hư hại không thể nào sử dụng được
  • Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên, giới tính, quê quán, đặc điểm nhận dạng
  • Sau sót thông tin trên thẻ CCD
  • Khi công dân có yêu cầu

Trường hợp cấp lại

  • Bị mất thẻ CCCD
  • Được quay lại Quốc tịch Việt Nam (theo Quy định của Luật Quốc tịch Việt Nam).

IV. Cơ quan làm thủ tục cấp mới/ đổi / cấp lại thẻ CCCD

Theo Điều 26, Luật căn cước công dân, công dân có thể làm thủ tục cấp mới/ đổi / cấp lại thẻ CCCD tại “Cơ quan quản lý căn cước công dân” của:

  • Bộ Công An
  • Công an tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương
  • Công an huyện/ quận/ thị xã/ thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương
  • Hoặc cơ quan có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ CCCD hoặc tại chỗ ở công dân nếu cần thiết.

cccd

V. Trình tự và thủ tục để cấp thẻ căn cước công dân

Theo Thông tư 60/2021/TT-BCA, trình tự cấp mới/ đổi/ cấp lại thẻ CCCD được thực hiện như sau:

1. Tiếp nhận đề nghị

Công dân đến địa điểm làm thủ tin cấp CCCD ở trên. Hoặc đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục cấp mới/ đổi/ cấp lại thẻ CCCD tại Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Bộ Công an.

  • Công dân đủ điều kiện xét duyệt thì cán bộ tiếp nhận đề nghị và thực hiện các bước tiếp theo
  • Công dân không đủ điều kiện thì cán bộ từ chối đề nghiệp và nêu rõ lý do từ chối.
  • Phát hiện vi phạm pháp luật thì công dân chịu trách nhiệm xử lý theo quy định hiện hành.

2. Thu thập thông tin công dân

Sau khi tiếp nhận đề nghị, cán bộ tiến hành thu thập thông tin của công dân tại Cơ sở dữ liệu quốc gia để tiến hành lập hồ sơ:

  • Nếu thông tin của công dân đã sẵn có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia và không có sự điều chỉnh thì sử dụng trực tiếp thông tin đó.
  • Nếu thông tin của công dân đã sẵn có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia nhưng đã có sự thay đổi thì công dân cần xuất trình giấy tờ cần thiết để chứng minh sự thay đổi đó.
  • Nếu thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia thì cần xuất trình một trong giấy tờ hợp pháp để chứng minh thông tin nhân thân của mình.

3. Lựa chọn loại cấp CCCD & tiến hành mô tả đặc điểm nhân dạng công dân

  • Thu thập vân tay
  • Chụp ảnh chân dung (ảnh màu, chính diện, đầu để trần, rõ mặt, rõ hai tai và không đeo kín. Trang phục cần nghiêm túc và lịch sử. VỚi công dân theo tôn giáo được phép mặc lễ phục của mình.
  • In phiếu thu nhận thông tin CCCD. Công dân và cán bộ thu thập thông tin cần kiểm tra kỹ, ký và ghi rõ họ tên.

cccd

4. Thu lệ phí theo quy định.

  • CMND hoặc CCCD cũ sẽ được thu hồi nếu công dân làm thủ tục đổi.
  • Cấp giấy hẹn về việc trả kết quả giải quyết.

Hồ sơ được tra cứu tại tàng thư CCCD và duyệt hồ sơ tra cứu để xử lý, phê duyệt hồ sơ cấp mới/ đổi/ cấp lại thẻ CCCD.

lam cccd can gi

5. Xử lý dữ liệu điện tử tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư

  • Phê duyệt cấp mới/ đổi/ cấp lại và in hoàn chỉnh thẻ CCCD
  • Trả thẻ CCCD và kết quả.

Căn cước công dân là giấy tờ tuỳ thân chính của công dân Việt Nam và không bắt buộc. Tuy nhiên hiểu rõ và trả lời chính xác “Làm CCCD cần những gì” giúp công dân làm hồ sơ một cách nhanh chóng và không mất nhiều thời gian.

Bài viết nên đọc