Kinh tế thị trường là gì? Đặc trưng của kinh tế thị trường

Nền kinh tế có nhiều quá trình phát triển không khác gì lịch sử phát triển của loài người. Nó là thành quả của nhiều thế kỉ nghiên cứu và sửa đổi. Vậy bạn có hiểu kinh tế thị trường là gì và đặc trưng của nền kinh tế thị trường hiện nay là gì?

I. Khái niệm kinh tế thị trường là gì?

Nền kinh tế là tất cả các hoạt động có liên quan đến sự trao đổi và giao dịch. Trong đó, kinh tế thị trường được hiểu là một mô hình kinh tế quan trọng và phổ biến trong nền kinh tế. Vậy kinh tế thị trường là gì?

kinh te thi truong

Kinh tế thị trường được hiểu là một nền kinh tế được vận hành dựa trên sự hoạt động của hai chủ thể là người mua và người bán. Họ tác động đến nhau và liên hệ với nhau qua tác động cung và cầu, là yếu tố xác định giá cả, số lượng và dịch vụ của hàng hóa trên thị trường. Trông nền kinh tế có tồn tại nhiều thành phần kinh tế mang đặc trưng riêng. Chúng tham gia, cạnh tranh và cùng nhau phát triển một cách bình đẳng. 

Kinh tế thị trường có các mô hình khác nhau, một số ví dụ như kinh tế thị trường tự do, định hướng xã hội chủ nghĩa,... Chính nhờ sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường mà các chủ thể được thỏa sức sáng tạo, phát triển các ngành nghề kinh doanh và mua bán - trao đổi. 

nen kinh te thi truong

II. Đặc trưng của nền kinh tế thị trường

Khi nhắc tới kinh tế thị trường là gì, ta có thể kể đến một số đặc điểm như:

  • Sự đa dạng về các chủ thể kinh tế, đa dạng về hình thức sở hữu. Các chủ thể đều bình đẳng trong cạnh tranh và phát triển.
  • Thị trường là tập hợp các thị trường bộ phận như thị trường hàng hóa, dịch vụ,... Thị trường là một bức tranh thì thị trường bộ phận là các mảnh ghép tạo nên bức tranh tổng thể.
  • Giá cả được quyết định dựa trên nguyên tắc. Cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự phát triển.
  • Nhà nước có vai trò quan trọng, là người quản lý và khắc phục những hạn chế của thị trường. Có nhà nước thì nền kinh tế thị trường mới phát triển ổn định và đảm bảo được sự bình đẳng.
  • Là nền kinh tế mở, không hạn chế thị trường quốc tế.

dac trung kinh te thi truong

III. Ưu nhược điểm của kinh tế thị trường là gì?

1. Ưu điểm

Khi cầu của người tiêu dùng tăng và cao hơn cung, giá cả sẽ tăng lên, lợi nhuận của những nhà sản xuất cũng tăng theo. Từ đó, ngành sản xuất sẽ được thúc đẩy và mở rộng, các nguồn lực dồi dào và hiệu quả hơn. 

Nền kinh tế thị trường cũng giúp tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng, thỏa mãn nhu cầu của con người. Khi nó thực sự phát triển, các yếu tố như văn hóa, xã hội cũng được hoàn thiện hơn. Vấn đề việc làm của xã hội cũng sẽ được giải quyết phần nào. 

uu diem kinh te thi truong

Hơn nữa, khi nền kinh tế phát triển cũng thúc đẩy con người tiến lên phía trước. Để đi theo sự chuyển biến của xã hội, con người không ngừng cố gắng và sáng tạo, phát huy tối đa khả năng của mình.

2. Nhược điểm

Nền kinh tế thị trường khiến cho xã hội xuất hiện sự phân hóa giàu nghèo và làm tình trạng này gia tăng. Trong nền kinh tế xuất hiện nhiều nhà độc quyền, sản xuất nhỏ lẻ kém phát triển. Không chỉ vậy, vì chạy theo lợi ích nên chất lượng sản phẩm không đảm bảo ảnh hưởng đến người tiêu dùng. 

nen kinh te thi truong

Nếu các công ty, doanh nghiệp quá quan tâm vào số lượng và mở rộng sản xuất dễ xuất hiện tình trạng dư thừa hàng hóa. Cầu trên thị trường giảm, lượng hàng dư thừa không được tiêu thụ gây nên khủng hoảng kinh tế, các nhà máy công ty bị đóng cửa. 

IV. Các chủ thể tham gia vào nền kinh tế thị trường

Kinh tế thị trường có 3 chủ thể đặc trưng sau:

  • Nhà nước: Là người có vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế. Nhà nước cung cấp hàng hóa công cộng, kiểm soát và phân phối độc quyền. 
  • Doanh nghiệp: Là người sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ, là chủ thể quan trọng trong nền kinh tế. 
  • Người tiêu dùng: Là người mua và sử dụng những hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp hay nhà nước. Nhau cầu của họ là động lực để phát triển nền kinh tế và thúc đẩy hoạt động sản xuất hàng hóa.

Khi nền kinh tế thị trường vận hành, 3 chủ thể trên đều tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, các chủ thể đều phát triển dựa trên sự bình đẳng và trách nhiệm trước pháp luật. Nhu cầu của người tiêu dùng sẽ làm căn cứ cho sự phát triển, khả năng của doanh nghiệp biểu thị bởi lượng hàng đưa ra thị trường và sự vận hành có được đảm bảo hay không là vấn đề của nhà nước. 

Vậy là trong bài viết trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về khái niệm kinh tế thị trường là gì và những thông tin liên quan. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về nền kinh tế hiện nay để nhanh chóng thích ứng với sự phát triển kinh tế. 

Bài viết nên đọc