Ân sủng là gì? - Trung Hoa bí sử

Đối với những người yêu thích thể loại phim cổ trang thì chắc chắn không còn xa lạ với cụm từ “ân sủng”. Thế nhưng còn những bạn ít xem phim cổ trang nhưng lại lần đầu được nghe hoặc bắt gặp cụm từ "ân sủng", thì chắc hẳn bạn chưa biết ân sủng là gì đúng không? Vậy hãy cùng vén bức màn bí mật để tìm hiểu nhé!

I. Ân sủng là gì?

Theo từ điển Hán - Việt, ân sủng là ơn huệ vua ban cho bề tôi. Phiếm chỉ sủng ái đối với bề dưới. Trong hậu cung, bất cứ ai lọt vào mắt xanh và nhận được ân sủng của vua, đều được coi là ân điển, giúp họ có những vị trí quyền lực nhất định. 

an sung la gi

II. Những vị sủng phi có quyền lực cao nhất lịch sử Trung Hoa

Nhắc đến người có địa vị cao nhất chốn hậu cung, chắc chắn không vị trí nào cao quý bằng Hoàng Hậu. Tuy nhiên, ngôi vị Hoàng Hậu không dễ ngồi lên nhưng dễ đổi bởi người được vua sủng ái nhất mới là người quyền lực nhất.  Ba vị phi tần này cũng vậy, dù địa vị của họ không cao nhưng lại nhận được sự đãi ngộ còn cao hơn cả Hoàng Hậu.

nhung vi vuong phi duoc an sung

1. Hải Lan Châu

Hải Lan Châu xuất thân từ tộc Mông Cổ Khoa Nhĩ Thấm. Nàng được gả cho chú chồng kiêm em rể của mình. Khi đã 26 tuổi và từng có một đời chồng, nàng tiến cung nhưng Hoàng Thái Cực không bận tâm tới quá khứ của nàng.

Sùng Đức năm đầu tiên (năm1636), khi Hoàng Thái Cực sắc phong Ngũ đại Phúc Tấn, vị trí Hoàng Hậu không thể dành cho Hải Lan Châu, chỉ có thể ban cho bà vị trí đứng đầu trong Tứ Phi.

hai lan chau

Ích hiệu của Hải Lan Châu là Mẫn Huệ Cung Hoàng Nguyên Phi. Ba chữ đầu tiên để thể hiện phẩm hạnh cao quý nhất dành của bà, còn Nguyên Phi là xưng hô dành cho chính thất của Đại Hãn tộc Mãn, gần giống với Hoàng Hậu.

2. Dương Quý Phi

Cái tên tiếp theo không thể không nhắc đến là Dương Quý Phi – Dương Ngọc Hoàn. Bà nổi tiếng khi có được cho mình một vị trí trong "tứ đại mỹ nhân" nổi tiếng của Trung Quốc. Vốn dĩ Dương Ngọc Hoàn là con dâu của Hoàng Đế. Tuy nhiên, vì nhan sắc xinh đẹp của Dương Ngọc Hoàn đã làm cho Hoàng Đế say đắm ngay từ lần gặp đầu tiên. Sau đó, bất chấp mọi lời đàm tiếu sau lưng, ông đã đón bà vào cung làm phi tần của mình.

Dương Ngọc Hoàn lúc đó được phong làm Quý Phi, thời điểm ấy trong cung chưa có Hoàng Hậu, nên bà cũng được coi là người có địa vị cao nhất trong hậu cung. Mọi thứ chuẩn bị cho Dương Quý Phi đều phải là những thứ tốt nhất.

duong quy phi

Người thân của Dương Quý Phi cũng được Hoàng Đế hết mực ưu ái. Điều đó cho thấy Dương Quý Phi rất được sủng ái. Ba người chị của bà được phong làm Phu Nhân, anh em của bà thì được nhận chức quan lớn. Ngay cả Dương Quốc Trung, kẻ vô đức vô năng cũng được trọng dụng làm Tể Tướng. Thậm chí nhà họ Dương còn có cơ hội kết thông gia với Hoàng thất thêm lần nữa khi lấy được hai vị công chua và hai vị quận chúa về làm dâu.

3. Vạn Trinh Nhi

Không kém phần nổi tiếng trong lịch sử Trung Hoa là Vạn Trinh Nhi, bà được phong phi với tên gọi Vạn Quý Phi. Vạn Trinh Nhi có một mối thâm tình với Chu Kiến Thâm – người kém nàng 17 tuổi.

Khi còn nhỏ, người luôn ở bên cạnh Chu Kiến Thâm như người thân lúc bấy giờ chỉ có Vạn Trinh Nhi. Năm Thiên Thuận thứ 8, Chu Kiến Thâm trở thành Hoàng Đế khi 18 tuổi. Việc ông làm đầu tiên sau khi lên ngôi chính là lập Vạn Trinh Nhi làm Hậu.

Nhưng Vạn Trinh Nhi lúc này nhan sắc đã phần nào phai tàn, xuất thân của nàng cũng không danh giá, sự chênh lệch tuổi tác với Hoàng Đế cũng quá lớn. Vậy nên Ngô Thị có cơ hội thay chân được phong làm Hoàng Hậu. Vạn Trinh Nhi tuy không nắm hậu cung nhưng lại được vua nhất mực sủng ái. Hoàng Hậu vì đố kỵ đã ra tay đánh Vạn Trinh Nhi, vua tức giận và phế truất hậu ngay sau đó. 

van trinh nhi

Kế đến, vua lập Vương Thị làm Hoàng Hậu. Vị Hoàng Hậu này cũng vài phần kiêng nể, không dám động vào Vạn Trinh Nhi. Tuy nhiên, Vạn Quý Phi liên tiếp hãm hại, ngăn cản những phi tần khác được mang long chủng chỉ vì bà ta không sinh được con. Dẫu vậy, Hoàng Đế biết nhưng vẫn làm ngơ.

III. “Ân sủng” trong ngày trăng tròn có lợi hay có hại?

Có khá nhiều quan niệm về việc thụ thai vào thời điểm trăng tròn. Không ít tư tưởng cho rằng việc làm đó là có lợi. Cụ thể, dựa vào ghi chép của nội cung các hoàng đế Trung Quốc xưa kia thường dành ngày trăng tròn nhất trong tháng để ban ân sủng riêng cho hoàng hậu, các ngày còn lại sẽ luân phiên cho các phi tần. Họ tin rằng, khi được hoàng đế ân sủng vào những ngày trăng tròn nhất trong tháng, sẽ nhận được điều may mắn là những đứa trẻ khỏe mạnh và tài đức vẹn toàn.

an sung

Những người trong cấm cung thời đó cũng tin rằng, vào thời điểm đêm trăng tròn cũng là lúc phụ nữ có khả năng thụ thai cao hơn ngày thường. Đó là khoảnh khắc âm dương dễ hoà hợp hơn.  m ở đây tượng trưng cho các phi tần, mỹ nữ sẽ đủ khả năng để kết hợp hoàn hảo với dương, đại diện cho hoàng đế. Do vậy, khi vua gần hoàng hậu trong ngày này, thì niềm tin dễ có được con cái nối dòng chính thống hơn bao giờ hết.

Thế nhưng, cũng có quan niệm rằng không nên thụ thai vào ngày trăng tròn vì cho rằng thời điểm đó, sức hút của mặt trăng có ảnh hưởng rất lớn đối với trái đất, con người cũng không phải là ngoại lệ. Nó rất dễ làm tinh thần con người ta mất ổn định. Nếu thụ thai trong thời điểm ấy sẽ dễ ảnh hưởng tới sự phát dục đầy đủ của tế bào noãn.

Tuy nhiên, cả hai điều trên đều là những tin đồn vô căn cứ, chưa có cơ sở khoa học.

Bài viết đã được tổng hợp các thông tin nổi bật về chuyện ân sủng ngày xưa, mong rằng đã giải đáp được cho bạn câu hỏi ân sủng là gì. Với mong muốn mang đến những thông tin mới mẻ và hấp dẫn nhất, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.

Bài viết nên đọc