Toàn cầu hóa là gì? Cơ hội và thách thức trong thời đại toàn cầu hóa

Cụm từ “toàn cầu hóa” đã và đang được xuất hiện rất phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau chứ không riêng lĩnh vực giáo dục. Với vai trò là một công dân sống trong thời đại toàn cầu hóa, việc cập nhật xu hướng chung để có thể nắm bắt kịp thời những cơ hội sắp đến là điều ai cũng mong muốn. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn cầu hóa là gì nhé!

I. Thế nào là toàn cầu hóa?

Không khó để nắm được khái niệm toàn cầu hóa là gì vì đây là một đề tài quen thuộc với chúng ta hiện nay. Toàn cầu hóa là sự kết nối giữa các nền kinh tế trên phạm vi toàn thế giới. Các lĩnh vực có thể toàn cầu hóa rất đa dạng, từ thương mại, dịch vụ cho đến lao động, con người,... Việc một chính phủ cho phép công dân của mình có thể làm việc xuyên biến giới với điều kiện đảm bảo thực hiện đúng theo những quy định mà chính phủ ấy đã ban hành chính là toàn cầu hóa.

toàn cầu hóa là gì

Tuy nhiên, toàn cầu hóa hoàn toàn có thể hiểu theo nhiều cách hiểu khác nhau vì đây là một khái niệm tương đối rộng lớn. Ở các giai đoạn khác nhau trong một thời kỳ, xu hướng này sẽ có những sự chuyển dịch khác nhau nhằm phù hợp hơn với tình trạng chung của toàn thế giới. Vì vậy nên ta có thể hiểu theo cách đơn giản nhất là toàn cầu hóa chính là sự kết nối, hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới với nhau.

Theo như các thông tin từ các chuyên gia, xu hướng toàn cầu hóa chỉ được khởi đầu cũng như đẩy mạnh lên sau khi chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô kết thúc.

II. Các thể thức toàn cầu hóa

Khi tìm hiểu toàn cầu hóa là gì, không thể bỏ qua các khái niệm liên quan đến 4 thể thức toàn cầu hóa.

1. Thể thức toàn cầu hoá sản xuất

Quá trình vận chuyển, cung ứng những mặt hàng, dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác để khai thác hay các yếu tố khác có thể mang lại lợi ích về mặt sản xuất được gọi là toàn cầu hóa sản xuất. Khi biết tính toán và tận dụng toàn cầu hóa sản xuất, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu được các chi phí trong sản xuất hoặc làm tăng chất lượng và tính năng sản phẩm của mình. Từ đó, doanh nghiệp có thể cạnh tranh dễ dàng hơn trên thị trường với lợi thế về giá, chất lượng hoặc cả 2 yếu tố trên.

Thể thức toàn cầu hoá sản xuất

2. Thể thức toàn cầu hoá thị trường

Việc từ từ chuyển đổi thì thị trường nội địa thành thị trường hội nhập toàn cầu được gọi là toàn cầu hóa thị trường. Khi thực hiện toàn cầu hóa thị trường, các rào cản về thương mại biên giới sẽ được dỡ bỏ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng toàn cầu tiếp cận nhiều hơn với nhau. Lúc này, thị hiếu chung của người dùng toàn cầu sẽ dần trở nên gần nhau hơn, tạo nên một chuẩn mực chung để các nhãn hàng dễ dàng phát triển theo hướng toàn cầu hóa hơn. 

KFC

Ví dụ điển hình cho sự thành công của các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng toàn cầu hóa chính là độ bộ biến rộng rãi của KFC, Coca Cola, Starbuck,.. Các công ty, doanh nghiệp quốc tế luôn biết cách nắm bắt các điều kiện thị trường và ngày càng phát triển theo xu hướng chung của thế giới.

3. Thể thức toàn cầu hoá trong kinh tế

Để giúp cho nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng hơn, xu hướng chung của các quốc gia hiện nay là toàn cầu hóa kinh tế. Hiểu một cách đơn giản thì toàn cầu hóa kinh tế là sự chuyển dịch kinh tế từ phạm trù riêng từng quốc gia mở rộng sang thế giới.

toàn cầu hoá trong kinh tế

4. Thể thức toàn cầu hoá trong du lịch

Đây là một trong những lĩnh vực có thể nhận thấy rõ ràng nhất của sự toàn cầu hóa. Việc người từ quốc gia này đến quốc gia khác du lịch ngày càng phổ biến và dễ dàng hơn nhờ có xu hướng phát triển du lịch toàn cầu hóa của thế giới. Đây là thời điểm vàng để giao lưu văn hóa, lịch sử và  ẩm thực với các nước bạn.

Thể thức toàn cầu hoá trong du lịch

III. Toàn cầu hóa là cơ hội hay thách thức?

Đối với hầu hết các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển thì toàn cầu hóa là cơ hội, nhưng cũng chính là một thách thức lớn.

Cơ hội có thể nắm bắt trong thời đại toàn cầu hóa

  • Là thời điểm vàng để mở rộng thương mại vì các quốc gia đều gỡ bỏ các hàng rào thuế quan, đồng thời đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa.
  • Các quốc gia đang phát triển có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với các công nghệ hiện đại, từ đó áp dụng trong phát triển kinh tế và xã hội.
  • Ngày càng có nhiều hơn những cơ hội để chuyển giao các công nghệ khoa học hiện đại, học hỏi các quy trình tổ chức, quản lý và sản xuất.

 toàn cầu hóa

Những thách thức phải đối mặt trong quá trình toàn cầu hóa

Để tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, các quốc gia cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc chuẩn bị vốn, nhân lực cũng như là lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn của mình vì phải đối mặt với nhiều thách thức như:

  • Sự cạnh tranh khốc liệt về giá thành và chất lượng của các sản phẩm hay dịch vụ.
  • Sự hội nhập nhanh chóng dẫn đến lối sống, văn hóa cũng các nước siêu cường kinh tế có thể ảnh hưởng đến lối sống, văn hóa các quốc gia đang phát triển.
  • Các ngành công nghiệp hàng hóa, khai thác phát triển càng nhanh đồng nghĩa với tốc độ gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên cũng càng tăng tốc.

Trên đây là các thông tin có thể sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn toàn cầu hóa là gì. Hy vọng với những kiến thức trên, bạn sẽ có sự chuẩn bị kỹ càng và hòa nhập tốt trong xu hướng toàn cầu hóa hiện nay.

Bài viết nên đọc