Hệ mặt trời: Tìm hiểu về hệ mặt trời

Hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ), là một hệ hành tinh với các thiên thể trong phạm vi hấp dẫn của Mặt Trời, trong đó, Mặt Trời nằm ở vị trí trung tâm. Khoảng 4.6 tỷ năm trước, sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ đã tạo nên hệ thống này. Vậy, cụ thể việc hình thành đã diễn ra như thế nào? Bạn đã biết những điều thú vị về hệ Mặt Trời chưa? Hãy cùng đi tìm câu trả lời nhé!

I. Tìm hiểu về hệ Mặt Trời

Ban đầu, Mặt Trời và các hành tinh khác trọng hệ chỉ là một đám mây khí và bụi. Sóng xung kích của các siêu tân tinh từ các hướng khác nhau xung quanh đám mây dần dần đẩy vật chất vào một tâm duy nhất. Đến một thời điểm nhất định, toàn bộ vật chất từ từ co lại trọng tâm, tạo thành một tảng đá mòn vô cùng lớn.

su hinh thanh cua he mat troi

Tảng đá này hút tất cả mọi thứ vào chính mình, sức nén mạnh tới mức bắt đầu xảy ra phản ứng hạt nhân. Sau đó, nó nhận thêm áp lực, đồng thời xuất hiện cả ánh sáng, và đó là cách mà Mặt Trời hình thành. Một thời gian sau, các hành tinh khác cũng lần lượt xuất hiện.

II. Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

1. Mặt Trời

Mặt Trời là ngôi sao trung tâm của hệ Thái Dương hệ có bán kính lên tới 69 5700km. Với kích thước này, nó trở thành thiên thể lớn nhất trong hệ. Ngoài ra, khối lượng của Mặt Trời chiếm 99.87% tổng khối lượng của hệ gộp lại. Chính vì thế, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp ánh sáng và nguồn năng lượng cho các hành tinh, vệ tinh, sao chổi và cả các thiên thạch.

mat troi

Quay xung quanh Mặt Trời có tám hành tinh chính, bao gồm bốn hành tinh đất đá, hai hành tinh khí và hai hành tinh băng. Tuy vậy, một số giả thuyết cho rằng vẫn còn một hành tinh thứ chín, có thể vẫn đang lang thang bên ngoài vành đai Kuiper.

2. Sao Thủy (Mercury)

Sao Thủy là hành tinh nhỏ nhất, và cũng gần Mặt Trời nhất so với các hành tinh trong hệ Mặt Trời. Đây được coi là hành tinh nhanh nhất, do một chu kỳ quỹ đạo của nó chỉ mất 88 ngày để hoàn thành. Chính vì vận tốc nhanh như vậy, người La Mã cổ đại đã đặt tên hành tinh này là Mercurius - một vị thần giữ chức vụ liên lạc nhờ sở hữu năng lực về tốc độ.

sao thuy

Bề mặt của sao Thủy trải qua sự biến đổi nhiệt độ lớn nhất trong các hành tinh do hầu như không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng. Ban ngày, nhiệt độ bề mặt có thể đạt mức 427 độ C, ban đêm thì hạ thấp còn -173 độ C. Sao Thủy có kích thước nhỏ nhất trong hệ Mặt Trời, bán kính xấp xỉ 2439.7km, tương đương 38.29 phần trăm bán kính Trái Đất.

3. Sao Kim (Venus)

Trong hệ Mặt Trời, sao Kim không phải hành tinh lớn nhất, nhưng nhờ vị trí gần Trái Đất, nó trở thành ngôi sao sáng nhất trên bầu trời. Bán kính sao Kim vào khoảng 6051.7km. Với nhiệt độ tầm 470 độ C do phần lớn bề mặt là cacbon dioxit, sao Kim là hành tinh nóng nhất của hệ Mặt Trời. Khác với các hành tinh còn lại trong hệ, sao Kim quay theo chiều kim đồng hồ.

sao kim

4. Trái Đất (Earth)

Trái Đất là hành tinh thứ ba, cũng là hành tinh đất đá lớn nhất trong Thái Dương hệ với bán kính 6371km. Hơn 70 phần trăm bề mặt Trái Đất là nước. Vì vậy, có rất nhiều giả thuyết đặt ra nhằm giải thích nguồn gốc của nước. Tuy vậy, chưa có giả thuyết nào có thể chứng minh hoàn toàn nước đến từ đâu, do đó, đáp án của câu hỏi này vẫn còn là ẩn số.

trai dat

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời được cho là phù hợp để nhiều loài vật sinh sống. Ngoài ra, bầu khí quyển dày bao quanh bề mặt Trái Đất mới chính là điều kiện tiên quyết cho sự sống phát triển.

5. Sao Hỏa (Mars)

Là hành tinh thứ tư trong hệ Mặt Trời, sao Hỏa còn có tên “hành tinh đỏ”. Sắt oxit tồn tại trên bề mặt đã tạo nên màu đỏ của hành tinh này. Dù đã có nhiều vệ tinh đến thăm dò sao Hỏa, nhưng nơi đây vẫn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn mà người Trái Đất chưa thể khám phá.

sao hoa

Bán kính sao Hỏa tính trung bình khoảng 3389.5km. Sao hỏa có những hố va chạm, các núi lửa, thung lũng khá giống với Trái Đất. Do đó, các nhà khoa học hy vọng đây là nơi con người có thể sinh sống.

6. Sao Mộc (Jupiter)

Đây là hành tinh lớn nhất của Thái Dương hệ. Khối lượng của nó bằng 2.5 lần tổng tất cả các hành tinh khác cộng lại. Tuy có kích thước vô cùng lớn, sao Mộc chỉ mất 9 giờ để hoàn thành một vòng quay quanh trục.

sao moc

Khí quyển của sao Mộc chủ yếu cấu tạo từ Hidro và Heli theo tỉ lệ tương tự Mặt Trời. Đây cũng được coi là lá chắn bảo vệ Trái Đất và các hành tinh phía bên trong hệ Mặt Trời.

7. Sao Thổ (Saturn)

Sao Thổ có khối lượng riêng thấp nhất trong các hành tinh thuộc hệ Mặt Trời. Theo tính toán, khối lượng riêng của sao Thổ chỉ khoảng 0.69g trên centimet khối. Đặc điểm dễ nhận dạng sao Thổ nhất là vành đai bên ngoài. Vành đai này vô cùng phức tạp, được chia thành các khu vực riêng biệt theo thứ tự xa dần.

sao tho

Có hai giả thuyết chính về nguồn gốc của vành đai. Một là vệ tinh tự nhiên của sao Thổ đã bị phá hủy. Giả thuyết thứ hai là những những vật liệu còn lại của tinh vân lúc hình thành sao Thổ.

8. Sao Thiên Vương (Uranus)

Sao Thiên Vương nằm ở vị trí thứ 7 trong Thái Dương hệ. Sao Thiên vương ít được nhắc đến, nhưng lại mang những đặc điểm riêng biệt mà không hành tinh nào có được.

sao thien vuong

Do khoảng cách rất rất xa so với Mặt Trời, ánh sáng Mặt Trời mất khoảng 3 giờ mới có thể chiếu đến hành tinh này. Cũng chính vì nằm xa Mặt Trời, sao Thiên Vương có chu kỳ quỹ đạo rất lâu (84.32 năm).

9. Sao Hải Vương (Neptune)

Hành tinh thứ tám trong hệ Mặt Trời này suốt nhiều năm qua vẫn là một bí ẩn không lời giải đáp đối với các nhà khoa học.

sao hai vuong

Theo nghiên cứu, bụi khí trên hành tinh này chiếm khối lượng không lớn, nhưng khối lượng của cả hành tinh lại không hề nhỏ (gấp khoảng 17 lần khối lượng Trái Đất). Bán kính thì gấp khoảng 3.88 lần bán kính Trái Đất. Đây cũng là hành tinh đầu tiên được tìm thấy bằng tính toán lý thuyết.

Như vậy, hệ Mặt Trời vô cùng rộng lớn, do đó, còn vô số những bí ẩn mà con người chưa tìm ra lời giải đáp. Và cũng chính những bí ẩn này đã tạo nên sự thu hút của hệ Mặt Trời đối với con người. Hệ Mặt Trời trở thành một trong những chủ đề luôn nhận được sự quan tâm khủng của mọi người.

Bài viết nên đọc