Chúng ta nên làm gì để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng?

Trên thế giới hiện nay, đa phần các loài động vật hoang dã đã - sẽ - đang được xác định là có nguy cơ tuyệt chủng. Tại các khu rừng nhiệt đới, nơi sinh tồn của hơn một nửa thế giới động vật cũng dần bị những tác động xâm lấn thu hẹp. Nhiều loài động vật hoang dã đã biến mất do môi trường sống của chúng bị phá hủy. Trước tình hình thực tiễn, một câu hỏi được đặt ra rằng chúng ta nên làm gì để bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng?

1. Điều tra và xử lý nghiêm các đối tượng cầm đầu những đường dây buôn bán động vật hoang dã trái phép

Bằng cách nỗ lực điều tra, việc bắt giữ và xử lý nghiêm những những kẻ có hành vi liên quan đến các đường dây buôn bán động vật hoang dã đã góp phần tích cực nâng cao hiệu quả đấu tranh với loại hình tội phạm này. 

bảo vệ động vật hoang dã

Tuy nhiên, nhiều mạng lưới buôn bán bất hợp pháp, vận chuyển trái phép các bộ phận hoặc động vật hoang dã vẫn ẩn nấp tinh ranh khiến chính quyền địa phương khó có biện pháp xử lý triệt để và hiệu quả. Vấn đề này đòi hỏi sự tích cực hơn nữa từ các cơ quan chức năng để có thể tạo nên những thay đổi thực sự trong cuộc chiến ngăn chặn tội phạm về động vật hoang dã.

2. Xóa bỏ nạn tham nhũng về mua bán động vật trái phép

Tư lợi là một thứ không phải ai cũng vượt qua được. Bởi vậy, tham nhũng là một trong những trở lực ngăn chặn tội phạm động vật hoang dã, đặc biệt trong các vụ án liên quan tới các loài có giá trị cao trên thị trường như sừng tê giác, vảy tê tê hay ngà voi,...

xoá bỏ nạn săn bắt động vật hoang dã

Hành vi tham nhũng có thể phát sinh trong quá trình xin cấp phép để thành lập các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã nhưng bản chất là lớp ngụy trang hợp pháp cho các hoạt động nhập khẩu động vật hoang dã bất hợp pháp. Tham nhũng còn được thực hiện ở những mánh khóe để xin giấy phép qua biên giới hay bỏ lọt tội phạm. Thậm chí, nếu có bị bắt, những kẻ buôn bán này vẫn nghĩ cách dùng tiền để được giảm án, hưởng án treo thay vì phải nhận về những án phạt đích đáng hơn.

vây bắt những thành phần buôn bán động vật hoang dã

Để xóa bỏ được nạn tham nhũng này không phải là chuyện có thể giải quyết nhanh chóng nhưng buộc các cơ quan thực thi pháp luật, đặc biệt là các cơ quan chức năng tại khu vực bảo vệ trọng yếu phải vững lòng để không tiếp tay thông quan cho các đối tượng vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp. Mọi hành động của mỗi cán bộ, chiến sĩ đều nên đặt lợi ích quốc gia làm đầu, đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật bằng cách nâng cao tính minh bạch và sẵn sàng tố cáo hoạt động tham nhũng.

3. Trừng trị thích đáng nhằm răn đe hiệu quả các đối tượng vi phạm

Xử lý thích đáng những kẻ buôn bán động vật hoang dã trái phép để nâng cao hiệu quả răn đe là một phần quan trọng trong chiến lược giảm thiểu và loại bỏ tội phạm. Nói cách khác, khi pháp luật được thi hành nghiêm túc sẽ khiến các hoạt động buôn bán động vật hoang dã phải kiêng dè, góp phần giảm thiểu và ngăn chặn hiệu quả các đối tượng đang dự định thực hiện các hành vi trái phép với động vật hoang dã.

động vật hoang dã

Kể từ khi Bộ luật Hình sự 2015 nỗ lực hoàn thiện pháp luật bảo vệ động vật hoang dã được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực cho đến nay, Việt Nam đã dần lấp đầy những lỗ hổng pháp lý, góp phần ngăn chặn hiệu quả tội phạm về động vật hoang dã.

4. Nâng cao hiểu biết về mối quan hệ giữa động vật hoang dã và những dịch bệnh để giảm thiểu những hành vi buôn bán, tiêu thụ trái phép

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), nguyên nhân gây ra các bệnh truyền nhiễm trong 50 năm qua có sự liên quan đến động vật, lên tới 70%. Thói quen tiêu thụ và tiếp xúc trực tiếp với động vật hoang dã đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh lây lan sang người như cúm gia cầm, SARS, Ebola,...Đây sẽ không phải là những dịch bệnh cuối cùng có nguồn gốc từ động vật hoang dã nếu những kẻ có hành vi buôn bán trái phép không thay đổi thái độ và vẫn tiếp tục hành vi gây hại của mình.

 nâng cao nhận thức về động vật hoang dã

Việc nâng cao nhận thức cộng đồng là trách nhiệm của các tổ chức phi chính phủ nói chung và cũng là sự ý thức cần thiết nên được xuất phát từ mỗi cá nhân nói riêng. Tất cả mọi người, ai cũng cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để để bảo vệ sức khỏe cộng đồng cũng như phát triển đa dạng sinh học bền vững.

Nhiều loài động vật bị khai tử đã không còn là hiện tượng sinh thái mới mà là một hiểm họa có thật đang đe dọa nhiều loài động vật đang tồn tại. Cụ thể, loài Khủng long, Voi ma mút, Hổ răng kiếm hay Chim dodo đều là những loài đã tuyệt chủng từ rất lâu. Đây là sự mất mát lớn mà hệ sinh thái hoang dã trên Trái đất phải gánh chịu. Đã không còn quá sớm hay quá muộn, nhưng con người vẫn phải thay đổi cách nhìn cũng như cách cư xử với "những người bạn đến từ rừng xanh" ngay từ hôm nay, khi còn có thể.