Từ láy là gì? 3 cách để không mắc sai lầm khi phân biệt từ ghép với từ láy

Từ là thành phần cơ bản cấu tạo nên câu và nó được chia làm hai loại là từ đơn và từ phức. Vậy từ láy là gì và nó nằm ở đâu trong hai loại từ được phân loại này? Bài viết hôm nay sẽ mổ xẻ toàn bộ các kiến thức về từ láy cho các em học sinh cũng như phụ huynh được nắm rõ.

I. Từ láy là gì?

Từ láy là một trong hai phân loại từ của từ phức. Từ láy được tạo thành bằng cách lặp lại một, hai hoặc toàn bộ phận cấu thành nên từ. Các cách lặp để tạo thành từ láy gồm có: lặp lại âm đầu, lặp lại vần, lặp lại âm và vần nhưng không lặp thanh, lặp lại âm, vần và thanh.

Trong các tiếng tạo thành từ láy có thể chỉ có một tiếng có nghĩa hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa.

Từ láy là gì?

Từ láy phát âm nghe uyển chuyển, nhẹ nhàng, khả năng gợi hình, gợi âm thanh, gợi cảm cao. Từ láy nhờ đó được sử dụng khá nhiều trong văn học, thơ ca để truyền tải suy nghĩ của tác giả đến người đọc, người nghe một cách sinh động và giàu cảm xúc hơn.

II. Phân loại từ láy

Có nhiều cách phân loại từ láy khác nhau tùy theo mục đích tìm hiểu và nghiên cứu. Trong đó, có hai cách được nhiều người áp dụng nhất là phân loại theo số tiếng tạo nên từ và cách thức lặp lại bộ phận của tiếng.

1. Phân theo số tiếng tạo nên từ láy

Từ ghép chỉ gồm hai tiếng nhưng từ láy có thể có nhiều hơn hai tiếng. Dựa vào số tiếng cấu thành, từ láy được chia làm hai loại là từ láy có 2 tiếng và từ láy có nhiều hơn 2 tiếng.

Ví dụ:

  • Từ láy 2 tiếng: líu lo, thánh thót, thăm thẳm, xa xôi, thênh thang, mênh mông, bát ngát,...
  • Từ láy nhiều hơn 2 tiếng: tất tần tật, khít khìn khịt, đỏng đa đỏng đảnh, khập khà khập khiễng, gật gà gật gù, vớ va vớ vẩn,...

Phân loại từ láy như thế nào?

2. Phân theo bộ phận được lặp lại

Dựa theo bộ phận được lặp lại trong từ láy, chúng được chia làm ba dạng là từ láy âm đầu, từ láy vần, từ láy cả âm và vần.

Ví dụ:

  • Từ láy âm đầu: lóng lánh, xanh xao, nôn nao, hầm hập, ngơ ngác, hun hút,...
  • Từ láy vần: lon ton, lanh chanh, khéo léo, li ti, khéo léo, cheo leo, lia lịa,...
  • Từ láy cả âm và vần: đo đỏ, xanh xanh, ngoan ngoãn, nho nhỏ, bong bóng,...

III. Từ ghép và từ láy, tìm hiểu điểm giống và khác nhau

Từ ghép và từ láy giống nhau đều là phân loại của từ phức và được cấu tạo từ các tiếng.

Bên cạnh đó, từ ghép và từ láy có nhiều điểm khác nhau, chúng ta khá dễ dàng phân biệt hai loại từ này.

  • Về cách tạo thành từ: Từ ghép được tạo thành bằng cách ghép từ lại với nhau. Từ láy được tạo thành bằng cách lặp lại các thành phần cấu tạo nên tiếng.
  • Về số tiếng trong từ: Từ ghép đa phần là do hai tiếng tạo thành. Từ láy có thể do hai, ba hoặc bốn tiếng tạo thành.
  • Về nghĩa của tiếng trong từ: Từ ghép lại được chia thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập. Trong từ ghép chính phụ thì một tiếng có nghĩa còn một tiếng còn lại có nghĩa bổ sung cho tiếng chính. Trong từ ghép đẳng lập thì cả hai tiếng đều có nghĩa và có vị trí ngang nhau, không có quan hệ bổ sung ý nghĩa.

Ví dụ:

  • Từ ghép chính phụ: rau muống, cây phượng, bí ngô, tàu hỏa, hoa mai, xe đạp, đường sắt,...
  • Từ ghép đẳng lập: cây cỏ, hoa lá, suy nghĩ, sách vở, xanh tươi, vàng bạc, đất nước,...

Từ láy và từ ghép giống hay khác nhau?

Trong từ láy, có thể chỉ có một tiếng có nghĩa, tiếng còn lại chỉ là được láy theo để tạo nên từ hoặc cả hai tiếng đều không có nghĩa.

IV. Cẩn thận nhầm lẫn từ láy và từ đơn đa âm tiết

Từ đơn đa âm tiết là các từ được phiên âm từ tiếng nước ngoài và theo quy tắc nó phải có dấu gạch nối “-” giữa các tiếng. Tuy nhiên, do đã quá quen thuộc với các từ này mà thỉnh thoảng khi viết chúng ta sẽ bỏ đi phần gạch nối dẫn đến sự nhầm lẫn với từ láy. 

Ví dụ: tivi, ra đa, ô tô, phô tô, ga ra,…

V. Cách phát hiện trường hợp từ ghép dưới hình thức của từ láy

Với các từ sau đây: tươi tốt, đau đớn, thẫn thờ, giữ gìn, mờ mịt, tương tư, minh mẫn, phẳng lặng, đi đứng, non nước,... thì bạn đọc cho rằng nó sẽ thuộc vào nhóm từ ghép hay từ láy? Đây chính là trường hợp đặc biệt mà bài viết muốn chia sẻ với mọi người.

Những từ này mặc dù các từ này có phần âm đầu hoặc phần vần được lặp lại nhưng chúng không phải từ láy mà là từ láy. Sau đây là 3 mẹo nhỏ giúp bạn đọc, tìm ra được đâu là những từ ghép có dạng đặc biệt như vậy khi làm bài tập.

1. Xét nghĩa của tiếng tạo nên từ

Nếu là từ ghép chính phụ hay đẳng lập thì mỗi tiếng tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: Từ “tươi tốt” thì “tươi” có nghĩa, “tốt” có nghĩa, vậy nó là một từ ghép mà cụ thể hơn là từ ghép đẳng lập.

Từ “đi đứng” thì “đi” có nghĩa, “đứng” có nghĩa, vậy nó là một từ ghép mà cụ thể hơn là từ ghép đẳng lập.

2. Xét ý nghĩa của từ sau khi đảo lộn vị trí các tiếng

Nếu bạn không rõ nghĩa nghĩa của các tiếng và còn đang phân vân không biết từ được cho là từ láy hay từ ghép, hãy thử đảo lộn vị trí các tiếng của từ đó. Nếu sau khi đảo lộn, từ mới tạo thành vẫn có nghĩa thì đó chính là từ ghép.

Ví dụ:

  • Từ “đau đớn” đảo ngược vị trí thì trở thành “đớn đau” vẫn có nghĩa nên nó là từ ghép.
  • Từ “mịt mờ” đảo lộn vị trí được từ mới là “đớn đau” vẫn có nghĩa nên nó là từ ghép.

Khi đảo lộn vị trí mà từ mới vẫn có nghĩa thì đó là từ ghép

3. Xét yếu tố Hán Việt trong các tiếng tạo thành

Nếu như trong các từ có dạng đặc biệt đã nói ở trên có một hoặc cả hai tiếng đều là từ Hán Việt thì nó chính là từ ghép.

Ví dụ:

  • Từ “minh mẫn” có yếu tố Hán Việt “minh” nghĩa là sáng tỏ cho nên nó là từ ghép.
  • Từ “tương tư” có yếu tố Hán Việt “tư” nghĩa là nhớ nhung cho nên nó là từ ghép.

Từ láy tương đối dễ nhận biết vì nó được cấu tạo bằng cách lặp lại các bộ phận của tiếng. Tuy nhiên, chỉ có trường hợp đặc biệt là khi từ có hình thức lặp âm, lặp vần như từ láy nhưng lại là từ ghép.

Các em học sinh và phụ huynh cần chú ý điểm này để không mắc phải sai lầm khi làm bài tập phân loại từ. 3 mẹo giúp phân biệt từ ghép và từ láy đã trình bày ở trên hy vọng sẽ giúp các em và phụ huynh phân biệt loại từ chính xác hơn.

Bài viết nên đọc