Trách nhiệm là gì? 5 biểu hiện của một người sống có trách nhiệm

Trách nhiệm là gì? Chúng ta vẫn luôn nghe nhiều người bàn tán, nói chuyện về trách nhiệm và vô trách nhiệm trong công việc, trong cuộc sống và trong các mối quan hệ xã hội.

Từ trách nhiệm nghe vô cùng nặng nề nhưng thực chất nó chính là những việc nên làm để tồn tại trong xã hội. Người trưởng thành sẽ phải gánh vác nhiều trách nhiệm, đây là điều cốt yếu đương nhiên, không thể chối bỏ.

I. Trách nhiệm là gì?

Trách nhiệm chính là việc mà mỗi một người đều phải làm và phải có ý thức và tận tâm với công việc đó. Mỗi người đều gánh trên vai mình nhiều loại trách nhiệm khác nhau: trách nhiệm với bản thân, bạn đời, cha mẹ, anh chị em, đồng nghiệp, công việc, công ty,...

trach nhiem la gi

II. Phân loại trách nhiệm

Mặc dù nói trách nhiệm là lẽ đương nhiên mà người trưởng thành phải tự ý thức gánh vác, tuy nhiên, có những loại trách nhiệm mà người trưởng thành buộc phải gánh vác. Do đó, trách nhiệm cũng phân làm ba loại:

1. Trách nhiệm chủ động

Đây là những trách nhiệm mà tự bản thân con người ý thức và gánh vác. Nó xuất phát từ suy nghĩ của bản thân con người hợp với tiêu chuẩn đạo đức và pháp luật. Ví dụ như: trách nhiệm học tập, báo hiếu cha mẹ, nuôi dưỡng con cái, tố giác tệ nạn xã hội,...

2. Trách nhiệm thụ động

Đây là những trách nhiệm mà con người không có suy nghĩ muốn gánh vác nhưng bị buộc phải gánh vác. Các tác nhân bên ngoài buộc trách nhiệm lên cá nhân có thể ở nhiều hình thức khuyến khích, khuyên nhủ, ủng hộ, uy hiếp,...

3. Trách nhiệm giả tạo

Đây là kiểu trách nhiệm về mặc hình thức. Người thứ ba nhìn vào sẽ cho rằng “hắn” là một người có trách nhiệm. Thực chất, “hắn” không hề có suy nghĩ sẽ gánh vác nó mà chỉ là đang có những mưu tính khác.

trach nhiem gia tao

III. Người sống có trách nhiệm và sống vô trách nhiệm

Người sống có trách nhiệm là người ý thức được việc mình nên làm, cần làm và phải làm, đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ khi đã cam kết và sẵn sàng nhận sai, sửa lỗi với hành vi không tốt của bản thân.- Mỗi trách nhiệm trên vai là một gánh nặng, có người chọn đối mặt để giải quyết, có người chọn buông bỏ, có người chọn làm lơ. Thái độ buông bỏ và làm lơ đối với trách nhiệm của bản thân chính là vô trách nhiệm.- Thực chất khái niệm vô trách nhiệm còn phải nhìn nhận từ nhiều quan điểm khác nhau. Vì trách nhiệm luôn gắn liền với những người, những điều quan trọng xung quanh mỗi người. 

Con người không phải thần tiên mà có thể hòa hợp hết mọi việc, tại một thời điểm nào đó, họ có thể sống trách nhiệm hết mình với cái này nhưng lại không thể phân thân để thực hiện trách nhiệm với việc khác.

Mặc khác, việc đánh giá một người vô trách nhiệm không phải chỉ dựa vào người thứ ba nói tới. Người thứ ba nhìn không thấu, hiểu không thấu, chỉ có người trong cuộc mới hiểu được vấn đề.

IV. Vì sao phải sống có trách nhiệm?

Đơn giản mà nói, bạn sẽ cảm thấy như thế nào nếu có người làm sai mà không biết xin lỗi hay hối cải? Nếu có người được giao việc mà không chịu hoàn thành hoặc làm một cách qua loa lấy lệ? Nếu không phải là một người mà nhiều người làm việc như thế, sống như thế thì tổ chức, xã hội này sẽ sớm thành một mớ hỗn độn, chia rẽ và không thể phát triển.

Con người vốn là một mắt xích trong một tổ chức xã hội, mỗi một hành động của chúng ta đều gây ra phản ứng dây chuyền đến các thành phần khác. Những hành động tiêu cực sẽ gây ra phản ứng xấu, hành động tích cực sẽ đem lại kết quả tốt đẹp hơn cho bản thân, gia đình và xã hội.

song co trach nhiem

Sống có trách nhiệm đối với bản thân còn có nhiều mặt lợi ích:

  • Tự tin, chủ động trong công việc và cuộc sống
  • Đạt được mục tiêu đặt ra trong cuộc sống và công việc
  • Tạo dựng được uy tín của bản thân trong tổ chức
  • Được yêu mến, được công nhận và từng bước đi lên vị trí cao hơn
  • Tạo được lối sống tích cực, lành mạnh cho bản thân và lan tỏa đến người xung quanh

V. Những biểu hiện của người sống có trách nhiệm

Mỗi người trong mỗi ngành nghề, vị trí xã hội khác nhau sẽ có trách nhiệm khác nhau đối với công việc và cuộc sống. Nhìn chung, một người sống có trách nhiệm đều thỏa mãn 6 điều kiện sau:

1. Trân trọng thời gian

Người có trách nhiệm sẽ ý thực được thời gian là vô cùng quan trọng. Thời gian qua đi sẽ không thể lấy lại được nên phải biết trân trọng và sử dụng nó để đạt được điều mình mong muốn. Trân trọng thời gian của người có trách nhiệm gồm quản lý, sắp xếp thời gian, sử dụng cho những việc có mục tiêu rõ ràng.

2. Biết nói “xin lỗi”

Người có trách nhiệm sẽ biết mình làm sai ở đâu, biết xin lỗi và sửa chữa lỗi lầm mình gây ra. Họ không đổ lỗi cho người khác, đổ lỗi cho này nọ ni kia, họ trân trọng lỗi lầm và xem đó như bài học quý giá cho sự trưởng thành, thành công của bản thân.

3. Không than vãn

Thay vì than vãn, người có trách nhiệm sẽ chọn tìm cách giải quyết vấn đề. Than vãn sẽ chỉ làm tốn thời gian và không đem lại hiệu quả.

khong than van

4. Chủ động và lên kế hoạch cho mọi vấn đề

Chủ động lên kế hoạch và đặt ra mục tiêu rõ ràng giúp hạn chế mắc phải những sai lầm không đáng có và không kéo theo nhiều rắc rối. Người có trách nhiệm sẽ luôn ở tâm thế của người chủ động để hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách tốt nhất.

5. Tập trung vào công việc

Tập trung giúp chúng ta hoàn thành công việc trong khoảng thời gian nhanh hơn, đồng thời hiệu quả mang lại sẽ cao hơn. Bên cạnh khả năng tập trung nhanh chóng vào công việc thì việc sắp xếp công việc theo mức độ quan trọng cũng là một phần đánh giá năng lực làm việc của mỗi người.

trach nhiem la gi

Tập trung tốt nhưng tập trung vào không đúng trọng tâm thì kết quả mang lại cũng không mấy khả quan. Người có trách nhiệm biết cách làm thế nào để nhiệm vụ của mình đạt hiệu quả cho nên học sẽ biết cách chọn lọc nhiệm vụ theo mức độ quan trọng và tập trung nhanh chóng giải quyết từng việc theo danh sách đã lọc ra.

Trách nhiệm là gì? Ở vị trí của bạn phải gánh trên vai những trách nhiệm nào? Hãy phân loại chúng ra, đặt ra mục tiêu và lên kế hoạch để hoàn thành chúng từng cái từng cái một. Một người trưởng thành phải có trách nhiệm với chính bản thân mình sau đó là người thân, gia đình và xã hội.

Bài viết nên đọc