Gạch đầu dòng những điều yogi phải thuộc lòng về thảm tập yoga

Thảm tập yoga là người Bạn đồng hành chẳng thể tách rời của các tín đồ luyện tập yoga (viết tắt là yogi). Mỗi động tác yoga là kết nối “Thân - Tâm - Trí”, kiểm soát từng hơi thở và luyện tập cơ thể khỏe mạnh. Để làm được điều đó cũng cần sự trợ giúp rất lớn đến từ thảm yoga để phát huy từng động tác chuẩn nhất, quan trọng hơn là hạn chế chấn thương đáng tiếc.

I. 5 tiêu chí chọn mua thảm tập yoga cần nắm vững

Thảm yoga được chế tạo đặc biệt để Yogi cân bằng động tác, hạn chế đau chân và giữ gìn vệ sinh thân thể. Yogi luôn đặt tiêu chí cao để lựa chọn thảm tập ưng ý để bảo vệ cơ thể trong suốt quá trình luyện tập.
Để lựa chọn thảm yoga chất lượng không hề đơn giản nhưng không hề khó. Chỉ cần Yogi nắm vững 5 tiêu chí cơ bản sau:

1. Chất liệu của thảm

Chất liệu được xem là tiêu chí hàng đầu để Yogi để đảm bảo sự thoải mái và độ bền khi luyện tập. Trên thị trường, chất liệu thảm yoga đa dạng không kém gì các động tác với nhiều ưu nhược điểm:

Chất liệu PVC

Thảm yoga bằng PVC rất phổ biến trong thị trường bởi nó gọn nhẹ và giá khá rẻ. Thế nhưng tính đàn hồi và độ dơ sau quá trình tập luyện cần chú ý kĩ. Quan trọng nhất, thảm PVC có mùi “nhựa” tạo cảm giác khó chịu khi hít thở. Tuổi thọ của thảm chẳng khá hơn, chỉ khoảng 6 - 12 tháng, tuỳ từng nhà sản xuất.

thảm tập yoga pvc

Chất liệu NBR (nitrile-butadiene rubber)

Thảm tập bằng NBR đa số đã bị pha tạp chất và không hoàn hảo như thảm cao su thiên nhiên 100%. Thảm NPR có độ bền cao, chống lạnh cực tốt do khá dày. Thế nhưng bởi vì quá dày nên nó không có tính đàn hồi ưu việt và rất dễ trơn trượt. Giá thành của thảm NPR pha tạp chất lại khá rẻ.

thảm tập yoga nbr

Đặt hàng ngay tại Shopee

Chất liệu TPE (Thermoplastic Elastomer)

Thảm tập làm từ TPE được biết đến với tên gọi thảm cao su non. Độ tập TPE luôn được Yogi ưu ái lựa chọn bởi nó sở hữu nhiều điểm ưu việt. Tập yoga cùng thảm TPE giúp Bạn “thăng hoa” cực tốt.

Dù giá thành của thảm khá cao nhưng vẫn không giảm đi sự tin yêu của Yogi với thảm TPE. Nếu Bạn đang phân vân chưa biết lựa chọn thảm tập Yoga nào, đừng ngần ngại chọn nó. Độ bền của thảm lên đến 4-5 năm, rất đáng để đầu tư.

thảm tập yoga tpe

Chất liệu cao su tự nhiên kết hợp cùng PU (polyurethane)

Cao su thiên nhiên gắn liền với PU được xem là đỉnh cao của thảm tập yoga. Thế nhưng thảm khá nặng đi liền với giá thành cực đắt nên giảm độ nhiệt. Thông thường, tín đồ Yogi lâu năm hoặc chuyên nghiệp mới sử dụng thảm tập từ chất liệu này.

thảm tập yoga pu

2. Kích thước, độ dày và trọng lượng

Kích thước của thảm yoga phổ biến nhất là 173x61cm hoặc 183x63cm. Khi chọn thảm, Bạn cần ưu tiên chiều dài của thảm dài hơn cơ thể. Chiều rộng của thảm không được ngắn hơn độ dài của vai.

Độ dày của thảm yoga khá đa dạng dao động từ 3-10mm. Thảm dày hạn chế chấn thương đáng tiếc nhưng nó giảm khả năng thăng bằng và khá nặng. Nếu Bạn mới tập yoga nên chọn thảm nặng khoảng 1kg với chiều dày tầm 6-8mm.

3. Tính đàn hồi

Cảm nhận tính đàn hồi của thảm khi mua bằng cách ép ngón tay xuống thảm rồi thả ra. Độ đàn hồi kém làm Bạn đau tay, chân, gối khi tập lâu nhưng thảm cứng rất dễ bị tổn thương. 

thảm tập yoga

Đặt hàng ngay tại Shopee

4. Đường kẻ định tuyến

Nếu Bạn mới bắt đầu tập yoga, đừng quên chọn lựa thảm có đường kẻ định tuyến. Đường cơ sở này là cứu cánh để Bạn điều chỉnh chân tay và tư thế chính xác hơn. Nhờ đó, Bạn hạn chế tổn thương và đỡ mất thời gian khi tập luyện.

5. Tính bám sàn

Thảm tập có độ bám sàn tốt hạn chế trơn trượt khi thay đổi động tác. Tất nhiên, động tác của Bạn tốt hơn và hạn chế tối thiểu chấn thương đáng tiếc.

Dù cùng thương hiệu thì mỗi tấm thảm có độ bám khác nhau. Trước khi quyết định chọn mua tấm thảm, đừng quên bước quan trọng kiểm tra độ bám, bằng cách:

“Trải thảm tập trên mặt phẳng rồi ép cả 2 bàn tay xuống thảm. Bạn chống đẩy thảm về phía trước, tương tự động tác vồ ếch. Nếu thảm không xê dịch đồng nghĩa độ bám và chống trơn của thảm khá tốt”. 

II. Hướng dẫn cách vệ sinh thảm tập yoga

Vệ sinh đúng cách giúp Bạn đảm bảo độ bền và gia tăng tuổi thọ cho thảm tập. Thông thường, mỗi tháng Yogi nên vệ sinh thảm tập 1 lần. Nó hạn chế mùi mồ hôi lưu bám trên thảm đồng thời không bị giảm tính đàn hồi.

Mỗi chất liệu khác nhau sẽ có dung dịch vệ sinh chuyên dụng khác nhau. Khi mua về, Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn cách vệ sinh. Tuy nhiên, nếu không có nước chuyên dụng, bạn sử dụng dung dịch sau:

1. Giấm trắng, baking soda và tinh dầu trà

Bạn hoà trộn hỗn hợp gồm ¼ chén giấm; 1 thìa nhỏ baking soda (bột nổi) trong ¾ chén nước hơi ấm. Sau đó nhỏ thêm 10 giọt tinh dầu trà xanh để xoá tan mùi mồ hôi còn bám dính ở thảm.

Trải tấm thảm ra sàn sau khi đã ráo mồ hôi rồi nhẹ nhàng phun hỗn hợp trên lên hai bề mặt. Sử dụng miếng bọt biển nhẹ nhàng chà rửa thảm để tránh bị trầy xước.

Rửa sạch thảm cùng vòi phun nước hoặc nước ấm rồi treo ở nơi khô ráo có gió tự nhiên. Bạn không được sấy thảm hoặc phơi thảm trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Điều đó làm thảm phai màu và giảm tính đàn hồi.

tinh dầu trà

2. Xà phòng

Xà phòng hoặc nước rửa chén không có tính acid mạnh cũng là dung dịch tốt để vệ sinh thảm yoga.

Cách vệ sinh thảm tập yoga bằng xà phòng tương tự như trên. Bạn luôn nhớ hoà tan xà phòng hoặc nước rửa chén để nhẹ nhàng chà rửa thảm.

xa phong giat tham

3. Giặt ngâm

Giặt ngâm trong bồn tắm từ 15-30 phút cũng là cách tiết kiệm thời gian giặt thảm. Sau khi ngâm, những vết bẩn cứng đầu mới cần chà rửa một lần nữa để loại sạch chúng.

Bạn tuyệt đối không nên ngâm thảm quá lâu hoặc vệ sinh bằng máy giặt. Đó là cách làm mất đi tính đàn hồi của thảm và làm nó nhanh chóng hư hỏng hơn.

giat ngam tham yoga

Khi thảm không quá dơ, Bạn có thể sử dụng khăn vải ướt để lau sạch. Tốt nhất, sau khi tập, Bạn để 5-15 phút cho thảm ráo mồ hôi rồi cuộn thảm nhẹ nhàng theo hình cuốn chiếu. Sử dụng túi đựng thảm chuyên dụng để cất giữ nhằm hạn chế bụi bẩn.

Bạn đã hiểu rõ tất tần tật về thảm tập yoga đúng không nào? Đầu tư thảm tập chất lượng và hiểu rõ cách vệ sinh để có những giây phút thăng hoa trong từng động tác. Bạn cảm thấy cơ thể mình dẻo dai, sức khoẻ tân tiến sau thời gian tập luyện yoga.

Bài viết nên đọc