Rau chân vịt là rau gì?

Theo như các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, rau chân vịt là loại rau có nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt cho sức khoẻ con người. Vậy rau chân vịt là rau gì? Tại sao rau chân vịt lại tốt đến thế? Cùng tìm hiểu nhé.

I. Rau chân vịt là rau gì?

Rau chân vịt là một loại rau thuộc loại thực vật họ Dền, rau này có tên khoa học là Spinacia oleracea và có nguồn gốc từ các nước Tây Nam Á và Trung. Đặc điểm nhận dạng của loại rau này là thân dài, cuốn rau nhỏ có màu xanh đậm.

rau chan vit

Rau này nhìn khá giống rau mồng tơi nên nhiều người hay nhìn nhầm, để tránh nhầm lẫn bạn hãy nhìn kỹ phần lá rau thì sẽ phân biệt được chúng. Rau chân vịt này khá là dể trồng nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại khá cao, chứa nhiều vitamin, chất xơ, ... nên được nhiều gia đình rất thích và thường xuyên có trong bữa ăn của mỗi nhà.

II. Tác dụng của rau chân vịt

Nhiều nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng cho thấy rau chân vịt có khả năng chống oxy hoá, nhờ đó nó giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, ung thư và các thoái hoá điểm vàng liên quan đến tuổi tác, hệ thống miễn dịch. Cụ thể như sau:

  • Rau chân vịt kiểm soát bệnh đái tháo đường: Trong rau chân vịt có chưa axit alpha-lipoic giúp chống oxy hoá, giảm hàm lượng đường trong máu, không những vậy chất này còn giúp tăng độ nhạy insulin, ngăn ngừa các hiện tượng xấu do bệnh đái tháo đường gây ra.
  • Rau chân vịt giúp ngăn ngừa ung thư: Trong rau chân vịt có các thành phần như folate, tocopherol, epoxyxanthophylls và chlorophyllin giúp ngăn ngừa và điều trị bệnh nhân bị ung thư như : ung thư bàng quang, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư gan và phổi. 
  • Phòng chống hen suyễn: Theo một nghiên cứu trong cải bó xôi có chứa nhiều beta-carotene, đây là chất giúp ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn.
  • Hạ huyết áp: Hàm lượng kali trong rau chân vịt khá cao trong khi hàm lượng natri lại thấp, mà hàm lượng kali trong cơ thể thấp là yếu tố dẫn đến huyết áp cao, cho nên việc nạp thêm hàm lượng kali là cần thiết đối với người thường xuyên tăng huyết áp. Không những thế các folate có trong rau chân vịt cũng góp phần làm giảm huyết áp và thư giãn các mạch máu.
  • Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe: Để xương được chắc khoẻ thì cần một hàm lượng vitamin K cung cấp cho cơ thể, mà trong rau chân vịt lại chứa vitamin K dồi dào, chính vì thế để giảm nguy cơ bị loãng xương thì nên sử dụng rau chân vịt thường xuyên hơn.
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Trong rau chân vịt có nhiều chất xơ và nước, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, giữ cho đường tiêu hóa khỏe mạnh.
  • Giúp da và tóc khỏe mạnh: Rau chân vịt chứa rất nhiều vitamin A và vitamin C, hai loại vitamin này sẽ giúp kiểm soát tốt quá trình sản xuất dầu trong lỗ chân lông và nang tóc đồng thời duy trì hàm lượng collagen, một chất cung cấp cấu trúc cho da và tóc.
  • Rau chân vịt cải thiện thị lực: Năm 2013, một nghiên cứu tại đại học Cambridge đã chỉ ra rằng rau chân vịt có chứa nhiều beta-carotene, lutein và xanthene. Đây là những chất có lợi cho thị lực của mắt.
  • Điều trị thoái hóa điểm vàng: Nguyên nhân gây thoái hoá điểm vàng(AMD) hoặc viêm võng mạc sắc tố gây mù loà là do sự thoái hoá của lutein và xanthene. Để ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng thì nên dùng các loại rau lá xanh tươi vì chúng có chứa carotenoid, đặc biệt trong rau chân vịt có chứa nhiều carotenoid.
  • Giảm nguy cơ đục thủy tinh thể: Hàm lượng lutein và zeaxanthin có trong rau chân vịt hoạt động như chất chống oxy hoá mạnh nên giúp đôi mắt ngăn ngừa được các tia độc hại gây nguy cơ đục thuỷ tinh thể UV.
  • Điều trị bệnh rối loạn đông máu: Trong rau chân vịt có nhiều chất vitamin K  giúp đông máu bằng cách sản xuất prothrombin, chính vì thế việc sử dụng rau chân vịt thường xuyên sẽ rất có ích trong việc kiểm soát tình trạng chảy máu quá mức. 
  • Tăng cường cơ bắp: Chất chống oxy hoá C0-Q10 có trong rau chân vịt có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường cơ bắp, không những thế C0-Q10 có thể được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch như tăng lipid máu, suy tim, tăng huyết áp và bệnh tim mạch vành.
  • Tăng cường trao đổi chất: Hàm lượng protein có trong rau chân vịt dể bị phân huỷ thành các các axit amin cần thiết cho cơ thể, chúng làm tăng khả năng trao đổi chất và giúp các vết thương được nhanh lành hơn.
  • Tác dụng chống loét: Hoạt chất chống loét của dịch chiết xuất từ rau chân vịt và một số loại rau khác có tác dụng bảo vệ lớp màng nhầy của dạ dày, giúp giảm nguy cơ viêm loét dạ dày.
  • Ngăn ngừa xơ vữa động mạch: Nguyên dân dẫn đến xơ vữa động mạch là do sự xơ cứng của các động mạch, trong rau chân vịt có sắc tố lutein làm giảm cholesterol và các chất béo khác trong mạch máu giúp làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, đau tim và đột quỵ.
  • Giúp hệ thần kinh của thai nhi phát triển: Nếu thai nhi thiếu folate sẽ có nguy cơ dẫn đến các dị tật như hở hàm ếch hoặc nứt đốt sống, trong rau chân vịt có chứa hàm lượng folate khá nhiều nên sẽ giúp ích cho các thai nhi phát triển đầy đủ.

III. Có nên ăn nhiều rau chân vịt không?

Theo nhiều nghiên cứu thì rau chân vịt có rất nhiều chất dinh dưỡng và chất chống oxy hoá, rất tốt cho cơ thể con người. Tuy nhiên cái gì lạm dụng quá cũng không tốt, các tác hại nếu như sử dụng rau chân vịt có thể kể đến như sau: 

  • Cản trở hấp thụ canxi: Trong rau chân vịt có chứa nhiều axit oxalic, chính vì vậy khi sử dụng rau chân vịt quá nhiều sẽ làm lượng axit oxalic sẽ liên kết với canxi và tạo thành oxalat gây hạn chế khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.
  • Nguy cơ mắc sỏi thận: Hàm lượng axit oxalic có trong rau chân vịt tương đối nhiều cho nên việc ăn quá nhiều rau chân vịt sẽ dẫn đến việc hình thành canxi-oxalat, gây ra sỏi thận.
  • Hàm lượng nitrat cao: Trong rau chân vịt chưa nhiều nitrat, khi hàm lượng nitrat dư thừa sẽ bị khử thành nitrit, đây là một chất có khả năng gây ung thư dạ dày.
  • Tương tác với thuốc: Trong rau chân vịt có nhiều vitamin K, khi tác dụng với một số loại thuốc sẽ dể hình thành cục máu đông, ngoài ra lượng vitamin K khi tác dụng với thuốc tiểu đường có thể gây giảm huyết áp quá mức, gây hại cho cơ thể.
  • Bị đầy hơi: Sử dụng quá nhiều ra chân vịt có thể dẫn đến bị đầy hơi và bị chuột.

Như vậy mình đã giới thiệu qua về rau chân vịt là gì, công dụng cũng như tác hại của nó, hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Bài viết nên đọc