Đồng chí Phạm Văn Đồng - Người lãnh đạo đại tài của dân tộc Việt Nam

Trong quãng thời gian kháng chiến, dân tộc ta đã sinh ra rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, thế hệ của thủ tướng Phạm Văn Đồng được công nhận là thời kì tài năng. Mời các bạn cùng tìm hiểu về tiểu sử và con người của vị thủ tướng tài ba này.

I. Thông tin và tiểu sử về thủ tướng Phạm Văn Đồng

Đồng chí Phạm Văn Đồng sinh ngày 1 tháng 3 năm 1906 và mất vào ngày 29 tháng 4 năm 2000. Khi còn hoạt động cách mạng, ông có bí danh là Tô. Quê quán của ông ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

Ông là vị thủ tướng đầu tiên và cũng là người tại vị lâu nhất trên vị trí thủ tướng của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Khi còn nhỏ, ông theo học trường Quốc học Huế, tiếp thu được truyền thống yêu nước và học tốt tiếng Pháp. Quãng thời gian hoạt động cách mạng của ông rất dài, trở thành một cốt cán trong hệ thống lãnh đạo của Việt Nam lúc bấy giờ.

pham van dong

Bắt đầu từ năm 1926, ông tham gia Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. và bắt đầu con đường cách mạng. Vào tháng 7 năm 1929, ông bị thực dân kết án và bỏ tù 10 năm. Tuy nhiên, chúng không thể làm lung lay lòng yêu nước của ông. Năm 1936 khi ra tù, ông về Hà Nội và tiếp tục hoạt động cách mạng. 

Trong khoảng thời gian từ năm 1955 đến năm 1981 ông giữ chức Thủ tướng chính phủ. Trong thời gian tại chức, ông đã có nhiều đồng góp lớn trong việc quản lý nhà nước và xây dựng nền kinh tê. 

II. Những điều cần biết về Phạm Văn Đồng

Đồng chí Phạm Văn Đồng đã giành cả cuộc đời để cống hiến cho cách mạng và đất nước. Những đóng góp của ông tham dự vào kết quả thắng lợi của cuộc kháng chiến. Không chỉ vậy, ông còn được đánh giá là một người đa tài. 

1. Ông là người cộng sự, là người học trò xuất sắc của chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngay khi còn là thanh niên vừa giác ngộ cách mạng, Phạm Văn Đồng đã biết và kính ngưỡng chủ tịch Hồ Chí Minh thông qua các văn bản được truyền bá tại Việt Nam. Đến năm 1926, ông tham dự lớp huấn luyện chính trị tại Quảng Châu và được tiếp xúc nhiều hơn với Nguyễn Ái Quốc. 

thu tuong pham van dong

Năm 1940, Bác Hồ về nước và chỉ đạo cách mạng, ông thường xuyên làm việc bên Bác và được giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng. Cho đến khi Bác qua đời, thủ tướng Phạm Văn Đồng vẫn luôn ở bên cạnh, đồng hành cùng Bác trên cương vị là người đứng đầu đất nước.

Ông may mắn được sống và làm việc cạnh Bác, trở thành một trong những tiền bối kỳ cựu và là người học trò xuất sắc của Bác. Nhờ ảnh hưởng từ Bác, đồng chí đã học tập và phát huy được những phẩm chất cao quý như công chính, liêm minh, dám làm dám chịu, tận trung với nước, cần kiệm, tích cực chống tham ô, có lòng bao dung và thương dân,...

2. Ông là người làm cách mạng kiên cường

Có thể nói, những người làm cách mạng không một ai là kẻ yếu đuối cả. Phạm Văn Đồng chính là một người kiên cường trong số những người kiên cường đó. Ngay từ trong những năm đầu tham gia kháng chiến, ông đều vượt qua các khó khăn và thậm chí trong thời gian gần 10 năm đi tù, lòng yêu nước của ông vẫn không hề vơi bớt. 

pham van dong lam cach mang rat gioi

Sau này, khi hoạt động cách mạng, ông là một người không chịu đầu hàng trước khó khăn và trở thành một cánh tay của Bác. Dù được giao nhiệm vụ gì, dù đang ở cương vị nào ông vẫn hoàn thành một cách xuất sắc. Mà để hoàn thành được công việc, không chỉ cần trí thông minh và sự dũng cảm, kiên cường của ông cũng được công nhận.

3. Ông là nhà lãnh đạo xuất sắc

Không ai có thể phủ nhận, giai đoạn Phạm Văn Đồng tại vị là thời gian đất nước vừa có giặc ngoài, vừa có giặc trong. Ngay từ khi còn là Phó Thủ tướng, ông đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước và hoàn thiện tổ chức Đảng. Những giải pháp của ông đều hiệu quả và đem lại kết quả tốt. Từ thời kỳ đất nước thống nhất tới thời kỳ đổi mới, chúng ta đều có thể thấy sự có mặt của ông trong các quyết định được đưa ra. 

lanh dao pham van dong

4. Ông là nhà ngoại giao đại tài

Phạm Văn Đồng là một nhà ngoại giao đại tài, có uy tín trên cả trường quốc tế. Ông có bộ não nhạy bén, có thể nhìn xa trông rộng. Sự nhanh nhạy và mềm dẻo của ông đã giúp Việt Nam tạo sự uy tín trên các khu vực và hội nghị quốc tế.

Ngoài ra, ông còn rất quan tâm đến giáo dục giới trẻ. Ông có mong muốn bồi dưỡng lớp trẻ có đầy đủ những đức tính quý giá của chủ tịch Hồ Chí Minh. Về già, ông vẫn viết rất nhiều cuốn sách về Bác Hồ và sự đổi mới của đất nước. 

Trên đây, các bạn đã được tìm hiểu những thông tin về con người và hoạt động của đồng chí Phạm Văn Đồng. Hy vọng bài viết đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc.