Mệnh đề là gì? Khái niệm mệnh đề trong 3 bộ môn khác nhau

Mệnh đề là gì? Theo như lời của triết học: “Mệnh đề là lời phát biểu một điều phán đoán về giá trị hay sự tồn tại của sự vật”. Khái niệm mệnh đề trong triết học khá trừu tượng. Chúng ta cùng tìm hiểu rõ ràng và chi tiết hơn về mệnh đề trong Văn Học, Toán Học và Anh Văn.

I. Mệnh đề là gì trong Văn Học?

Trong văn học, mệnh đề là một cụm kết cấu gồm chủ ngữ và vị ngữ, xuất hiện trong một câu phức hợp. Câu phức hợp có từ hai mệnh đề trở lên, dựa vào mối quan hệ của các mệnh đề, câu phức hợp được chia thành hai loại là câu phức hợp đẳng lập và câu phức hợp phụ thuộc.

menh de la gi

1. Câu phức hợp đẳng lập

Câu phức đẳng lập có các mệnh đề liên hệ với nhau một cách bình đằng dựa vào các từ liên kết, các dấu câu. Một số mối quan hệ phổ biến của mệnh đề trong câu phức đẳng lập:

Quan hệ liệt kê hay quan hệ nối tiếp

Các mệnh đề được ngăn cách với nhau bởi dấu phẩy hoặc từ liên hệ như và, còn,...

Ví dụ: Trời trong xanh, mây trắng trôi lững lờ, nắng vàng chói lóa lấp lánh trên mặt sông.

Quan hệ giải thích hay nhân quả

Các mệnh đề liên hệ với nhau bởi dấu phẩy, dấu hai chấm hoặc từ liên hệ như bởi vì, vì….nên….,...

Ví dụ: Hôm nay, anh ấy không đến chỗ làm, hôm qua anh ấy dầm mưa nên bị sốt cao.

Quan hệ bổ sung hay tăng tiến

Các mệnh đề liên hệ với nhau bởi từ liên hệ như cũng, chẳng những…mà còn…., càng ….càng….,...

Ví dụ: Mưa càng to, nước càng lớn

Quan hệ tương phản

Các mệnh đề liên hệ với nhau bởi từ liên hệ như nhưng, còn,...

Ví dụ: Anh ấy vào Nam còn cô thì ra Bắc.

Quan hệ so sánh hay lựa chọn

Các mệnh đề liên hệ với nhau bởi từ liên hệ như hay, hay là, như,...

Ví dụ: Nó thèm trà sữa như người ta nghiện thuốc lá vậy.

2. Câu phức hợp phụ thuộc

Câu phức phụ thuộc là câu gồm hai mệnh đề chính và phụ có quan hệ phụ thuộc với nhau. Trong đó, mệnh đề phụ bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ hoặc vị ngữ của mệnh đề chính.

  • Ví dụ 1: Anh bỏ dở công việc giữa chừng như vậy là không nên. Trong đó, mệnh đề phụ là “Anh bỏ dở công việc giữa chừng” bổ sung ý nghĩa cho chủ ngữ của mệnh đề chính.
  • Ví dụ 2: Tôi không thích cách anh ta nói chuyện với cấp dưới một cách trịch thượng như vậy. Trong đó, mệnh đề phụ là “anh ta nói chuyện với cấp dưới một cách trịch thượng” bổ sung ý nghĩa cho vị ngữ của mệnh đề chính.

II. Mệnh đề là gì trong Toán Học?

Trong toán học, mệnh đề được khái niệm là một câu khẳng định đúng hoặc khẳng định sai. Mệnh đề còn gắn liền với các hình thái logic, giao thoa giữa toán học và triết học để xác định tính đúng đắn của lập luận.

1. Mệnh đề phủ định

Cho mệnh đề P thì mệnh đề phủ định của P là không P (~P). Khi đó, nếu P đúng thì ~P sai, nếu P sai thì ~P đúng.

Có nhiều cách khác nhau để diễn đạt mệnh đề phủ định của P miễn sao nó mang ý nghĩa là không phải P.

Ví dụ: “Anh ấy đang vui” với “Anh ấy đang không vui”.
             “9 chia hết cho 3” với “9 không chia hết cho 3”

2. Mệnh đề kéo theo

Hai mệnh đề có quan hệ “Nếu P thì Q” được gọi là mệnh đề kéo theo. Kí hiệu là P =>Q.

  • Nếu P đúng, Q sai thì P => Q sai
  • Nếu P đúng, Q đúng thì P =>Q đúng
  • Nếu P sai, Q sai thì P => Q đúng
  • Nếu P sai, Q đúng thì P =>Q đúng

Ví dụ:

  • Nếu 8 là số chẵn thì 8 không chia hết cho 2 → sai
  • Nếu 8 là số chẵn thì thì 8 chia hết cho 2 → đúng
  • Nếu 8 không là số chẵn thì 8 không chia hết cho 2 → đúng
  • Nếu 8 không là số chẵn thì 8 chia hết cho 2 → đúng

3. Mệnh đề đảo

Mệnh đề kéo theo P =>Q sẽ có mệnh đề đảo Q =>P hoặc P => Q đúng thì Q =>P có thể đúng cũng có thể sai.

Ví dụ:

  • Mệnh đề P =>Q: “Nếu a chia hết cho c, b chia hết cho c thì a + b cũng chia hết cho c”.
  • Mệnh đề đảo của Q =>P là: “Nếu a + b chia hết cho c thì a chia hết cho c, b cũng chia hết cho c”.

4. Mệnh đề tương đương

Hai mệnh đề có dạng P khi và chỉ khi Q được gọi là mệnh đề tương đương.

  • Kí hiệu P ⇔ Q.
  • P ⇔ Q đúng khi P =>Q và Q =>P đều đúng.

Ví dụ:

  • Mệnh đề P: “ABCD là hình chữ nhật có hai cạnh bên bằng nhau”
  • Mệnh đề Q: “ABCD là hình vuông”

Khi đó, P =>Q đúng, Q =>P đúng nên P ⇔ Q đúng.

III. Mệnh đề là gì trong tiếng Anh?

Mệnh đề trong tiếng Anh hay clause là một cụm chủ ngữ (subject) và động từ (verb). Mệnh đề gồm hai loại là mệnh đề độc lập và mệnh đề phụ thuộc.

1. Mệnh đề độc lập

Mỗi một mệnh đề độc lập có thể liên kết với mệnh đề độc lập khác để hình thành một câu phức bằng các liên từ:

  • Liên từ phụ thuộc như although (mặc dù), because (bởi vì), unless (trừ khi), while (trong khi),...
  • Liên từ kết hợp như and (và), but (nhưng), or (hoặc),...

2. Mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề phụ thuộc đầy đủ chủ ngữ và động từ nhưng khi đứng một mình thì nó không có ý nghĩa. Mệnh đề phụ thuộc cần đi cùng với một mệnh đề độc lập để được câu có nghĩa hoàn chỉnh.

Mệnh đề phụ thuộc gồm 4 loại:

  • Mệnh đề danh từ
  • Mệnh đề danh từ có cấu trúc chung là that/ if/ whether/ what/ which/ where/ when/ why/ how + chủ ngữ + động từ. 
  • Mệnh đề danh từ có thể làm chủ ngữ, có thể làm tân ngữ sau động từ, có thể bổ ngữ cho tính từ trong câu.

3. Mệnh đề trạng ngữ

Gồm 6 loại mệnh đề trạng ngữ:

  • Chỉ thời gian: as soon as/… chủ ngữ + động từ
  • Chỉ nơi chốn: everywhere/… chủ ngữ + động từ
  • Chỉ mục đích: so that / ....chủ ngữ + động từ
  • Chỉ kết quả: that/…
  • Chỉ nguyên nhân: because / cause of the fact that/… + chủ ngữ + động từ
  • Chỉ sự nhượng bộ: although/ though/ …chủ ngữ + động từ

4. Mệnh đề tính từ

Công thức chung là who/ which/ that + động từ và where/ when/ why + chủ ngữ + động từ.

5. Mệnh đề điều kiện

Mệnh đề điều kiện hay còn gọi là mệnh đề If. Có 4 câu điều kiện If:

  • Loại 0: điều kiện luôn có thật ở hiện tại hoặc có khả năng cao xảy ra thật ở hiện tại. Công thức chung: If + mệnh đề if ở hiện tại đơn, mệnh đề chính ở hiện tại đơn
  • Loại 1: kết quả xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai nếu mệnh đề if là thật. Công thức chung: If + mệnh đề if ở hiện tại đơn, mệnh đề chính dùng will/ can/ may/ must + động từ nguyên mẫu (bare V)
  • Loại 2: kết quả xảy ra của một điều kiện không có thật. Công thức chung: If + mệnh đề if ở quá khứ đơn, mệnh đề chính dùng would/ could/ might + bare V
  • Loại 3: điều kiện không có thật trong quá khứ dẫn đến kết quả trái ngược với sự thật ở hiện tại. Công thức chung: If + mệnh đề if ở quá khứ hoàn thành, mệnh đề chính dùng would/ could/ might + have + quá khứ phân từ (V3, Ved)

Bạn đang tìm hiểu khái niệm “mệnh đề là gì” thuộc lĩnh vực nào? Toán học, Văn học hay tiếng Anh. Tất cả đều được khái quát chung trong bài viết ở trên. Dựa vào đây bạn có thể có cái nhìn tổng quát nhất về các loại mệnh đề từ đó triển khai tìm kiếm các diễn giải sâu hơn.

Bài viết nên đọc