2 việc nên làm và 7749 việc nên tránh vào Lễ Vu Lan báo hiếu

Lễ Vu Lan hay còn gọi là lễ báo hiếu là một trong những phong tục của người dân Việt Nam và là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo nước ta. Tuy nhiên, cho dù không theo đạo Phật, thì ngày Lễ Vu Lan cũng được nhiều người coi trọng như là một ngày lễ lớn trong năm. Nhân cơ hội này, mỗi người đều bày tỏ sự hiếu thuận của phận làm con đối với các bậc sinh thành.

I. Lễ Vu Lan vào ngày nào?

Lễ Vu Lan rơi vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hằng năm. Cụ thể, Lễ Vu Lan năm 2021 nhằm vào ngày 22 tháng 8 dương lịch. Lễ Vu Lan năm 2022 sẽ nhằm vào ngày 12 tháng 8 dương lịch.

Theo phong tục dân gian thì tháng 7 là tháng có nhiều điều kiêng kỵ và là tháng không may mắn. Đây là thời gian xui xẻo nhất trong năm.Vì vậy, người ta không tổ chức cưới hỏi, đám tiệc ăn mừng long trọng trong tháng 7 âm lịch.

Rằm tháng 7 còn là ngày mở cửa ân xá địa ngục. Quan niệm xưa cho rằng, vào ngày này, các linh hồn ở địa ngục được về trần thế đoàn tụ với người thân.

le vu lan

Nhưng đối với các vong linh không có nơi nương tựa, không có người nhà thì sẽ bơ vơ và càn quấy. Cho nên, rằm tháng 7 âm lịch còn có lễ cúng cô hồn cho các vong linh cô độc này.

Tháng 7 và rằm tháng 7 âm lịch đều là những ngày tháng không được may mắn nhưng vì sao lại chọn ngày Lễ Vu Lan vào rằm tháng 7 âm lịch? Điều này phải xem lại truyền thuyết về nguồn gốc của ngày lễ này.

II. Vì sao có ngày Lễ Vu Lan báo hiếu?

Vu Lan là ngày lễ để báo hiếu, cũng là để tưởng nhớ công ơn của cha mẹ ở kiếp này lẫn các kiếp trước. Ngày lễ này xuất phát từ sự tích về Đại Đức Mục Kiền Liên cứu mẹ ra thoát khỏi kiếp ngạ quỷ.

Mục Kiền Liên là một trong 2 đại đệ tử của Đức Phật Thích ca. Mẹ ông là bà Thanh Đề đã qua đời từ lâu. Vì tưởng nhớ và muốn nhìn thấy hoàn cảnh của mẹ hiện tại mà ông dùng mắt phép nhìn khắp trời đất. 

le vu lan bao hieu

Ông nhìn thấy được bà Thanh Đề đang chịu kiếp sống ngạ quỷ vì gây ra nhiều nghiệp ác. Bà bị đói khát hành hạ khổ sở nên ông đã đem cơm xuống địa ngục để dâng mẹ. Tuy nhiên, vì đói ăn lâu ngày mà bà Thanh Đề không chia cho các cô hồn khác, cơm vì thế cũng hóa thành lửa đỏ, không thể ăn được.

Mục Kiền Liên tìm đến Đức Phật để xin cách cứu mẹ. Phật dạy rằng: Ngày rằm tháng bảy là ngày thích hợp để cung thỉnh chư tăng khắp mười phương, nhờ hợp lực của các thánh tăng mới đủ sức cứu mẹ.

Bài dạy này của Đức Phật Thích Ca chính là bộ kinh ngắn gọn mang tên Kinh Vu Lan Bồn. Từ đó, ngày Lễ Vu Lan ra đời và được truyền tụng đến tận ngày nay.

III. 2 việc nên làm vào ngày Lễ Vu Lan

Lễ Vu Lan là để tỏ hiếu với ông bà, cha mẹ và cũng là giúp đỡ những linh hồn cô độc, đói khát. Ngoài ra, người nhà có thể cúng dường, phóng sinh, bố thí để tích công đức cho cha mẹ. Vậy nên đây là ngày lễ được tổ chức lớn ở các chùa, nhiều gia đình không phải Phật tử cũng thường đến chùa vào ngày này để cầu mong cha mẹ khoẻ mạnh cùng con cháu.

1. Cúng Lễ Vu Lan ở chùa

Việc cúng Lễ Vu Lan ở nước ta luôn là thực hiện ở chùa trước rồi mới cúng tại nhà. Thờ Phật vào rằm tháng 7 nên đi vào ban ngày, tốt nhất là buổi sáng. Người đi cúng chùa thờ Phật chỉ cần thắp nhang và thành tâm cầu nguyện.

le vu lan o chua

Tại các chùa sẽ có nghi thức “Bông hồng cài áo” cho những ai đi cúng Lễ Vu Lan. Bông hồng đỏ cho những người còn mẹ và bông hồng trắng cho những ai không còn mẹ. Bông hồng này là một lời nhắc nhở cho người làm con về lòng hiếu thảo và tình người. Khi còn mẹ ở bên, chúng ta hãy biết yêu quý và trân trọng, đến khi mẹ đi rồi mới hối hận thì đã muộn.

2. Cúng Lễ Vu Lan tại gia

Rằm tháng 7 là ngày đặc cách cho vong linh quay về dương, có linh hồn về với người thân, có linh hồn lại không biết nơi nương tựa. Vì thế nên sẽ có một mâm cơm cúng ở sân trước nhà hoặc trên vỉa hè cho cô hồn lang thang vất vưởng và một mâm cúng tại bàn thờ tổ tiên.

le vu lan tai gia

Cả hai mâm cúng trong nhà và ngoài sân đều nên thực hiện vào buổi chiều, tuyệt đối không làm vào buổi tối.

Mâm cúng thờ trong nhà trên bàn tổ tiên gồm có:

  • Tiền vàng
  • Vật dụng cho người cõi âm bằng vàng mã như quần áo, giày dép, trang sức,.....
  • Mâm cỗ mặn gồm hoa, quả, gạo, muối, bánh kẹo, rượu trà, nước suối, con gà hoặc đầu heo hoặc khổ thịt, cơm, cháo, canh, các món mặn tùy ý. Nếu là gia đình có người mới mất hoặc theo Phật ăn chay thì làm mâm cỗ chay.

le vu lan

Mâm cúng thờ ngoài sân cho cô hồn gồm có:

  • Quần áo giấy nhiều màu
  • Bánh kẹo màu nhiều loại
  • Chè, xôi
  • Bánh quế, kẹo dồi, kẹo vừng, bánh đa
  • 12 chén cháo
  • Giấy tiền vàng mã
  • Nước suối hoặc rượu nếp, bia
  • Muối sống
  • Gạo
  • Ngô, khoai, sắn, đậu phộng luộc
  • Trái cây, hoa

Sau khi cúng xong, người nhà có thể đổ cơm, cháo vào lá cây, đổ ra vườn, rắc gạo muối ngoài ngõ, ngoài sân cho các linh hồn không người hương khói có thể hưởng.

IV. 7749 việc nên tránh vào Lễ Vu Lan và tháng 7 âm lịch

- Theo quan niệm dân gian từ xưa thì tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, chứa đựng nhiều yếu tố không may mắn. Ông bà ta từ xưa có khá nhiều điều kiêng kỵ, kể cả ngày rằm, mồng một hay ngày thường trong tháng.

  • Không mua sắm đồ có giá trị
  • Không đi chơi đêm về khuya
  • Không nhổ lông chân
  • Không cắt tóc
  • Không phơi quần áo vào ban đêm ở nơi không có mái che
  • Không bơi lội
  • Không khai trương cửa hàng
  • Không xây nhà
  • Không làm đám cưới, đám hỏi
  • Không nói chuyện, chỉ chỏ khi đi qua ngã ba
  • Không quay đầu lại nếu có người gọi mình khi đang đi trên đường
  • Không cho quá giang vào buổi tối
  • Không đi làm ăn, đi chơi xa,...

bao hieu cha me

Không những vậy, nhiều nhà còn ăn chay nguyên tháng 7 âm lịch để tu thân, dưỡng tính, tích đức cho con cháu và xá tội cho người quá cố.

Ngày Lễ Vu Lan đối với các Phật tử là ngày lễ lớn, cần phải lên chùa cầu khấn và làm mâm lễ đầy đủ. Đối với những người không theo đạo Phật, Vu Lan đơn giản chỉ là ngày báo hiếu, mọi người sẽ có nhiều cách để bày tỏ lòng hiếu thảo của mình với cha mẹ khi đang còn tại thế.

Bài viết nên đọc

Công cụ hữu ích