Nguồn gốc lễ Tịch Điền tại Việt Nam và ý nghĩa của ngày lễ này

Thuở xưa, khi Trung Quốc đô hộ Việt Nam đã du nhập nhiều tục lệ và lễ hội truyền thống. Trong đó, lễ Tịch điền đã tồn tại lâu đời. Mời các bạn cùng tìm hiểu về ngày lễ và các hoạt động đặc trưng.

I. Nguồn gốc ngày lễ Tịch Điền

Lễ Tịch Điền hay còn gọi là lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, được tổ chức tại xã Tiên Sơn, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đây là lễ hội được phục dựng từ thời vua Lê Đại Hành, là một trong các lễ hội lớn tại Hà Nam. 3 lễ hội lớn được diễn ra hàng năm là Lễ hội chùa Long Đọi Sơn, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn và Lễ hội Đền Lảnh Giang.

Theo nhiều tư liệu lịch sử, nhất là các ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư, người đầu tiên thực hiện lễ Tịch Điền là Thần Nông. Ông tạo ra cày, sử dụng trâu để bừa ruộng, dạy nhân dân làm nông. Sau đó, trong các thị tộc thì người tộc trưởng sẽ đứng lên bày bừa vào ngay khai xuân.

le tich dien

Theo một số nguồn sách khác, Lễ Tịch Điền là một ngày lễ của Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam. Theo sử sách ghi lại, Lê Hoàn tức vua Lê Đại Hành rất coi trọng vấn đề nông nghiệp. Sau khi biết đến ngày lễ này, nhà vua lần đầu tiên thực hiện nghi thức vào năm Thiên Phúc thứ 8, tức năm 987. 

Hành trình làm lễ của các vị vua trong ngày lễ này như sau:

  • Khâm Thiên Giám chọn ngày và giờ đẹp, quan Hữu ty chọn nơi đất đẹp thờ Thần Nông. Những mảnh ruộng tốt sẽ được ưu tiên vào trong thời điểm này.
  • Nhà vua sẽ đi cùng các quan viên đại thần, ngự giá cùng các vật dụng cần thiết như cày bừa đến nơi tổ chức. Trong đó sẽ mang theo cả các loại hạt giống thích hợp với mùa vụ.

Sau khi lập đàn làm lễ, nhà vua sẽ chọn đúng giờ đẹp để lên dâng hương. Sau đó, nhà vua tự cày xới 3 đường đất dưới ruộng để cầu cho mùa màng luôn bội thu.

II. Ý nghĩa lễ Tịch Điền

Từ xưa đến nay, lễ Tịch Điền đều thể hiện ý nghĩa khuyến nông, đề cao vai trò của ngành nông nghiệp. Trải qua hàng nghìn năm, tục lệ này vẫn được diễn ra đúng thời gian, cho thấy sự quan tâm của cả nhà nước và nông dân về ngày lễ này. Hành động làm việc đầu năm như một thông điệp, một lời nhắc nhở làm việc chăm chỉ tới người dân.

y nghia le tich dien

Không chỉ là một lời động viên, ngày lễ còn là một nét đẹp và đặc trưng riêng của dân tộc Việt Nam. Tuy rằng theo nhiều sử sách, lễ hội được du nhập từ Trung Hoa nhưng đã mang nhiều nét đặc trưng của Việt Nam ta. Qua đó, những nhà lãnh đạo thể hiện sự quan tâm của mình về cuộc sống và hoạt động nông nghiệp của người dân. 

Từ đây, ta có thể thấy thông qua dòng thời gian và lịch sử, dù có chiến tranh, có nghèo đói thì làm nông vẫn chiếm một vị trí quan trọng. Mỗi năm ngày lễ diễn ra sẽ nhắc nhở chúng ta về sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp. Người dân sẽ mãi nhớ đến công lao của những người đi trước về công sức khai khẩn đất hoang tạo thành ruộng đồng.

le tich dien la gi

Trong văn hóa, việc tổ chức lễ Tịch Điền chính là một phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của dân tộc. Nó giúp phát triển tư tưởng và con người Việt Nam theo yêu cầu để làm giàu và làm mạnh đất nước. Không chỉ chia sẻ đến bạn bè thế giới, giờ nó còn trở thành một địa điểm du lịch của các tỉnh khác và cả người nước ngoài.

III. Lễ Tịch Điền hàng năm tại Đọi Sơn

Bắt đầu từ năm 2010, lễ hội được Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến tham gia. Năm 2012, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đến tham dự và năm 2022 là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tới thăm. Tái hiện lại hình ảnh những vị vua tham gia khai mạc, các vị lãnh đạo cấp cao của nhà nước đều đến tham dự.

le tich tien tai doi son

Năm nay, hòa cùng không khí năm mới, Lễ Tịch Điền ở Đọi Sơn được tổ chức vào ngày mùng 5 đến mùng 7 âm lịch. Từ ngày 5 đến 6, công tác chuẩn bị sẽ được bắt đầu và thực hiện các nghi thức tâm linh. Sau khi làm lễ cầu an, lễ rước, cáo yết,... thì lễ chính được khai mạc vào đúng ngày mùng 7 Tết. Lễ hội được tổ chức tại chùa Đọi Sơn và đình Đọi Tam. 

le tich dien hang nam

Năm 2023, các hoạt động được tổ chức trong mùa lễ hội chính là rước nước, sái tịnh, thi vẽ và trang trí trâu,... do nhân dân các xã phường tổ chức và thực hiện. Sáng mùng 7, lễ rước kiệu được tổ chức và đón linh vị vua Lê Đại Hành và hợp nhất đi xuống chân núi. Trước khi bắt đầu, trống dâng hương, múa rồng sẽ lần lượt diễn ra. Tuy nhiên, năm nay không có hoạt động trao chứng nhận nông thôn mới. 

Vậy là trên đây, các bạn đã được tìm hiểu về nguồn gốc của ngày Lễ Tịch Điền và ý nghĩa của nó. Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn các thông tin thú vị và bổ ích phục vụ các hoạt động và công việc sau này.

Bài viết nên đọc