Công thức chuẩn nhất làm tròn số trong Excel

Làm tròn số trong Excel là công việc cực kỳ cần thiết để làm gọn số liệu, giúp cho việc tính toán trở nên đơn giản hơn. Để thực hiện thao tác này, chúng ta sử dụng các hàm Excel khác nhau. Cụ thể đó là những hàm nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Làm tròn số trong Excel: hàm ROUND

Hàm Round sử dụng công thức sau:

ROUND(number,num_digits)

Trong đó

  • number là con số mà bạn muốn làm tròn.
  • num_digits là số chữ số bạn muốn làm tròn tới.

Sử dụng hàm ROUND là cách đơn giản nhất để làm tròn số trong Microsoft Excel. Bạn dễ dàng làm tròn bảng tính thay vì phải nhìn vào những con số thập phân rất dài phía sau. Đây cũng là cách giúp người xem dễ dàng kiểm tra lại kết quả trên bảng Excel của bạn hơn.

II. Làm tròn số trong Excel: hàm ROUNDUP

Hàm ROUNDUP sử dụng công thức như sau:

ROUNDUP(number,num_digits)

Trong đó

  • number là con số mà bạn muốn làm tròn.
  • num_digits là số chữ số bạn muốn làm tròn tới.

Một số lưu ý khi sử dụng hàm ROUNDUP để làm tròn số:

  • Hàm ROUNDUP có cách thức hoạt động giống với hàm ROUND, trừ một điểm duy nhất là hàm này luôn làm tròn con số lên.
  • Trường hợp num_digits lớn hơn số 0 thì con số được làm tròn lên tới số thập phân đã được xác định.
  • Trường hợp num_digits đúng bằng 0 thì con số được làm tròn lên tới số nguyên gần nhất.
  • Trường hợp num_digits bé hơn 0 thì con số được làm tròn về bên trái của dấu thập phân.

III. Làm tròn số trong Excel: hàm ROUNDDOWN

Hàm ROUNDDOWN cũng sử dụng công thức tương tự như hai hàm ở trên

ROUNDDOWN(number, num_digits)

Trong đó

  • number là con số mà bạn muốn làm tròn.
  • num_digits là số chữ số bạn muốn làm tròn tới.

Một số lưu ý khi sử dụng hàm ROUNDDOWN để làm tròn số:

  • Hàm ROUNDDOWN có nhiều điểm tương đồng với hàm ROUND, tuy vậy hàm này làm tròn số xuống.
  • Trường hợp num_digits lớn hơn số 0 thì con số được làm tròn xuống tới số thập phân được xác định. 
  • Trường hợp num_digits đúng bằng 0 thì con số được làm tròn xuống tới số nguyên gần đó nhất.
  • Trường hợp num_digits bé hơn số 0 thì con số được làm tròn xuống sang phía trái dấu thập phân.

IV. Làm tròn số trong Excel: hàm MROUND

Hàm MROUND sử dụng công thức:

MROUND(number,multiple)

Trong đó:

  • number là con số mà bạn muốn làm tròn.
  • multiple là số mà bạn muốn làm tròn tới bội số của nó.

Lưu ý khi sử dụng hàm MROUND để làm tròn số:

  • Hàm làm tròn cho tới bội số của số khác
  • Hàm MROUND có tác dụng làm tròn lên và hướng ra xa số 0 trong trường hợp số dư sau khi được chia number cho multiple lớn hơn hay bằng một nửa giá trị của multiple.
  • Tham số và bội số nhất định phải cùng dấu, nếu không hàm quay trở về #NUM.

Một số ví dụ trong cách sử dụng hàm MROUND:

  • MROUND(5,2) = 6. Lý do là bởi 5/2 lớn hơn 2/2, bội số của số 2 gần nhất đồng thời lớn hơn 5 là số 6.
  • MROUND(12,5) = 10. Lý do là bởi 12/5 bé hơn 5/2, bội số của số 5 gần nhất mà nhỏ hơn 12 là số 10.
  • MROUND(-20,4) báo lỗi #NUM. Lý do là bởi multiple và number đã không cùng dấu với nhau.

V. Làm tròn số trong Excel: hàm CEILING và FLOOR

Khi sử dụng hàm CEILING và FLOOR chúng ta áp dụng công thức:

CEILING(number, significance) hoặc FLOOR(number, significance)

Trong đó:

  • number là số cần làm tròn.
  • significance là số cần làm tròn tới bội số của nó.

Một số lưu ý trong cách sử dụng hai hàm CEILING và FLOOR:

  • Trường hợp number và significance trái dấu thì hàm ngay lập tức báo lỗi #NUM.
  • Trường hợp number là bội số cho Significance thì kết quả sau cùng là chính con số đó.

Hai hàm CEILING và FLOOR có cách thực hiện tương tự MROUND là làm tròn tới bội số gần nhất của một số. Tuy nhiên sử dụng CEILING có tác dụng làm tròn số ra xa số 0, còn sử dụng FLOOR có tác dụng làm tròn trở về số 0.

VI. Làm tròn số trong Excel: hàm EVEN

Chúng ta sử dụng công thức sau để làm tròn số:

EVEN(number)

Trong đó:

  • number là con số cần được làm tròn.

Một số lưu ý khi sử dụng hàm EVEN:

  • number bắt buộc phải ở dạng số, nếu không hàm trả về giá trị #VALUE!.
  • Không cần xét về dấu của đối số number, giá trị được làm tròn lên khi điều chỉnh ra xa số 0. 
  • Nếu number là số nguyên chẵn thì không thể làm tròn.

VII. Làm tròn số trong Excel: hàm ODD

Chúng ta sử dụng hàm ODD để làm tròn số như sau:

ODD(number)

Trong đó:

  • number là con số cần được làm tròn.

Khi sử dụng hàm ODD làm tròn cần chú ý:

  • Nếu number không ở dạng số, hàm cho ra kết quả #VALUE! 
  • Bất kể dấu của number là gì, giá trị đều được làm tròn lên khi nó được chỉnh ra xa số 0. 
  • Nếu number là số nguyên lẻ thì không thể làm tròn.

VIII. Làm tròn số trong Excel: hàm INT, TRUNC

Sử dụng hàm INT và TRUNC, ta áp dụng công thức sau:

INT(number) và TRUNC(number [, num_digits])

Trong đó:

  • number là con số cần được làm tròn.
  • num_digits là số nguyên chỉ cách mà bạn muốn cắt số.

Sử dụng hàm INT, TRUNC cần lưu ý:

  • Trường hợp num_digits lớn hơn 0: nếu số cần làm tròn là số thập phân thì num_digits hiển thị số thập phân mà người dùng muốn giữ lại.
  • Trường hợp num_digits đúng bằng 0: loại bỏ hết toàn bộ phần thập phân của số.
  • Trường hợp num_digits bé hơn 0: hệ thống làm tròn thành số nguyên đồng thời làm tròn con số trái thành một bội số của số 10.

Đối với hàm dương, INT và TRUNC cho ra kết quả giống nhau. Tuy nhiên nếu hàm âm thì kết quả từ hai hàm này khác nhau.

Các hàm với tác dụng làm tròn số trong Excel là một công cụ vô cùng hữu hiệu giúp cho công việc tính toán không còn khó nhằn nữa. Tùy thuộc vào yêu cầu công việc và mức độ tiện lợi, bạn đọc có thể lựa chọn hàm phù hợp nhất với nhu cầu của mình.

Bài viết nên đọc

Trên đây là những kiến thức từ kinh nghiệm bản thân mình nên các bạn có thể tham khảo. Nếu các bạn có góp ý cho mình thì hãy gửi vào đây, mình sẵn sàng nhận ý kiến đóng góp từ các bạn.

Ngoc Phuong

Ngoc Phuong - 82 bài viết - Đánh giá:

Có 2 cách học hiệu quả nhất, 1 là nói cho người khác biết thứ bạn mới học được, 2 là nói cho người khác biết thứ bạn sắp quên. Tôi mới học được rất nhiều thứ. Tôi cũng sắp quên rất nhiều thứ.

Để lại bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công khai