Hoa đậu biếc chữa bệnh gì?

Hoa đậu biếc chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe như anthocyanin, chất chống oxy hóa, proanthocyanidin,... Tuy nhiên, không ít người lầm tưởng, thần thánh hóa công dụng của hoa đậu biếc như một loại thần dược trị bách bệnh. Vậy thực hư về những công dụng và tác hại của hoa đậu biếc ra sao, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

I. Thông tin chung về hoa đậu biếc

Cây đậu biếc có tên khoa học là Clitoria ternatea, là một loại cây leo thuộc họ Đậu, thân thảo, cành mảnh và có lông.

thong tin ve hoa dau biec

Hoa của nó có màu tím biếc và được sử dụng nhiều nhất. Nhiều món ăn, thức uống có sắc xanh hoặc sắc tím đẹp mắt được pha màu từ hoa đậu biếc như: trà, trà sữa hoa đậu biếc; bánh lọc, bánh trôi, bánh trung thu dẻo hoa đậu biếc; trân châu hoa đậu biếc, thạch rau câu hoa đậu biếc,...

Quả đậu biếc non có thể làm thức ăn như những cây họ Đậu khác. Hạt và thân của đậu biếc được dùng để nhuộm vật liệu, nhất là nhuộm vải.

Nguồn gốc của cây đậu biếc xuất phát từ Thái Lan sau đó lan rộng và phổ biến ở Đài Loan, Hồng Kông và nhiều nước Đông Nam Á khác.

II. Hoa đậu biếc chữa bệnh gì?

Hoa đậu biếc được sử dụng nhiều nhất là để pha trà và pha màu thực phẩm. Loài hoa này chứa nhiều thành phần tốt cho sức khỏe đặc biệt là proanthocyanidin và anthocyanin. Công dụng cụ thể của hoa đậu biếc như sau:

1. Hỗ trợ cải thiện thị lực

Proanthocyanidin có trong hoa đậu biếc giúp cải thiện lưu thông máu, nhờ đó hỗ trợ lưu thông máu ở các mao mạch mắt giúp bảo vệ mắt và tăng thị lực.

2. Hỗ trợ an thần và giảm trầm cảm

Theo lý luận của của Ayurveda Ấn Độ và Trung Y, màu xanh của hoa đậu biếc giúp hỗ trợ an thần, giảm stress và giảm các triệu chứng trầm cảm. Điều này cũng tương tự như ở Nhật Bản, người ta hay dựng các cột đèn màu xanh ở các bến xe, tàu điện ngầm để người ta nhìn thấy và giảm bớt căng thẳng sau cả ngày làm việc mệt mỏi.

Hỗ trợ an thần và giảm trầm cảm

3. Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh tiểu đường

Thành phần trong hoa đậu biếc có tác dụng hỗ trợ tăng tiết insulin, từ đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu và hỗ trợ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

4. Hỗ trợ làm đẹp

Hợp chất anthocyanin có trong hoa đậu biếc giúp cơ thể tăng sản sinh lượng collagen nhờ đó da dẻ đàn hồi, mềm mịn và căng bóng hơn. Anthocyanin còn giúp ức chế quá trình chuyển hóa peroxy thành lipid, giúp ngăn tích tụ mỡ nên hỗ trợ giảm béo phì và duy trì vóc dáng thon thả.

Tác dụng cải thiện lưu thông máu của proanthocyanidin còn giúp nuôi dưỡng tốt da lông, giúp tóc đen mượt và hỗ trợ ngăn ngừa rụng tóc.

5. Tăng cường sức khỏe

Hoạt chất anthocyanin giúp bảo vệ hệ di truyền ADN và lipid peroxy và tăng cường sản xuất cytokine có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.

Tăng cường sức khỏe

6. Hỗ trợ kháng khuẩn

Thành phần cliotide có trong hoa đậu biếc có khả năng giúp cơ thể có sức đề kháng cao với các loại vi khuẩn đặc biệt với các loại khuẩn sau:

  • E. coli gây tiêu chảy hoặc nhiễm trùng đường ruột
  • K. pneumoniae gây nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau như phổi, máu, vết thương, vết mổ, viêm màng não,..
  • P. aeruginosa gây nhiễm khuẩn tiết niệu, đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm màng tim, nhiễm trùng máu,...

7. Hỗ trợ hoạt động hệ tim mạch

Các thành phần có trong hoa đậu biếc giúp bảo vệ thành mạch, hỗ trợ ngăn ngừa xơ cứng mạch máu, giảm hình thành khối máu tụ ở não. Do đó, nó giúp cải thiện sức khỏe và làm giảm thiểu nguy cơ tử vong do động mạch vành.

III. Những sai lầm làm phản tác dụng của hoa đậu biếc

Những thói quen và quan niệm sai lầm sẽ khiến cho tác dụng của hoa đậu biếc trở nên vô hiệu, thậm chí là còn gây hại cho sức khỏe con người.

1. Pha trà đậu biếc bằng nước sôi

Pha trà bằng nước sôi là thói quen chung của nhiều người thích uống trà. Riêng đối với hoa đậu biếc, chúng ta chỉ nên pha trà ở nhiệt độ khoảng 75oC, tức là để nguội khoảng 10 phút sau khi nước sôi. Nước sôi sẽ làm hỏng vị trà, chất lượng cũng như thành phần dinh dưỡng có trong hoa đậu biếc.

Pha trà đậu biếc bằng nước sôi

2. Sử dụng liều lượng quá nhiều

Với người có điều kiện sức khỏe bình thường và không thuộc 5 đối tượng không được sử dụng hoa đậu biếc bên dưới thì dùng quá nhiều hoa đậu biếc trong ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng bất lợi cho sức khỏe.

Mức độ sử dụng hoa đậu biếc mỗi ngày hợp lý là khoảng từ 5 - 10 bông cho mọi mục đích.

Sử dụng liều lượng quá nhiều

IV. 5 đối tượng không nên sử dụng hoa đậu biếc

Hoa đậu biếc được xem như là một loại thực phẩm giúp hỗ trợ cải thiện sức khỏe nhưng nó không phải là một loại dược phẩm toàn năng. 5 đối tượng sau đây cần hạn chế hoặc không nên sử dụng thực phẩm từ hoa đậu biếc.

1. Người đang bị bệnh huyết áp thấp, đường huyết thấp

Hoa đậu biếc có tính hàn dễ gây lạnh bụng nên không thích hợp với người có tiền sử bị bệnh huyết áp thấp, đường huyết thấp. Nếu dùng nhiều quá 5 bông mỗi ngày sẽ gây chóng mặt, choáng váng, buồn nôn.

hoa dau biec

2. Phụ nữ đang mang thai hoặc trong kỳ kinh

Thành phần anthocyanin gây ức chế ngưng kết tiểu cầu làm chậm đông máu, làm giãn cơ trơn mạch máu và thúc đẩy co bóp tử cung. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm với thai nhi và sức khỏe phụ nữ.

3. Người đang gặp vấn đề về khả năng đông máu

Anthocyanin làm chậm đông máu nên không nên dùng cho người có vấn đề về khả năng đông máu ở mọi cấp độ. Những người đang dùng thuốc chống máu khó đông cũng không nên uống vì sẽ làm mất đi tác dụng của thuốc.

4. Người cao tuổi và trẻ nhỏ

Người cao tuổi và nhất là những người có bệnh nền mãn tính nên cẩn thận khi sử dụng thực phẩm có anthocyanin như hoa đậu biếc. Trẻ nhỏ cũng vậy, cơ thể của nó còn non yếu và chưa hoàn chỉnh nên không phù hợp sử dụng hoa đậu biếc trong thực phẩm.

Người cao tuổi và trẻ nhỏ

5. Người đang điều trị bệnh hoặc chuẩn bị phẫu thuật

Thành phần trong hoa đậu biếc gây ảnh hưởng đến sự đông máu và tuần hoàn máu nên không nên sử dụng tùy tiện khi đang điều trị bệnh hoặc chuẩn bị phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật muốn sử dụng hoa đậu biếc phải có sự đồng ý của bác sĩ hoặc chuyên gia.

Hoa đậu biếc và các loại thực phẩm chế biến từ hoa đậu biếc quả thật có nhiều công dụng vô cùng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của hoa đậu biếc thật sự phát huy chỉ khi bạn biết cách sử dụng đúng đắn như nội dung bài viết đã nêu.

Bài viết nên đọc