GPA là gì? Cách tính GPA như thế nào?

Đối với những bạn du học sinh hay những bạn học sinh, sinh viên muốn xin học bổng thì chắc hẵn đã quá quen thuộc với cụm từ GPA. Bởi vì GPA là một tiêu chí vô cùng quan trọng để đánh giá học sinh trong quá trình xin học bổng. Vậy GPA là gì? Cách tính GPA như thế nào?

I. GPA là gì?

GPA là viết tắt của từ Grade Point Average, được hiểu là điểm trung bình tích lũy, điểm tích lũy hoặc điểm trung bình của một người trong quá trình học tập.

Điểm GPA cực kỳ quan trọng vì nó dùng để đánh giá năng lực học tập của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học tập, từ đó cho biết trình độ, khả năng của học sinh, sinh viên đến đâu.

Để được đi du học ở bất kì quốc gia nào, thì điều kiện cần là bạn phải cung cấp điểm GPA của mình trong suốt quá trình học tập tại Việt Nam. Và tuỳ theo mỗi quốc gia, trường học mà tiêu chí về mức điểm GPA sẽ khác nhau. Đại đa số tiêu chí tuyển sinh du học sinh đều yêu cầu mức điểm GPA phải trên 6.0.

II. Một số thuật ngữ liên quan đến GPA

1. Weighted GPA là gì?

Weighted GPA có nghĩa là điểm GPA có trọng số, xét theo độ khó của khóa học và thường được tính theo thang điểm từ 0 – 5.0.

2. GPA out of là gì?

GPA out of là thuật ngữ dùng để chỉ thang điểm GPA, theo sau cụm từ này là một con số đại diện cho mức điểm được quy ước. Ví dụ GPA out of 4 nghĩa là GPA được tính theo thang số 4 hoặc GPA out of 10 nghĩa là GPA được tính theo thang số 10.

3. CGPA là gì?

CGPA là viết tắt của Cumulative Grade Point Average, thuật ngữ này dùng để chỉ điểm trung bình tích lũy. Tại một số trường học ở bên nước ngoài, họ sẽ sử dụng cả hai loại điểm là GPA và điểm CGPA. Trong đó GPA là điểm trung bình của một học kỳ và CGPA là điểm trung bình tích lũy của toàn bộ khóa học.

4. CPA là gì?

CPA là thuật ngữ tương tự như CGPA cũng là để chỉ điểm trung bình tích luỹ. Theo quy định của một số tường đại học thì CPA được hiểu là điểm trung bình tích lũy còn GPA được hiểu là điểm trung bình của một học kỳ.

III. Thang điểm GPA

Hệ thống giáo dục bên Mỹ thì thang điểm GPA phổ biến nhất là thang điểm 4. Tuy nhiên thì tuỳ theo hệ thống giáo dục của từng quốc gia mà mỗi nơi có quy định một thang điểm khác nhau. 

Đa số cá nước phương Tây như Anh, Úc, Mỹ ... đều sử dụng thang điểm GPA bằng chữ (A, B, C, D, F) để đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Có một nước còn chia thang điểm ở các mức nhỏ hơn như A+, A, A-, ...

Đối với nước Việt Nam thì hệ thống giáo dục nước ta hiện đang sử dụng 3 thang điểm GPA phổ biến là thang điểm chữ, thang điểm 4, thang điểm 10.

1. Thang điểm 10

Ở nước Việt Nam ta thì thang điểm 10 thường được dùng để đánh giá kết quả học tập của các em học sinh ở cấp độ tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Cũng có một số trường đại học áp dụng thang điểm 10 này vào trong quy chế đào tạo, cho nên có thể nói đây là thang điểm phổ biến nhất ở Việt Nam.

Kết quả phân loại học sinh, sinh viên theo thang điểm 10 sẽ được đánh giá như sau:

  • Xuất sắc: 9 – 10
  • Giỏi: 8 – <9
  • Khá: 7 – <8
  • Trung bình khá: 6 – <7
  • Trung bình: 5 – <6
  • Yếu: 4 – <5 (không đạt)
  • Kém: Dưới 4 (không đạt)

2. Thang điểm chữ

Tại các trường cao đẳng, đại học đa số đều áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ và đánh giá kết quả học tập của sinh viên qua thang điểm chữ. 

Kết quả phân loại sinh viên theo thang điểm chữ sẽ được đánh giá như sau:

  • Điểm A: loại Giỏi
  • Điểm B+: loại Khá giỏi
  • B: loại Khá
  • C+: loại Trung bình khá
  • C: loại Trung bình
  • D+: loại Trung bình yếu
  • D: loại Yếu
  • F: loại Kém (không đạt)

3. Thang điểm 4

Thông thường các trường cao đẳng, đại học sẽ áp dụng phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho nên họ sẽ dùng thang điểm 4 để tính điểm GPA của học kỳ, năm học và điểm trung bình tích luỹ toàn khoá cho sinh viên.

Xếp loại học lực của sinh viên theo thang điểm 4 như sau: 

  • Xuất sắc: Điểm GPA từ 3.60 – 4.00
  • Giỏi: Điểm GPA từ 3.20 – 3.59
  • Khá: Điểm GPA từ 2.50 – 3.19
  • Trung bình: Điểm GPA từ 2.00 – 2.49
  • Yếu: Điểm GPA dưới 2.00

IV. Cách tính GPA

1. GPA bậc đại học

Đối với các trường cao đẳng, đại học thì cách tính điểm GPA sẽ giống như cách tính điểm của hệ thống giáo dục nước Mỹ. Tuy nhiên điểm trung bình môn ở các trường tại Viêt Nam thường gồm 10% điểm chuyên cần, 30% điểm giữa kỳ và 60% điểm cuối kỳ. Tỉ lệ này sẽ có sự thay đổi tùy theo từng môn học (ví dụ: 10%, 20%, 70%…).

Ta có công thức tính điểm GPA bậc cao đẳng, đại học như sau:

gpa bac dai hoc

2. GPA bậc THPT

Đối với các bạn đang có nhu cầu muốn đi du học khi còn học THPT thì nên lưu ý cách tính điểm GPA như sau: 

gpa thpt

Bài viết nên đọc