Đờn ca tài tử: Dấu ấn đặc trưng vùng Nam Bộ

Cùng với sự hình thành của vùng đất phương Nam, Đờn ca tài tử Nam Bộ đã ra đời và trở thành một trong những loại hình diễn xướng dân gian phát triển phổ biến và độc đáo nhất. Loại hình ca nhạc này gắn bó sâu sắc với đời sống lao động và tinh thần của cộng đồng dân cư Nam Bộ. Đồng thời trở thành tài nguyên tất yếu để các địa phương và doanh nghiệp lữ hành có thể phát triển trở thành sản phẩm du lịch vùng miền đặc thù.

I. Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ là gì?

Đờn ca tài tử là một loại hình nghệ thuật dân gian có tầm ảnh hưởng văn hóa rộng rãi tại các tỉnh thành Nam Bộ, đã được Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận khi đạt đủ các tiêu chí để trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

nghệ thuật Đờn ca tài tử

Theo các nhà nghiên cứu, Đờn ca tài tử xuất hiện vào cuối thế kỷ XIX, có nguồn gốc từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế. Sau đó, dòng nhạc này dần khẳng định được giá trị nghệ thuật độc đáo, không nhầm lẫn với bất cứ loại hình âm nhạc nào khác và quan trọng nhất là nó có sức sống mãnh liệt.

Đờn ca tài tử là gì

Tách nghĩa chữ “tài tử” trong Đờn ca tài tử dùng để chỉ người nghệ nhân giỏi về cổ nhạc, có biệt tài về đàn và ca, để phân biệt với những người nghiệp dư. Để đạt được trình độ “tài tử” đúng nghĩa của loại hình ca nhạc này, người nghệ sĩ phải trải qua quá trình luyện tập bền bỉ và không rập khuân nghệ thuật của mình theo một phong cách. 

Ngày nay mặc dù không được được thịnh hành như trước nhưng đây vẫn là loại hình nghệ thuật được nhiều người yêu thích và được trình diễn thường xuyên tại các khu vực phía nam Việt Nam.

II. Đặc điểm của Đờn ca tài tử 

1. Nhạc cụ

Nhạc cụ tham gia trình diễn Đờn ca tài tử Nam Bộ thường sử dụng nhiều nhất là: Đàn kìm, đàn tranh, đàn tỳ bà, đàn tam (độc huyền hay sến). Không bắt buộc nhưng người nghệ sĩ có thể sử dụng thêm ống sáo để thổi xen lẫn vào trong bài. 

Nhạc cụ

Ngày nay, nhạc cụ dùng để chơi dòng nhạc đờn ca tài tử còn có sự du nhập và phát triển hợp thời với sự kết hợp thêm hai nhạc cụ phương Tây là đàn guitar phím lõm và violin được lên dây quãng 4 để tăng sự nhấn nhá trong điệu đàn.

2. Trang phục

Nghệ thuật đờn ca tài tử không có trang phục biểu diễn riêng, các “tài tử” thường cũng không câu nệ về trang phục bởi loại hình văn hóa phi vật thể này mang đậm tính dân dã, gần gũi của những con người Nam Bộ. Ngoại trừ khi tham gia biểu diễn chuyên nghiệp hoặc phục vụ tại những nơi trang trọng như đình, chùa, họ mới mặc trang phục sân khấu là áo dài truyền thống.

3. Hình thức biểu diễn

Biểu diễn Đờn ca tài tử thường trình diễn theo nhóm nên khi trình bày một tác phẩm, các nhạc công sẽ biểu diễn dưới hình thức song tấu, tam tấu hoặc hòa tấu, thay vì độc tấu. Dàn nhạc thường quy tụ cùng một chỗ ngồi và biểu diễn với 5 nhạc cụ chính là Đàn tranh, Tỳ bà, Kìm, Đàn cò, cùng Đàn tam kết hợp thêm Sáo bảy lỗ, dựa trên khung bài bản cố định gọi là “lòng bản”. 

Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử Nam Bộ là sự kết hợp hoàn hảo giữa phần Đờn và phần Ca:

  • Phần Đờn có 05 nốt nhạc chính là hò, xự xang, xê cóng và nốt nhạc phụ gồm có phạn, tồn, là, oan.
  • Phần Ca là ca theo bài bản có sẵn, người viết chỉ dựa vào đó mà đặt lời ca sao cho phù hợp với âm nhạc.

II. Phân biệt Đờn ca tài tử và Cải lương

Sự khác biệt này thể hiện rất rõ qua các đặc điểm của từng loại nghệ thuật dân gian:

  • Đờn ca tài tử vốn được ra đời ngẫu hứng để phục vụ mục đích giải trí của con người nên mức độ thể hiện sự phóng túng của cá nhân nhiều hơn Cải Lương. Tuy không chịu bất kỳ khuôn phép gò bó nào nhưng Đờn ca tài tử vẫn thể hiện rất rõ khả năng chẻ nhịp nhả chữ của người ca.
  • Với Cải Lương, các vở diễn phải có tính không gian sân khấu mới có thể truyền tải hết thông điệp cốt truyện và bắt mắt khán thính giả. Cái tính phóng túng cá nhân của Đờn ca không thể áp dụng ở đây, người nghệ sĩ phải sáng tạo trong khuôn khổ khi hóa thân vào số phận, nắm bắt tâm lý của nhân vật, tình huống kịch đặt ra để thực hành.

phân biệt cải lương và Đờn ca tài tử

Đờn ca tài tử và Cải lương cho đến nay đều trụ vững trong dòng chảy âm nhạc dân ca, không bị những hình thức hát mới hoàn toàn thay thế. Không chỉ vậy, hai thể loại âm nhạc truyền thống này còn trở thành chỗ dựa vững chắc và là nguồn hỗ trợ cần thiết cho sự phát triển của nhau.
 

III. Báu vật vùng đất phương Nam đi cùng năm tháng

Mặc dù lịch sử xuất hiện đã khá lâu đời nhưng cho tới hiện tại, Đờn ca tài tử luôn khẳng định rõ vai trò không thể thiếu của mình trong đời sống xã hội người Việt. Quá trình thực hành Đờn ca tài tử đã góp phần tạo nên sự đa dạng của văn hóa Việt Nam, đồng thời trở thành loại hình sinh hoạt văn hóa gắn kết cộng đồng, là tấm gương phản chiếu trung thực và phù hợp với lối sống của người dân Nam bộ. Bởi vậy, thứ báu vật tinh thần này cần được bảo tồn và phát huy, nhằm góp phần tăng thêm sức mạnh văn hoá truyền thống của vùng Nam bộ nói riêng, văn hoá dân tộc Việt Nam nói chung.

Bài viết nên đọc