Sự thật ngỡ ngàng về dải Ngân hà không phải ai cũng biết

Dải Ngân hà - cụm từ không hề xa lạ với mọi người. Thế nhưng Bạn thực sự hiểu được dải Ngân hà là gì hay chưa? Phải chăng dải Ngân hà và Thiên hà là một? Các nhà khoa học trên thế giới đã khám phá ra nó và sự thật xung quanh dải Ngân hà như thế nào? Mọi thắc mắc của Bạn được giải đáp tất tần tật ngay dưới đây. Tiếc gì 30 giây cùng đi tìm câu trả lời.

I. Bạn đã biết gì về dải Ngân hà?

1. Dải Ngân hà là gì?

Dải Ngân hà còn được biết đến với tên gọi khác như Sông Ngân, Vân Hán, Thiên Hán, Thiên Hà hoặc Tinh Hà. Tên gọi này đều xuất phát từ tiếng Hán.

Dải Ngân hà

Ngân hà thực chất đây là thiên hà (tiếng anh là Galaxy) xoắn ốc chặn ngang. Bao gồm hệ Mặt Trời nằm trong đó với khoảng 100-400 tỉ ngôi sao cùng hơn 100 tỉ hành tinh khác nhau. Việc xác định con số chính xác cực khó bởi có rất nhiều ngôi sao có khối lượng nhỏ. Hơn nữa, chúng tập trung chủ yếu ở trung tâm Ngân hà và trải dần ra ngoài rìa mà không theo quy tắc nào hết. Nhiều ngôi sao còn cách Mặt Trời đến 300 năm ánh sáng làm cho việc xác định còn khó khăn hơn.

Ngân hà là một dải ánh sáng huyền ảo bắt nguồn từ sao Tiên Hậu (phía Bắc) đến sao Nam Thập Tự (phía Nam). Trung tâm của Ngân hà sáng rõ nhất ở chòm sao Nhân Mã - Sagittarius.

2. Nguồn gốc về dải Ngân hà

Bạn có tự thắc mắc tại sao Ngân hà gọi là Milky Way. Truyền thuyết kể lại rằng, thần Zeus đã bế Hercules - con trai của mình bú trộm sữa của Hera để bất tử. Thế nhưng nữ thần chợt tỉnh dậy và làm văng tung toé dòng sữa lên bầu trời. Kể từ đó dải Ngân hà được hình thành với tên Milky Way.

Nguồn gốc về dải Ngân hà

Còn lý giải khác xuất phát từ Trung Quốc. Người xưa kể rằng vào đêm trời quang mây tạnh, khi ngước lên bầu trời nhìn thấy dải màu trắng gồm hàng loạt ngôi sao nối đuôi nhau tạo thành. Người Trung Hoa liên tưởng đến dòng sông bắt ngang trên trời và gọi tên là Ngân hà. 

Với sự tưởng tượng độc đáo đó, Ngân hà được đi vào thơ ca của nhiều tác giả nổi tiếng:

Cha là một dải Ngân hà
Con là giọt nước sinh ra từ nguồn

Hoặc

Một dải Ngân hà xa tít tắp
Hỏi bầy Ô Thước bắc cầu chưa.

3. Sự hình thành của Ngân hà

Vũ trụ thời kỳ sơ khai chỉ là các đám khí gas Heli và Hydro trôi lơ lửng. Sau đó chúng bắt đầu liên kết với nhau để tạo thành các vùng cô đặc. Các phản ứng hạt nhân xảy ra đã hình thành nên các ngôi sao. Nhiều ngôi sao liên kết với nhau tạo thành vùng khí cô đặc hơn nữa.

dải ngân Hà hình thành như thế nào

Vùng khí cô đặc do ngôi sao tạo ra hấp dẫn nhau tạo nên Quần thể tinh cầu cổ xưa nhất trong vũ trụ. Từ ngôi sao đầu tiên, chỉ sau vài tỷ năm, khối lượng của nó lớn mạnh hơn và tự quay quanh.

Song song với việc hình thành sao mới thì sao già dần chết đi và dẫn đến vụ nổ siêu tân tinh. Những vụ nổ này tạo ra lượng vật chất hết sức dồi dào hoàn quyện đám khí gas ban đầu.

Những ngôi sao trẻ hơn với thành phần là nguyên tố nặng hơn xuất hiện. Quá trình này diễn ra liên tục không ngừng nghỉ cho đến ngày nay. Từ đó Trái Đất và hành tinh khác được tạo nên.

các ngôi sao dải ngân hà

Khối lượng tăng lên kết hợp cùng việc tự quay quanh trục khiến cho hình dạng của khối cầu thay đổi. Lượng vật chất trong Ngân hà chủ yếu đến từ thiên hà khác. Tuy nhiên nghiên cứu khoa học mới nhất chỉ ra tốc độ sao mới trong Ngân hà được sản sinh ra ngày càng thấp. Bởi môi trường khí gas đang gần cạn kiệt. Ước tính khoảng 5 tỉ nữa, quá trình sản sinh sao mới dừng hẳn.

4. Đặc điểm của dải Ngân hà

  • Là thiên hà lớn thứ hai ở nhóm Địa phương với đường kính ước lượng khoảng 100.000 đến 180.000 năm ánh sáng. So sánh ví von nếu Hệ Mặt Trời là một đồng xu thì Ngân hà là một lục địa lớn.
  • Trung tâm Ngân hà được phình rộng ra và chúng được bao quanh bởi 2 cánh tay xoắn ốc nhỏ Orion (chứa Hệ Mặt Trời) và 2 cánh tay xoăn ốc lớn Perseus và Sagittarius.
  • Chưa thể kết luận chính xác khối lượng của Ngân hà. Tuy nhiên Ngân hà chủ yếu là vật chất tối đầy bí ẩn đi cùng ngôi sao và đám gas vũ trụ.
  • Khoảng cách trung tâm Ngân hà đến Mặt Trời khoảng 27.700 năm ánh sáng.
  • Tâm của dài Ngân hà là Sagittarius A* - đây là lỗ đên siêu nặng với khối lượng gấp khoảng 4 triệu lần so với Mặt trời.
  • Ngân hà luôn xoay quanh lõi của mình với tốc độ khoảng 600km/s. Những cánh tay xoắn ốc của Ngân hà cũng không ngừng di chuyển nên có thể nói, tất cả hành tinh đều di chuyển.
  • Ngân hà chứa nhiều ngôi sao cổ đại nhất của vũ trụ với tuổi đời tương tự sau vụ nổ Big Bang.
  • Dựa trên việc so sánh hàm lượng phóng xạ nặng, nhà khoa học dự đoán dải Ngân hà có độ tuổi khoảng 13.600 ± 800 triệu năm.

đặc điểm dải ngân hà

5. Phân biệt dải Ngân hà và Thiên hà

Ngân hà và Thiên hà là những khái niệm quen thuộc trong giới khoa học và nhiều người nhầm tưởng, chúng là một. Sai lầm! 

Thiên hà là một hệ thống cực lớn gồm thiên thể và vật chất kết nối với nhau thông qua lực hấp dẫn. Vũ trụ bao la có hàng trăm triệu thiên hà khác nhau và chưa được thống kê hết. Dải Ngân hà thực chất chỉ là tên của một Thiên hà cụ thể. Gần dải Ngân hà còn có thiên hà Tiên Nữ với khoảng cách 2.5 triệu ánh sáng. Nhà thiên văn học Edwin Hubble phát hiện được dải Ngân hà độc lập Andromeda chứa tinh cầu Trái Đất vào năm 1924.

Thien Ha va Ngan Ha

Về hình dạng của Ngân hà và Thiên hà cũng hoàn toàn khác nhau. Dải Ngân hà được xác định xoắn ốc trong khi Thiên hà có thể tồn tại ở dạng khác như dị thường, elip. Thiên hà vẫn là bí ẩn đang chờ đợi các nhà khoa học tiếp tục khám phá.

II. Vị trí của Hệ Mặt trời nằm trong dải Ngân hà

Hệ Mặt trời của chúng ta thuộc vùng định cư của sông Ngân và thuộc rìa của nhánh Lạp Hộ. Tính từ tâm của Ngân hà, Hệ Mặt trời cách khoảng 26,4 ± 1,0 nghìn năm ánh sáng (tương ứng với 8,09 ± 0,31 kpc).

Một năm thiên hà được tính một chu kỳ quay của Mặt Trời quanh quỹ đạo của Ngân Hà, tương ứng khoảng 240 triệu năm. Tính đến nay, Mặt trời đã quay được khoảng 18-20 vòng quỹ đạo và chỉ 1/1250 vòng từ khi loài ngoài xuất hiện.

dải ngân hà

Tốc độ quay của Hệ Mặt trời rơi vào khoảng 220km/s ứng với 0.073% tốc độ ánh sáng. Theo tính toán, Mặt Trời phải mất đến 1400 năm mới di chuyển được 1 năm ánh sáng.

Giờ thì, Bạn đã nắm vững được kiến thức về dải Ngân hà của chúng ta đúng không nào? Bạn còn thắc mắc gì về nó, cùng để lại bình luận bên dưới nào.

Bài viết nên đọc