Tất tần tật về cúng rằm tháng Giêng đúng chuẩn nhất

Đối với người Việt Nam, rằm tháng Giêng là một trong những ngày lễ lớn và quan trọng bậc nhất trong năm. Những hoạt động diễn ra chủ yếu vào ngày này là đi chùa cầu an và cúng rằm tháng Giêng. Trong đó, cúng rằm tháng Giêng là nghi lễ khiến nhiều người bâng khuâng không biết làm thế nào cho đúng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một vài khía cạnh trong khi lễ cúng rằm tháng Giêng bạn nhé!

I. Một vài đặc điểm của mâm cỗ cúng rằm tháng Giêng bạn nên biết

Nhìn chung, mâm cúng vào rằm tháng Giêng cũng khá tương đồng khi so với mâm cúng vào dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, khi cúng rằm tháng Giêng, gia đình không nhất thiết phải chuẩn bị đủ đầy như dịp Tết Nguyên Đán mà hoàn toàn có thể căn cứ vào tình hình tài chính của gia chủ mà chuẩn bị tương ứng, chủ yếu chính là sự thành tâm, nghiêm túc.

cung ram thang gieng

1. Chuẩn bị mâm cỗ cúng Phật

Một mâm lễ cúng Phật thường sẽ có các món như hoa quả, xôi, đậu, canh và rau xào. Ngày nay, nhiều người còn thêm một đĩa chè trôi nước vào mâm cúng Phật. Chè trôi nước tượng trưng cho mong muốn một năm suôn sẻ và tràn đầy hạnh phúc. Đặc biệt mâm cúng Phật phải có nhiều màu sắc tượng trưng cho ngũ hành, đây cũng là nét đặc trưng trong mâm cúng Phật.

cung mam co phat

2. Chuẩn bị mâm cỗ cúng gia Tiên

Ngoài mâm cúng Phật, gia đình còn phải chuẩn bị thêm một mâm để cúng gia tiên. Mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm thường là mâm cỗ mặn, gồm 4 bát và 6 đĩa (có thể nhiều hơn tùy vào gia chủ):

  • 4 bát: Bát miến, bát ninh măng, bát bóng và cuối cùng là bát mọc.
  • 6 dĩa: Phần 6 dĩa sẽ có 1 dĩa thịt gà (hoặc lợn), giò (hoặc chả), nem thính (có thể đổi thành dĩa xào), xôi (bánh chưng), và cuối cùng là bát nước chấm.

cung gia tien

Ngoài ra, theo phong tục truyền thống, người Việt thường chọn cúng rằm vào 10 giờ trưa trở đi. Nhưng hiện nay, do bận công việc nên nhiều gia đình sẽ hoãn giờ cúng đến chiều tối. Trên thực tế, dù là loại lễ nào, lễ vật nhiều hay ít thì sự thành tâm là yếu tố quan trọng nhất, đó là điều cốt lõi cho ước nguyện của gia chủ được chứng giám.

II. Rằm tháng Giêng cúng vào ngày nào?

Tết Nguyên Tiêu đã đến cận kề, vậy nên câu hỏi có nên cúng Rằm tháng Giêng đúng ngày hay là cúng trước hay không là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Tết Nguyên Tiêu - rằm tháng Giêng của năm nay sẽ rơi vào ngày Chủ nhật, 5/2 theo lịch dương.

tet nguyen tieu

Theo phong tục, lễ cúng rằm tháng Giêng thường được tổ chức vào ngày rằm (tức là ngày 15 tháng Giêng âm lịch) vào giờ Ngọ (tức là từ 11 giờ đến 13 giờ). Hiện nay, hầu hết các gia đình đều sẽ cúng vào ngày này, còn về giờ giấc  thì sẽ linh hoạt tùy theo mỗi gia đình. Những gia đình bận rộn có thể sắp xếp cúng từ ngày 13, 14 trước rằm, thậm chí có nhà cúng cả những ngày 11, 12.

Tuy nhiên, Tết Nguyên Đán năm nay rơi vào cuối tuần, vì vậy tốt nhất là bạn nên cúng rằm tháng Giêng vào ngày Chủ Nhật hoặc ngày trước đó - tức thứ Bảy. 

III. Ý nghĩa của rằm tháng Giêng trong cuộc sống

Ý nghĩa trong thực tế của lễ rằm tháng Giêng được lưu truyền rộng rãi trong đời sống tinh thần  của người Việt.. Tết Nguyên Tiêu là đêm rằm đầu tiên của năm mới. Từ tên gọi, ta có thể thấy "Nguyên" mang nghĩa đầu tiên, còn "Tiêu" mang nghĩa ban đêm. Ngoài ra, Tết Nguyên Tiêu còn được gọi là Tết Thượng Nguyên để phân biệt dễ dàng hơn với 2 dịp rằm lớn khác của nước ta  là Tết Trung Nguyên (tức rằm tháng Bảy) và Tết Hạ Nguyên (tức rằm tháng Mười).

y nghia ram thang gieng

Ngày rằm cũng là một lễ hội quan trọng trong Phật giáo, nhiều người quan niệm rằng, cúng cả năm trời cũng không bằng cúng vào ngày rằm. Nguyên nhân là do theo tâm linh, ngày rằm là ngày linh thiêng nhất, mọi mong cầu sẽ dễ được chứng giám nhất. Vào ngày này, nhiều gia đình sẽ cùng nhau đi lễ chùa, lễ Phật và tổ tiên nhằm cầu một năm đầy bình an, may mắn và đủ đầy.

IV. Nên lưu ý gì vào ngày Tết Nguyên Tiêu?

Rằm tháng Giêng là ngày rằm lớn nhất trong năm nên khi chuẩn bị mâm cúng cần hết sức lưu ý để không mắc sai lầm. Bên cạnh lưu ý không dùng hoa quả giả, đầu lợn, món chay giả mặn để cúng rằm thì trong ngày rằm tháng Giêng, người ta còn kiêng kỵ những điều sau:

  • Để thùng gạo rỗng: Người xưa quan niệm rằng đầu năm nếu dùng không hết đáy thùng gạo ở nhà thì cả năm sẽ đói kém.
  • Tránh câu cá: Dân gian quan niệm rằng, câu cá vào ngày rằm dễ mang lại điều xui xẻo.
  • Tránh chửi thề: Nếu vào ngày rằm mà chửi thề thì sẽ mang đến nhiều điều không hay.

Trên đây là toàn bộ thông tin sẽ giúp bạn chuẩn bị chu đáo, kỹ càng hơn cho dịp cúng rằm tháng Giêng năm nay. Hy vọng bài viết này đã giúp ích cho bạn, chúc bạn sẽ mang về thật nhiều may mắn trong dịp Tết Nguyên Tiêu này.

Công cụ hữu ích